Bài viết số 1 lớp 9 bao gồm các đề văn thuyết minh: thuyết minh về cây lúa, thuyết minh về một loài vật nuôi, thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích lịch sử ở quê em. Bộ tài liệu dưới đây gồm các bài văn mẫu của bài viết số 1 cùng dàn ý chúng tôi sẽ giúp các em học sinh thêm ý tưởng, biết các diễn đạt bài viết của mình một cách trôi chảy để hoàn thiện bải viết văn số 1 lớp 9. Các em hãy cùng tham khảo ngay sau đây nhé.
Bài viết số 1 lớp 9 đề số 1: thuyết minh về cây lúa
Cây lúa là biểu tượng của nền văn minh lúa nước của nước ta
Giới thiệu dàn ý thuyết minh về cây lúa
Mở bài: giới thiệu về cây lúa, nước ta là một nước nông nghiệp và cây lúa là biểu tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Cây lúa được trồng ở khắp các miền quê trên đất nước. Mỗi người Việt luôn cảm thấy tự hào vì nên văn minh lúa nước.
Thân bài:
- Tả chi tiết cây lúa
- Nói về những lợi ích của việc trồng lúa mang đến cho con người
- Thành tựu của nước ta về lúa
Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây lúa và việc trồng lúa
Bài làm
Nước Việt Nam chúng ta là một nước thuần nông, hầu hết ở khắp các miền quê đều trồng cây lúa, từ miền núi cao nguyên đến vùng đồng bằng sông nước. Cây lúa trở thành biểu tượng của nghề nông và là biểu tượng nền văn minh của đất nước hay còn gọi là văn minh lúa nước. Việt Nam ngày càng phát triển hơn dựa trên nên văn minh lúa nước này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy những cánh đồng lúa bao la bát ngát thẳng cách cò bay. Cây lúa trĩu hạt chứa đụng bao nhiêu nỗi vất vả, bao giọt mổ hôi và nước mắt củ người nông dân. Cây lúa là biểu tượng của sự trù phú, là người bạn của chúng ta, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cây lúa như thế nào.
Cây lúa là một loài cây thuộc thân thảo, cây lúa khá mềm, trên thân cây chia thành những lóng dài và nối với nhau bằng một đoạn ngắn gọi là mắt. Bao bên ngoài thân lúa là một phần cuống của lá lúa. Lá lúa dài, nhọn ở phần đầu và đâm thẳng lên phía trên, bề mặt lá lúa thường khá nhám và sắc. khi còn là cây mạ đến khi thành cây lúa, rồi trổ bông cây và lá lúa đều màu xanh như khi lúa chín thì dần chuyển thành màu vàng. Hoa lúa cũng chính là quả lúa mà chúng ta quen gọi là hạt lúa, hạt lúa kết thành chùm mọc ra ở đầu ngọn, các hạt lúa bên ngoài là lớp vỏ, bên trong chưa hạt gạo là tinh bột cô đặc lại. Khi lúa chín những hạt lúa chuyển thành màu vàng, hạt căng tròn cũng là lúc thu hoạch về. Cây lúa từ khi giaeo trồng đến khi thu hoạch phải trải qua nhiều công đoạn, đầu tiên là cấy mạ, chăm sóc phân bón, lớn lên chút nữa phải nhổ cỏ, canh nước, trừ sâu. Trải qua bao nhiêu công chăm sóc đến ngày thu hoạch nhưng để có được những hạt gạo trắng ngần lại phải tiếp tục qua nhiều công đoạn khác nữa. Phải phơi lúa thật khô, ngày xưa chưa có máy sát lúa mọi người phải dùng chày giã cho bung lớp vỏ bên ngoài, bây giờ cuộc sống hiện đại hơn chỉ cần cho vào máy sát lúa là sẽ cho ra những hạt gạo rất nhanh chóng. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới. Nhờ cây lúa mà đời sống mới khấm khá, ấm no hơn, nhờ trồng lúa mà các gia đình có tiền trang trải sinh hoạt và cho các con ăn học. Trồng lúa không chỉ là kế sinh nhai mà là truyền thống của dân tộc, muốn nhắc nhở con cháu đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính với cha ông tổ tiên.
Hiện nay công nghiệp hóa ngày càng phát triển, nganh nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa không còn là lựa chọn nhiều người nhưng những giá trị cốt lõi của truyền thống, của văn hóa, kinh tế từ lâu đến nay đều bắt nguồn từ cây lúa là điều mà không ai có thể chối cãi.
Bài viết số 1 lớp 9 đề số 2: thuyết minh về một con vật nuôi
Gà là vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình
Giới thiệu dàn ý bài thuyết minh một con vật nuôi
Mở bài: giới thiệu con vật mà em định thuyết minh, tình cảm của em với con vật đó như thế nào.
Thân bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc
- Tả chi tiết hình dáng con vật
- Đặc tính của con vật
- Trong đời sống hàng ngày con vật đó có ý nghĩa như thế nào
Kết bài: khẳng định lại tình cảm, vai trò của vật nuôi đó với em và gia đình
Bài làm
Con người và các loài động vật vốn có mối quan hệ rất thân thiết đặc biệt là những loài vật nuôi trong gia đình, chúng không chỉ là vật nuôi mà còn là bạn, là người thân. Các loài vật thường nuôi trong gia đình phải kể đến gà, chó, mèo, trâu, bò, lợn…Với riêng em em thích nhất là những chú gà được nuôi trong vườn.
Gà là loại động vật thuộc họ chim, vốn là một loại chim hoang dã nhưng đã được thuần hóa thành loài động vật có tập tính và hình dạng như bây giờ từ cách đây hàng nghìn năm. Gà có nhiều giống khác nhau, chỉ riêng ở Việt Nam đã có rất nhiều loại như gà ri, gà tre, hà tam hoàng, hà công nghiệp, gà ta…Mỗi loài gà lại có những đặc điểm phân biệt riêng mà những ai nếu không hiểu biết về các loại gà khó có thể phân biệt được. Các giống gà có đặc điểm khác nhau là một chuyện nhưng trong cùng một giống giữa gà trống và gà mái cũng khác nhau về đặc điểm, gà trống thường có bộ lông sặc sỡ hơn, chiếc cổ cao với lớp lông nhọn bao ở ngoài, đuôi của chúng cong, có mào đỏ trên đầu và có cựa ở chân. Gà mái thường có bộ lông kém sặc sỡ hơn, không có cựa ở chân, thân hình nhỏ hơn và nhiều lông tơ hơn. Đa số loài gà không biết bay mà chỉ có một số loài gà có thể bay một đoạn nhỏ như gà tre hay gà rừng. Tập tính thường thấy của loài gà là chúng sống theo bầy, nếu trong đàn có nhiều con trống chúng sẽ đánh nhau tranh giành đia vị và ưu thế, gà đầu đàn cũng có quyền chọn gà mái cho mình. Tập tính của gà còn phải kể đến thói quen gáy vào buổi sáng giúp con người nắm rõ thời gian, gà mái thường chỉ cục tác khi mới đẻ trứng xong hoặc khi gọi con. Đối với con người gà có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế, chúng sẽ cung cấp trứng, thịt, nếu nuôi gà đến ngày xuất bán chúng sẽ mang lại một khoản kinh tế để trang trải chi phí sinh hoạt. Hiện nay rất nhiều gia đình làm nghề chăn nuôi gà. Về phương diện văn hóa, gà cũng là loài vật có ý nghĩa, chúng là 1 trong 12 con giáp trong văn hóa dân gian Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung. Hình ảnh loài gà được nhắc đến nhiều trong ca dao tục ngữ như “cõng rắn cắn gà nhà”, “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”…gà cũng là loài vật trong bức tranh dân gan Đông Hồ…
Tóm lại, là là loài động vật gần gũi với con người, chúng không chỉ là vật nuôi mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Em rất thích loài gà, nhìn chúng thân thiện, dễ mến, là người bạn đáng quý đối với em.
Bài viết số 1 lớp 9 đề số 3: thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích, lịch sử ở quê em
Công trình di sản văn hóa Thành Nhà Hồ
Giới thiệu dàn ý bài thuyết minh
Mở bài: giới thiệu di tích lịch sử mà em định thuyết minh
Thân bài:
- Giới thiệu những thông tin về di tích đó: địa điểm, tên gọi, diện tích,…
- Đặc điểm nổi bật của công trình đó
- Ý nghĩa của di tích lịch sử đó đối với văn hóa Việt Nam
Kết bài: nêu nhận xét của em về di tích lịch sử đó
Bài làm
Việt nam là một nước giàu truyền thống văn hóa, những công trình di tích lịch sử là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Di tích là một phần lịch sử của dân tộc, có quá khứ chúng ta mới có hiện tại và tương lai, do vậy trách nhiệm của chúng ta là phải gìn giữ lại cho những thế hệ kế tiếp. Ở quê của em có một di tích lịch sử được công nhận di sản văn hóa thế giới đó là di tích Thành Nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ hiện nay thuộc địa phận của 2 xã là xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành được xây dựng năm 1397 và được xây dựng bởi Hồ Quý Ly, Thành Nhà Hồ cỏn có một tên gọi khác là An Tôn, thành Tây Giai, Tây Đô. Năm 1400 sau Hồ Quý Ly lên ngôi thay cho Trần Thuận Tông thì Thành Hà Hồ chính thức trở thành kinh đô mới, tuy vậy triều đại này cũng chỉ kéo dài được 7 năm. Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011 bởi những giá trị độc đáo trong kiến trúc, văn hóa, lịch sử của công trình này đối với nhân loại. Trong những tiêu chí đánh giá để xếp hạng di sản văn hóa thế giới ngoài tiêu chí “thể hiện giá trị nhân văn quan trọng và sự ảnh hưởng qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay một khu vực” thì tiêu chí quan trọng hơn đó là “trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình, một quàn thể kiến trúc, kỹ thuật minh họa được giá trị trong lịch sử nhân loại”. Quả thật, kỹ thuật xây dựng của Thành Nhà Hồ với các khối đá được cho là công trình duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Các khối đá được đục đẽo vuông vức, nhắn mịn, kỹ thuật xếp các khối đan xen nhau, không cần chất kết dính nhưng vẫn đứng vững qua nhiều biến động đến ngày nay. Đặc biệt kỹ thuật đục đẽo đá và xếp chồng các khối đá hoàn toàn thủ công bằng trí óc và bàn tay con người. Có những khối đá nặng 20 tấn, cao đến hơn 6m, bằng đá vôi màu xanh, có chỗ còn đục đẽo hoa văn rất tinh xảo.
Trải qua thời gian và những tác động của lịch sử, chiến tranh, bom đạn đã phá hủy hầu hết các công trình kiến trúc bên trong chỉ còn lại những bức tường thành bao quanh bên ngoài. Hiện nay các nhà khảo cổ học đang dày công khai quật, tái dựng lại công trình để thế hệ sau như chúng em có cơ hội được biết thêm về công trình di sản có ý nghĩa rất lớn về văn hóa này.
Hiện nay rất nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng nét độc đáo trong kiến trúc và văn hóa của di sản Thành Nhà Hồ. Nhắc nhở thể hệ chúng em về lòng tự hào, trách nhiệm gìn giữ nét đẹp này đến đời sau.
Trên đây là bài văn viết số 1 lớp 9 bao gồm các bài văn mẫu và dàn ý hy vọng sẽ giúp các em củng cố kiến thức ngữ văn của mình, chúc các em luôn học tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp.
Đọc nguyên bài viết tại : Top 3 bài tập làm văn số 1 lớp 9 hay nhất
by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét