KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị của y thì y được gọi là hàm số của x còn x được gọi là biến số.
Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức.
Giá trị của f(x) tại x0 kí hiệu là f(x0)
Đồ thị hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm M (x;y) trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho x, y thỏa mãn hệ thức y = f(x)
Hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến. Cho hàm số y = f(x):
- Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R
- Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R
ĐỊNH NGHĨA HÀM SỐ BẬC NHẤT Y = AX + B
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là những số cho trước và a ≠ 0.
Đặc biệt, khi b = 0 thì hàm số bậc nhất trở thành hàm số y = ax, biểu thị tương quan tỉ lệ thuận giữa y và x
TÍNH CHẤT HÀM SỐ BẬC NHẤT
Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x thuộc R và có tính chất sau:
- Đồng biến trên R khi a > 0
Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến trong khoảng nào đó nếu với mọi x1 và x2 trong khoảng đó sao cho x1 < x2 thì f(x1 ) < f(x2 )
- b) Nghịch biến trên R khi a < 0.
Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến trong khoảng nào đó nếu với mọi x1 và x2 trong khoảng đó sao cho x1 < x2 thì f(x1 ) > f(x2 )
Bảng biến thiên:
[caption id="attachment_2884" align="alignnone" width="679"] Bảng biến thiên[/caption]
CÁCH VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ BẬC NHẤT Y = AX + B
Trường hợp 1: Khi b=0
Ta cần xác định hai điểm phân biệt bất kì thuộc đồ thị.
- Bước 1: Cho x=0=>y=b. Ta được điểm P(0;b)∈Oy.
Cho y=0=>x=−ba. Ta được Q(−ba;0)∈0x.
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P và Q, ta được đồ thị của hàm số y=ax+b.
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Đọc nguyên bài viết tại : HÀM SỐ BẬC NHẤT
by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét