Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Giải thích câu nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người – Văn mẫu lớp 7

Từ xưa đến nay sách là phương tiện học tập giúp con người khám phá và học hỏi nhiều điều mới lạ. Sách là kho tàng kiến thức quý giá của nhân loại, đọc sách không chỉ mở mang kiến thức mà còn tu dưỡng nhân cách. Vậy nên có câu “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Để hiểu câu nói trên và viết ra ý hiểu của các em thành bài văn hoàn chỉnh chúng tôi giới thiệu tài liệu gồm dàn ý và các bài văn mẫu giải thích câu nói trên, mời các em học sinh và các bạn cùng tham khảo nhé.

Giới thiệu dàn ý bài văn giải thích câu nói “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

giai-thich-cau-noi-sach-la-ngon-den-sang-bat-diet-cua-tri-tue-con-nguoi-van-mau-lop-7-1

Sách là kho tàng tri thức của nhân loại

Mở bài:

Nêu khái quát vai trò và lợi ích của sách đối với con người từ đó dẫn đến câu nói “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

Thân bài:

  • Giải thích cặn kẽ về vài trò của sách đối với con người

+ sách giúp mọi người hiểu biết hơn về mọi mặt của đời sống, nâng cao nhận thức của con người.

+ giải đáp những thắc mắc, tò mò về những vấn đề của đời sống như thế giới tự nhiên, về con người, về các hoạt động sản xuất

+ chắp cánh cho những ước mơ trở thanh hiện thực

+ sách còn mang giá trị tinh thần rất lớn: là người bạn, người tri kỷ, giúp ta nhận ra những điều hay, điều tốt đẹp trong cuộc sống, giúp tâm hồn thêm đồng điệu với nhau hơn, giúp cho đời sống tinh thần thêm phong phú hơn…

  • Lấy hình ảnh ngọn đèn sáng giúp cho con người đi đúng hướng, phân biệt rõ phương hướng để đi để nói lên lợi ích cả việc đọc sách cũng như vậy. Việc đọc sách giúp con người hiểu biết mọi thứ, hiểu hơn về quá khứ đến hiện tại và tương lai từ đó có cái nhìn đúng đắn, đi đúng hướng để đạt được thành công của mình.
  • Bình luận về thái độ đọc sách và cách chọn sách

+ đọc sách nên tập trung, thái độ đọc sách quyết định đến thành quả lĩnh hội của bản thân. Việc chọn sách cũng rất quan trọng, những quyển sách hay mang đến nhiều giá trị hơn.

Kết bài:

khẳng định lại lợi ích khi đọc sách và áp dụng gì cho bản thân mình.

Bài văn giải thích câu nói “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ nhân loại” mẫu số 1

giai-thich-cau-noi-sach-la-ngon-den-sang-bat-diet-cua-tri-tue-con-nguoi-van-mau-lop-7-2

Sách chứa đựng cả thế giới kỳ diệu mở rộng trí tuệ và tâm hồn chúng ta

Thời đại công nghệ số phát triển con người có nhiều phương tiện để học hỏi hơn nhưng sách vẫn luôn là một trong những công cụ giúp con người chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất. Không chỉ là công cụ học tập, sách còn là người bạn tâm giao, dẫn đường chỉ lối cho trí tuệ và nhân cách của ta. Vậy nên mới có câu “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của  trí tuệ con người”.

Trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại không thể không nhắc đến kho tàng kiến thức rộng lớn đó là những cuốn sách. Vậy sách là gì? Sách chính là sản phẩm của trí tuệ con người, tất cả những kinh nghiệm quý báu của mọi mặt trong đời sống từ khoa học, xã hội, thiên nhiên, con người, từ kiến thức chuyên môn hàn lâm đến những kiến thức căn bản, từ tâm tư tình cảm đến kinh nghiệm kinh doanh cá nhân…đều được tích lũy, tổng hợp và ghi chép lại thành những quyển sách giúp cho không chỉ một người mà cùng lúc nhiều người tiếp cận thông tin, không chỉ lưu hành thời hiện tại mà lưu truyền lại cho những thế hệ kế tiếp. Khi đọc sách chúng ta được mở mang đầu óc, lĩnh hội những điều mới mẻ mà ta không cần phải trải qua, ta chỉ cần tiếp nhận mà thôi. Người xưa đã rất thâm thúy khi nói “sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, lấy hình ảnh ngọn đèn bất diệt để so sánh với những giá trị mà sách mang đến cho con người. Ngọn đèn soi sáng cho chúng ta biết đường đi và luôn đi đúng hướng để đến đích được nhanh nhất. Đọc sách giúp chúng ta hiểu biết hơn, dự đoán được xu thế xảy ra của dòng chảy của xã hội từ đó điều chỉnh bản thân cho phù hợp với xu thế. Mặt khác những quyển sách về đạo đức, văn học nuôi dưỡng tâm hồn ta, hướng chúng ta đến những giá trị chân, thiện, mĩ đích thực, sách an ủi những tâm hồn yếu đuối cần che chở, khích lệ những ai đang đau khổ, là người bạn tâm giao của tất cả mọi người.

Hiểu được những giá trị đích thực của sách như  vậy thì chắc chắn ai cũng có trí tuệ và tâm hồn rất rộng mở. Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên đọc, có một số những loại sách làm mai một trí tuệ người đọc, bôi đen lên tâm hồn, khiến người đọc lọt hố sâu của cái xấu và lòng tham, đó là những quyển sách tuyên truyền nhảm nhí, nội dung dung tục, đề cao lối sống thực dụng, ích kỷ. Tất cả chúng ta cần có thái độ đúng đắn để loại bỏ những quyển sách như vậy ra khỏi đời sống, để chúng không bị lẫn tạp vào những quyển sách có giá trị đích thực. Hiện nay “văn hóa đọc” đang ngày càng mai một, mọi người thường thích đọc những mẩu tin ngắn, tin nhanh mang tính giật gân trên thiết bị điện tử hơn là vùi mình vào sách, điều này  không chỉ khiến cho sách ngày càng bị lãng quên mà tâm hồn và trí tuệ của con người trong xã hội hiện đại ngày nay cũng thường bị giới hạn hơn, ta đang chứng kiến thế hệ những con người sống vội vàng, đề cao cái tôi của bản thân hơn, sống ích kỷ hơn, khó rung cảm hơn.

Có thể thấy lợi ích của sách đối với con người là rất lớn, mỗi người trong thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần có cái nhìn đúng đắn hơn, cố gắng sức mình hơn để khôi phục lại “văn hóa đọc”, để những quyển sách luôn được sống đúng với trách nhiệm và vai trò vốn có của nó với con người.

Bài văn giải thích câu “sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người” mẫu số 2

giai-thich-cau-noi-sach-la-ngon-den-sang-bat-diet-cua-tri-tue-con-nguoi-van-mau-lop-7-3

Hình thành thói quen đọc sách cũng là cách chúng ta rèn luyện nhân cách mình

Đã từ lâu sách được coi là kho tàng trí thức của toàn nhân loại, là món ăn tinh thần không thế thiếu của con người, sách còn là chìa khóa mở cánh cửa văn minh của xã hội, đưa loài người tiến đến nền văn minh của nhân loại, sách giúp chúng ta mở ra thế giới mới với vô vàn những điều kỳ diệu. Nhận định về giá trị và lợi ích của sách người xưa khẳng định “sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”. Câu nói đó như lời khẳng định một chân lý không thể chối cãi, khuyên răn mọi người nên đọc sách nhiều hơn để phát triển trí tuệ và tâm hồn mình.

Trong thế giới tự nhiên thì con người được xem là động vật cao nhất bởi con người có tiếng nói, có thể trao đổi thông tin với nhau, dựa trên sự phân tích và suy nghĩ con người biết sử dụng chữ viết để lưu truyền và chia sẻ kinh nghiệm đến cho thế hệ sau. Vậy những chữ viết đó sẽ lưu lại ở đâu để lưu giữ và truyền lại, đó chính là sách. Điều này có nghĩa rằng sách là sản phẩm của trí tuệ con người, là sản phẩm chứng minh được con người là động vật bậc cao trong tất cả các loài động vật. Tất cả những kinh nghiệm quý báu của bao thế hệ được tích lũy và tổng hợp lại để viết vào sách như vậy mới nói sách là kho tàng trí thức của nhân loại, bạn có thể giải mã bất cứ thắc mắc gì, những bí mật cần lời giải cũng đều có ở trong sách. Mỗi loại sách là một mảnh ghép thúc đẩy trí tuệ và tâm hồn của con người bay cao hơn, sách toán giúp chúng ta biết logic, tính toán nâng cao tư duy, sách lịch sử lại ghi chép lại hành trình đấu tranh và sự phát triển của xã hội từ xa xưa đến nay, biết được những anh hào đã xả thân cứu nước thế nào, sách văn học lại mở rộng tâm hồn chúng ta, về những cảm xúc của các nhân vật, sách đời sống hàng ngày lại giúp chúng ta thoải mái, giãi bày những tâm tư tình cảm và kết nối những tâm hồn đồng điệu lại với nhau. Các cuốn sách hàn lâm về khoa học lại giúp chúng ta hiểu  được sự vận hành của vật chất trong vũ trụ, sách ẩm thực mang đến cả một kho công thức nấu ăn, sách kinh doanh lại mang đến những kinh nghiệm quý giá cho mọi người kinh doanh thuận lợi hơn…tất cả các cuốn sách đều góp phần giúp con người mở rộng trí tuệ, đưa chúng ta cập bến con thuyền tri thức, mở ra những chân trời mới mẻ và tuyệt đẹp. Sách được ví như ngọn đèn sáng bất diệt, mãi mãi không bao giờ tắt soi sáng tâm hồn và lý trí của con người để giúp xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu hiểu và nhận đúng bản chất của sách thì không có gì để bàn cãi nhưng điều đáng nói là một bộ phận những người cầm bút lại sẵn sàng buông bỏ đạo đức và nhân cách của  bản thân chỉ để chạy theo lợi nhuận viết những trang sách “bẩn”, đáng buồn hơn là nó còn đầu độc cả một thế hệ. Vậy những loại sách nào là sách “bẩn” đó là những quyển sách để cao chủ nghĩa cá nhân, độc tôn ích  kỷ, những quyển sách lời lẽ dung tục không phù hợp với thuần phong mỹ tục, những quển sách với lối hành văn hoa trương nhưng không mang giá trị đích thực cho người đọc, những quyển sách tiểu thuyết ngôn tình không thực tế làm mai một tinh thần và tâm hồn của người đọc. Những loại sách này cần lên án và loại bỏe ra khỏi xã hội, thay vào đó người đọc nên đọc những cuốn sách mang giá trị đích thức, giúp con người hiểu rõ giá trị của bản thân mình, phản ánh thực tế quy luật của tự nhiên, đề cao tinh thần vì cộng đồng, sách hay tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh, tự tin khẳng định bản thân, giúp ích hơn cho xã hội.

Một câu nói của người xưa từng nói “đọc một cuốn sách hay như được trò chuyện với một người bạn thông minh” hay câu nói “một quyển sách tốt là một người bạn hiền”, chứng tỏ rằng sách có vai trò rất lớn với đời sống của chúng ta. Mỗi ngày hãy dành thời gian để đọc sách bạn sẽ thấy tâm hồn mình được mở rộng hơn, trí tuệ phát triển hơn. Không có sách đồng nghĩa với  không có tri thức, không có tri thức tức là không có loài người.

Trên đây là các bài văn mẫu giải thích câu nói “sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người” rất hy vọng đã giúp các em hiểu về câu nói này cũng như cách hàng văn để xây dựng bài văn của riêng mình nhé.

Coi nguyên bài viết ở : Giải thích câu nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người – Văn mẫu lớp 7


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Bài văn tả cảnh mùa xuân hay nhất – Văn mẫu lớp 5

Tả cảnh mùa xuân là một đề tài không xa lạ gì với các em học sinh trong bộ môn ngữ văn, nhằm giúp các em trau dồi vốn từ vựng và khả năng làm văn tả cảnh giúp các em đạt điểm cao các bài kiểm tra, bài thi chúng tôi xin giới thiệu đến các em một số bài văn tả cảnh mùa xuân cùng với dàn ý chi tiết, mời quý phụ huynh và các em nhỏ cùng tham khảo.

Dàn ý bài văn tả cảnh mùa xuân

bai-van-ta-canh-mua-xuan-hay-nhat-van-mau-lop-5-1

Sắc xuân ngập trần khắp các nẻo đường quê

Mở bài:

- Giới thiệu về mùa xuân: là mùa đầu tiên trong một năm, mùa của sự đơm hoa kết trái,…

- Cảm nhận đầu tiên hay ấn tượng của em về mùa xuân

Thân bài:

* Tả quang cảnh của mùa xuân

- Sự thay đổi đầu tiên là tiết trời chuyển từ lạnh buốt sang se se lạnh đôi khi còn cảm nhận được chút ấm áp hơn.

- Bầu trời trong xanh hơn xua đi những đám mây đen xám xịt nặng nề thay vào đó là những áng mây bồng bềnh bay lượn trên nền trời xanh.

- Ánh nắng xuân bắt đầu xuất hiện sưởi ấm cho vạn vật làm xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông.

- Không còn là những cơn mưa lạnh thấu da thấu thịt nữa mà thay vào đó là những hạt mưa xuân lất phất, nhẹ nhàng từng đợt một.

- Tiết trời ấp áp mưa thuận gió hoà làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc

- Những cành đào, giỏ lan, chậu cúc hay vài bông hoa huệ trong góc vườn tất cả đều trong tư thế sẵn sàng bung nở

* Tả cảnh vật của mùa xuân

- Những chiếc cây cao đang thay cho mình màu áo mới từ chiếc áo tối màu đã lột bỏ để mặc cho mình một chiếc áo màu xanh non trông đẹp hơn rất nhiều, những cành cây thường ngày vẫn đứng im khô héo nay đã tràn đầy nhựa sống với một vài chiếc lá non nảy sớm, không chỉ thế mà mỗi khi có vài làn gió xuân ngang qua như cũng muốn chạy theo bay múa vậy.

- Bên dưới là cả một vùng trời hoa đang khoe sắc khoe hương, đủ sắc đủ màu. Những khóm hồng cũng đua nhau nảy nụ nở hoa chi chít trên cây, những cây cúc vàng đã được đánh gọn vào những chiếc chậu xinh xắn kê trước hiên nhà hay vài nhành huệ cũng e ấp những nụ hoa màu trắng sẵn sàng khoe sắc với cả khu vườn.

- Xuân về không thể thiếu sự góp mặt của những cành đào đỏ thắm và những chậu quất chĩu quả được.

- Động vật cũng nhận thức được sự ấm áp của mùa xuân đã về nên những đàn chim én cũng rủ nhau bay lượn khắp trời, cùng nhau thưởng thức nắng xuân sau một kì ngủ đông khá dài.

- Đường phố thì rộn ràng màu sắc của mùa xuân, nào là đèn nháy nào là băng rô khẩu hiệu nào là bánh trưng xanh được bầy bán tấp nập.

*Hoạt động của con người khi mùa xuân về

- Xuân về như tiếp thêm niềm vui cho tất cả mọi ngươi, gặp ai cũng thấy rộn rã tiếng nói tiếng cười.

- Tất cả mọi người ai ai cũng hoạt động, cũng có công việc riêng người thì dọn dẹp nhà cửa, người thì đi chợ kẻ thì bán mứt,… tất cả đều chung mục đích đón Tết đến xuân về trở nên hạnh phúc hơn.

- Trẻ con háo hức khi được sắm thêm vài bộ quần áo mới để khoe với mọi người trong ngày đầu năm, trong nhà có thêm những cây lì xì với mong muốn cho gia chủ ngày càng thịnh vượng hơn.

Kết bài:

- Ý nghĩa của mùa xuân với em và với mọi người.

- Cảm nghĩ của em về mua xuân.

Bài văn tả cảnh mùa xuân số 1

bai-van-ta-canh-mua-xuan-hay-nhat-van-mau-lop-5-2

Hình ảnh mọi người tấp nập nói cười trong không khí nắng xuân

Mùa xuân được mệnh danh là mùa đẹp nhất trong năm bởi sự tươi mới mà mùa xuân mang lại cho thiên nhiên cho vạn vật là không ai phủ nhận được cả. Em rất thích cảm giác háo hức được đón mùa xuân cùng với những người thân trong gia đình dưới mái nhà thân yêu.

Cảm nhận đầu tiên để nhận biết mùa xuân về đó chính là sự thay đổi của tiết trời chuyển từ lạnh buốt sang se se lạnh đôi khi lại cảm nhận được chút ấm áp từ những tia nắng xuân, lúc này bầu trời cũng trong xanh hơn không còn những đám mây xám xịt nặng nề mà thay vào đó là những áng mây bông bềnh bay nhẹ trên nền trời. Mọi người cũng dễ dàng nhận thấy được những ánh nắng xuân bắt đầu xuất hiện sưởi ấm cho vạn vật làm xua tan đi cái giá lạnh của những ngày đông và cũng không còn thấy những cơn mưa lạnh thấu da thấu thịt nữa mà thay vào đó là những hạt mưa xuân lất phất nhẹ nhàng. Trong khung cảnh mùa xuân ấy cùng với tiết trời ấm áp mưa thuậ gió hòa là một khoảng thời gian thuận lợi cho cây cối đâm chồi nảy lộc, cành đào, chậu cúc, giò lan hay đơn giản là những cành huệ trắng tất cả đều trong tư thế sẵn sàng bung nở.

Ở một góc vườn cây hoa xoan cũng lột bỏ chiếc áo cũ tối màu để mặc lên mình một màu áo mới xanh tươi trông đẹp mắt hơn rất nhiều, những cành cây khẳng khiu thường ngày đứng im như tạc hôm nay trông thật tràn đầy nhựa sống với những chiếc lá non nảy sớm mỗi khi gặp những làn gió xuân như cũng muốn bay múa theo vậy. Trên cao là thế nhưng phía dưới cũng không kém phần sặc sỡ khi trước mắt là cả vùng trời hoa đang khoe sắc khoe hương, đủ sắc đủ màu của những khóm hồng đang đua nhau nảy nụ nở hoa, của những cây cúc vàng đã được đánh gọn vào trong vài chiếc chậu xinh xắn kê trước hiên nhà hay vài nhành huệ cũng e ấp nụ hoa màu trắng sẵn sàng khoe sắc với cả khu vườn. Khung cảnh làm xáo động lòng người như vậy cũng khiến cho lòng người xốn xang, rạo rực hơn, đường phố cũng bắt đầu thay chiếc áo mới rực rỡ hơn, những ánh điện trang trí lung linh, nào là bẳng rôn khẩu hiệu, nào là bánh mứt được bày bán tấp nập, nhà nào cũng tranh thủ dọn dẹp sửa sang nhà mới để đón nàng xuân gõ cửa, trẻ con thì háo hức khi được sắm thêm những bộ quần áo mới, tất cả mọi vật đều hân hoan, háo hức mong chờ mùa xuân mới sẽ mang đến hạnh phúc mới và những điều tốt đẹp cho tất cả mọi người.

Xuân về đúng là mang niềm vui niềm hân hoan hạnh phúc đến cho tất cả muôn loài, không có một mùa nào mà lại khiến cho mọi vật mang tâm trạng háo hức, tươi vui đến như vậy. Em thật sự rất yêu thích mùa xuân vì khi xuân sang tết đến em được cùng gia đình ăn những bữa cơm thật thịnh soạn, cùng nhau nói cười vui vẻ và cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất.

Bài văn tả cảnh mùa xuân số 2

Nếu ai hỏi rằng em thích mùa nào nhất trong năm thì em sẵng sàng trả lời đó là mùa Xuân, bởi dĩ em thích mùa xuân là vì nó mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Mỗi khi cảm nhận được tiết trời dần trở nên ấm áp hơn ấy là khi em biết rằng nang Xuân xinh đẹp mà mọi người mong chờ sắp đến. Nếu để ý sẽ thấy sự thay đổi của vạn vật, từ những chiếc cây trong vườn rồi đến những ánh nắng chan hòa xuất hiện mỗi buổi sáng như đang muốn sưởi ấm cho muôn loài, làm xua tan đi cái lạnh giá mà mùa đông đã bao phủ lên suốt thời gian dài. Cảm nhận rõ rệt nhất về mùa xuân là những hạt mưa xuân lất phất, không còn thấy những cơn gió hiu hắt mang theo cái hanh khô của mùa đông đến nữa. Cả khu vườn như đang vươn mình tỉnh giấc tận dụng tiết trời xuân để đua nhau đâm chồi nảy lộc, từ những cành đào, giỏ lan hay từ những bông hoa nhỏ nhắn nhất cũng không bỏ qua thời cơ này để khoe sắc với trời mây, cả những cây cao cao kia cũng đang đua nhau nảy những tán lá non mơn mởn đùa vui cùng gió xuân trông giống như một chiếc áo màu mà ai vừa mặc hôm qua. Xuân đến cũng không thể thiếu đi sự góp mặt của những cành đào, chậu quất được, sân nhà em cũng có một cây đào bích và sau bao ngày chăm bón, cắt tỉa đến nay cũng đâm lộc nảy nụ hết rồi nhìn ngắm chậu cây mà lòng vui sướng không tả nổi. Xuân về như tiếp thêm niềm vui cho tất cả mọi ngươi, gặp ai cũng thấy rộ rã tiếng nói tiếng cười trong lòng hẳn đang rạo rực niềm vui sướng, hân hoan. Trên cao kia là những cánh én đang rủ nhau bay lượn khắp trời, cùng nhau thưởng thức nắng dịu dàng của mùa xuân.

bai-van-ta-canh-mua-xuan-hay-nhat-van-mau-lop-5-3

Hình ảnh mọi người cùng nhau gói bánh trưng trong ngày xuân

Tất cả mọi người ai ai cũng có công việc riêng người thì dọn dẹp nhà cửa sơn sửa tân trang lại ngôi nhà của mình sau một năm đã qua, người thì đi chợ mua măng, mua miến, kẻ thì bán mứt, bán hoa. Đặc biệt nhất có lẽ là hình ảnh tất cả cùng nhau rửa những tán lá dong, ướp miếng thịt, nặn những quả đậu xanh, mỗi người một tay để sau cùng là gói những chiếc bánh trưng xanh bày lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày tết. Trẻ con háo hức khi được sắm thêm vài bộ quần áo mới để khoe với mọi người trong ngày đầu năm, trong nhà có thêm những cây lì xì với mong muốn cho gia chủ ngày càng thịnh vượng hơn,… tất cả đều chung ước muôn đón Tết đến xuân về đầy đủ sung túc hơn. Em rất thích những ngày Tết, được mặc chiếc váy xinh xắn mà mẹ đã chuẩn bị đi chúc tết cùng mọi người, mang lời chúc may mắn sức khỏe để đổi lấy những phong bao lì xì đỏ từ ông bà, bố mẹ và những người thân nữa. Niềm vui sướng hân hoan hiện rõ trên từng khuôn mặt, em cảm thấy rất hạnh phúc và em nguyện ước mùa xuân năm nào cũng được gặp những con người thân thương và thấy những khung cảnh ấm áp như thế này.

Càng ngắm nhìn cảnh xuân càng thấy thêm yêu quê hương hơn, mong mùa xuân ấm áp luôn về trên khắp mọi miền quê để mọi người chia sẻ tình yêu thương với nhau.

Như vậy chúng tôi đã cung cấp cho các em học sinh bộ tài liệu gồm có dàn ý chi tiết và một vài bài văn mẫu tả cảnh mua xuân, hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các em biết triển khai ý thành mộ bài văn hoàn chỉnh của riêng mình, chúc các em thêm yêu và học tốt môn ngữ văn nhé.

Coi nguyên bài viết ở : Bài văn tả cảnh mùa xuân hay nhất – Văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Top 3 bài văn mẫu tả bà ngoại yêu quý của em – Văn mẫu lớp 5

Ngữ văn lớp 5 có một chủ đề rất hay đó là tả bà ngoại của em, chủ đề này không chỉ giúp các em học sinh trau dồi tư duy ngôn ngữ của mình, biết cách vận dụng và sắp xếp câu chữ để trở thành một bài văn mà còn là cơ hội các em thể hiện tình cảm dành cho bà của mình. Để giúp các em thực hiện tốt mục đích trên chúng tôi giới thiệu tài liệu hỗ trợ có dàn ý để viết và các bài văn mẫu đọc tham khảo, hãy vận dụng tốt để viết bài văn của riêng mình nhé.

Giới thiệu dàn ý bài văn tả bà ngoại của em

Mở bài:

Giới thiệu về người bà mà em sẽ tả, đó là bà ngoại của em, người đã sinh ra mẹ em. Em yêu quý bà như thế nào, bà là người cưng chiều và chăm sóc em ra sao.

Thân bài:

  • Tả hình dáng của bà: tuổi tác, thân hình, mái tóc hoa râm, làn da đã nhăn nheo điểm những chấm đồi mồi, trên bàn tay lộ rõ những đường gân nổi lên.
  • Tả tính cách, những thói quen và sở thích của bà:

+ bà tuy đã có tuổi nhưng rất nhanh nhẹn, bà thích được làm việc nhà, bà chăm sóc những người thân xung quanh, dạy cho em những bài học làm người rất sâu sắc.

+ xung quanh làng xóm ai cũng yêu quý bà.

Kết bài:

Nêu tình cảm của em dành cho bà của mình: em rất yêu và thương bà, mong bà luôn sống mãi để che chở cho em và cả gia đình

Bài văn tả bà ngoại của em mẫu 1

top-3-bai-van-mau-ta-ba-ngoai-yeu-quy-cua-em-van-mau-lop-5-1

Có một người mẹ thứ hai được mang tên bà ngoại

Em đã đọc được một câu rất ý nghĩa rằng “có một người mẹ mang tên bà ngoại”, quả thực đúng như vậy, bà là người đã chăm sóc cho em từ khi em còn nhỏ, chăm chút cho em từng ngày và nuôi lớn em bằng những lời ru ngọt ngào. Tất cả những điều đó khắc ghi suốt trong lý ức của em.

Bà ngoại em năm nay đã hơn bảy mươi tuổi, chính xác là đã bảy mươi ba tuổi, những năm tháng vất vả hiện rõ trên gương mặt và mái tóc của bà. Làn da của bà đã nhăn nheo, chấm những vết đồi mồi màu nâu, mái tóc hoa râm nhưng phần nhiều là tóc bạc luôn buộc gọn một búi mỏng ở phía sau. Bà nói ngày xưa tóc của bà vừa dài vừa đen thơm mùi hương bưởi mà ông ngoại rất thích, mỗi khi nhắc lại những chuyện ngày xưa hiện lên trên khuôn mặt và ánh mắt của bà một nỗi buồn man mác. Đôi mắt của bà hiện đầy những nếp nhăn phía đuôi mắt, trong đôi mắt ấy là một trời những nỗi niềm không tên, ánh nhìn ấm áp và hiền từ, chan chứa tình yêu thương. Mỗi lần nhìn đôi mắt ấy em cảm thấy như được an ủi, như được che chở và bảo vệ. Dáng người của bà rất thanh mảnh, dáng đi rất nhanh nhẹn, bà thích được giúp đỡ mọi người trong gia đình làm những việc nhà đơn giản như nấu cơm, quét nhà, phơi quần áo. Bà nói rằng đó cũng là cách bà rèn luyện sức khỏe và cảm thấy mình vẫn là người có ích. Đôi bàn tay khô gầy guộc nổi lên những đường gân xanh, không biết đôi bàn tay ấy đã trải qua biết bao công việc để nuôi sống gia đình, cũng đôi bàn tay ấy đã bồng bế và chăm sóc em suốt thời thơ ấu. Em rất thích những món ăn của bà, chúng có một sức hấp dẫn đến kỳ lạ mà chẳng món ăn nào địch nổi, tuy chỉ là những món cực kỳ đơn giản như trứng rán, cá kho, canh chua nhưng mỗi lần sang nhà bà ăn em đều ăn sạch mấy bát cơm. Em còn đặc biệt thích ngủ cùng với bà, những câu truyện bà kể đầy lôi cuốn đưa em vào thế giới cổ tích kỳ diệu, nuôi dưỡng tâm hồn của em, khi ôm bà ngủ mùi hương toát ra từ người của bà thật dễ chịu, em cứ hít hà mãi không thôi. Bà không chỉ là cây đại thụ trong gia đình, người luôn chỉ ra những điều sai trái của mọi người, dẫn dắt các thành viên đi đúng hướng, đúng đạo làm người mà đối với hàng xóm láng giềng bà cũng như bô lão luôn khuyển nhủ mọi người sống đoàn kết, hòa thuận với nhau, ai ai cũng yêu quý bà.

Em rất yêu và thương bà ngoại của em, em mong bà luôn sống mãi để che chở và dẫn dắt em trưởng thành, được tự hào về người cháu ngoại của bà. Mong bà được sống vui vẻ em luôn cố gắng học tập thật tốt, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô và cha mẹ không phụ lòng mong mỏi của bà.

Bài văn tả bà ngoại của em mẫu 2

top-3-bai-van-mau-ta-ba-ngoai-yeu-quy-cua-em-van-mau-lop-5-2

Bà hiền từ và bao dung cho những lỗi lầm của em

Hai tiếng gọi “gia đình’ rất thiêng liêng và ý nghĩa, nơi chốn bình yên và ấm áp cho mỗi thành viên, nơi trú ẩn an toàn nhất của mỗi người. Trong gia đình của em ai cũng rất đáng quý nhưng có lẽ người mà em kính trọng, yêu thương nhất, chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của em đó chính là bà ngoại.

Bà chỉ có một người con duy nhất là mẹ của em và bố em thì đã mất mẹ từ nhỏ nên khi mẹ lấy bố cả mẹ và bố đều cùng chuyển về sống cùng với bà để mọi người tiện chăm sóc cho nhau. Nghiễm nhiên bà trở thành bà ngoại mà cũng là bà nội của em, cả quãng thời gian từ khi còn nhỏ cho đến tận bây giờ em luôn được bà chăm sóc và bảo vệ, những ký ức quý giá đó mãi mãi không bao giờ quên. Bà em năm nay đã tám mươi tuổi, như người xưa thường nói là quá tuổi thất thập cổ lai hy, tuy nhiều tuổi nhưng bà còn rất mạnh khỏe và nhanh nhẹn, làn da của bà hồng hào mạnh khỏe, trên khuôn mặt hiền từ ấy đôi mắt luôn ánh lên vẻ hiền từ và nhân hậu, mỗi khi cười các nếp nhăn trên gương mặt lại dính lại với nhau. Hàm răng của bà đã rụng gần hết để lộ ra mảng lợi màu hồng, vì răng không còn nên bà thường ăn được rất ít và mọi người phải lưu ý nấu những món ăn mềm và loãng để bà dễ ăn hơn. Mái tóc bà đã chuyển hết thành màu trắng, tóc của bà tuy đã cắt ngắn nhưng rất dày, trông bà đẹp như một bà tiên nhiều tuổi. Hàng ngày bà thường ra vườn trồng rau, nuôi vài con gà, bà bảo rằng bà trồng rau và nuôi gà vừa là thú vui vừa để các con các cháu của bà được ăn những đồ sạch, đảm bảo sức khỏe. Bà của em là vậy đấy, luôn lo nghĩ cho con cho cháu, luôn dành hết tâm trí và những điều tốt đẹp nhất cho các thành viên trong gia đình. Nghe mẹ em kể lại rằng ngày xưa khi sinh em ra mẹ rất yếu, không có sữa lại là con đầu nên rất lóng ngóng, em lại khó tính từ nhỏ nên bà là người duy nhất bế ẵm và chăm sóc em, có những đêm bà thức trắng bế em để em được ngủ yên giấc và con gái được nghỉ ngơi. Rồi đến những khi đau ốm, cũng là bà bế bồng săn sóc. Những buổi chiều mát mẻ ngồi ngoài hiên được nghe bà kể những câu chuyện ngày xưa, từ cái thời chiến tranh hay kể chuyện tình của ông bà thật thú vị và mới mẻ, em cảm nhận được tình người ấm áp và bao dung trong từng câu bà kể mới hiểu vì sao thế hệ của bà lại luôn chính trực và đầy tình nghĩa như vậy. Bà ngoại như ngọn đèn hải đăng soi đường dẫn lối cho em và các thành viên khác trong gia đình sống đúng đạo lý, luôn yêu thương và bao dung với nhau, có như vậy mới đúng nghĩa của hai tiếng “gia đình”.

Em rất yêu quý bà của em, bà là người đã bồi dưỡng nên nhân cách và con người của em như bây giờ. Chỉ mong bà luôn thật nhiều sức khỏe và sống thật lâu để chứng kiến những bước trưởng thành của cô cháu gái mà bà nhất mực yêu thương.

Bài văn tả bà ngoại của em mẫu 3

top-3-bai-van-mau-ta-ba-ngoai-yeu-quy-cua-em-van-mau-lop-5-3

Bà ngoại như cây đại thụ che chở cho em và các thành viên trong gia đình

“Con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…” vang bên tai tiếng ru à ơi của chương trình đang phát sóng trên tivi làm em nhớ đến những lời hát ru của bà ngoại thường ru em khi còn nhỏ. Bao nhiêu cảm xúc chợt ùa về như thác lũ, ngập tràn hình bóng người bà thân thương mà đã một thời gian em chưa được gặp, em yêu biết bao bà ngoại của em.

Trước đây gia đình em sống ở dưới quê gần nhà của bà ngoại nhưng sau này cả nhà đã chuyển lên thành phố để thuận tiện cho công việc của bố. Vậy là mỗi năm vào dịp hè hay tết em mới được về quê và gặp bà. Bà ngoại em năm nay 80 tuổi, cũng giống như những người lớn tuổi khác bà ngoại cũng đã không còn nhanh nhẹn nữa, lưng của bà cũng hơi còng. Mái tóc hoa râm của bà vẫn còn rất nhiều sợi đen, nhuốm đầy dấu vết thời gian là những vết nhăn nheo trên đôi mắt. Đôi mắt bà càng ngày lại càng mất đi độ tinh anh, bao nhiêu những lo toan vất vả, những đau thương của tuổi trẻ, bao giọt nước mắt rơi khi phải một mình chèo lái cả gia đình in hằn lên đôi mắt. Khuôn mặt khắc khoải những nỗi niềm riêng méo mó chằng chịt những nếp nhăn không theo trật tự nào lại khiến cho người khác các thấy rất thân thuộc, ấm áp, hiền từ mỗi khi nhìn. Răng của bà được nhuộm đen bóng do ăn trầu thường xuyên, nhưng có lẽ vì thế mà bây giờ hàm răng của bà còn rất chắc khỏe. Bàn tay gầy guộc gân guốc trai sạn vì những vất vả nhưng ấm áp, bà thường đưa tay lên vuốt mái tóc của em một cách ân cần. Em nhớ nhất là những câu truyện bà kể, những lời hát ru êm dịu của bà khi còn nhỏ, những câu hát đó nuôi dưỡng tâm hồn em trên mảnh đất quê yên bình. Tuy đã có tuổi, sức khỏe cũng không còn tốt nhưng bà vẫn luôn tay làm việc, những việc nhẹ nhàng dường như lại làm bà vui hơn khi nghĩ mình vẫn khỏe và có ích cho con cháu,  bà thường giúp đỡ các con những việc vặt trong nhà như quét nhà, cắm nồi cơm, nhặt mớ rau. Mỗi khi có con cháu về quê lại được bà dấm dúi cho mấy đồng, chỉ vậy thôi mà các anh chị em ai cũng vui cả. Ngày trước em còn hay được bà “thuê” nhổ tóc bạc nhưng mấy năm nay bà không “thuê” nữa mà bà bảo già rồi để tóc bạc cho đẹp. Bà ngoại em còn được mọi người trong làng nhất mực kính trọng và yêu mến bởi tấm lòng nhân hậu, bà luôn giúp đỡ những người khó khăn, bà là tấm gương để con cháu noi theo học tập.

Nghĩ đến bà em lại mong ngóng thời gian nhanh đến hè để được về quê thăm bà, chắc chắn năm nay em sẽ ở lại với bà lâu hơn, kể cho bà nghe những câu chuyện thú vị mà em được thấy, chắc bà sẽ vui lắm!

Những bài văn mẫu trên tả về bà ngoại của em hy vọng đã giúp các em thêm tư liệu tham khảo cho bài văn của mình, chúc các em học tốt môn Ngữ văn nhé.

 

Coi thêm bài nguyên văn tại : Top 3 bài văn mẫu tả bà ngoại yêu quý của em – Văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Top 3 bài văn mẫu tả công viên hay nhất – Văn mẫu lớp 5

Văn mẫu miêu tả nhằm giúp các em học sinh thu nạp thêm từ ngữ, rèn luyện kỹ năng diễn đạt và biết phát triển ý của mình thành một bài văn hoản chỉnh. Các bài văn mẫu tả công viên dưới đây được chúng tôi chọn lọc từ những bài văn hay sẽ giúp các em hiểu thêm về làm văn miêu tả. Các em hãy tham khảo và dựa trên dàn ý của mình để viết thành bài của riêng mình nhé, mời các bạn và các em tham khảo ngay sau đây.

Giới thiệu dàn ý bài văn tả công viên

Mở bài:

Giới thiệu về công viên mà em định miêu tả, công viên cách nhà em có xa không hay em được đến công viên vào dịp gì. Em miêu tả công viên vào thời điểm nào (buổi sáng hay buổi chiều).

Thân bài:

  • tả bao quát quang cảnh công viên vào thời điểm đó
  • công viên nhỏ hay rộng
  • không gian trong công viên lúc đó (im lìm vắng vẻ hay nhộn nhịp sôi động, mọi người vui chơi, tập thể dục…)
  • tả chi tiết từng khung cảnh: từng nhóm người đang làm gì, chơi cầu trượt, chơi chèo thuyền thiên nga, đua ô tô đụng, dòng người đi bộ quanh công viên, nắng, gió như thế nào…

Kết bài:

Cảm nhận của em về công viên đó, em có thích hay không, cảm thấy thư giãn và vui vẻ không.

Bài văn tả công viên mẫu số 1

top-3-bai-van-mau-ta-cong-vien-hay-nhat-van-mau-lop-5-1

Hòa mình cùng thiên nhiên với cây xanh và hồ nước trong công viên

Nếu như các bạn ở nông thôn có thể được sống chan hòa cùng với thiên nhiên, ở đâu cũng là khoảng không rộng lớn thì những bạn ở thành phố như em lại chỉ được ngắm nhìn cây xanh và tận hưởng không khí trong lành không khói bui khi đến công viên. Gần nhà em có một công viên rất lớn, nơi mọi người tụ tập hàng ngày để sinh hoạt và vui chơi. Em rất thích được đến công viên hàng ngày, cảm giác thật thoải mái và vui vẻ.

Công viên gần nhà em là một công viên rộng lớn, đây là không gian sinh hoạt chung của mấy khu dân cư xung quanh. Ở giữa công viên là một chiếc hồ, bao quanh hồ là con đường rộng lớn được lát gạch sạch sẽ rọp bóng những loại cây lớn. Nếu không đến công viên chắc chẳng tìm kiếm ở đâu được một không gian nhiều cây xanh cao và khoảng trời rộng như vậy, nơi đây được xem là lá phổi xanh của thành phố. Hàng ngày mỗi buổi chiều đi học về em mới có thời gian ra công viên để vui chơi, ở đây thật là mát và thoải mái. Vào mùa hè, mọi người đến đây vừa để vui chơi vừa tận hưởng những ngọn gió trong lành của thiên nhiên. Từng hàng cây cao lớn cành lá xum xuê tỏa bóng xuống đất chỉ để lọt vài tia nắng le lói chiếu xuống như những sợi dây, nếu có đi vào buổi trưa cũng không thấy nắng một chút nào. Gió thổi từ mặt hồ mang theo hơi nước mát rượi xua tan cái nắng oi bức của mùa hè. Trên con đường bao quanh ven hồ từng nhóm người đi bộ tập thể dục với nhau cười nói vui vẻ, cũng có các anh chị đeo tai nghe chạy bộ lưng ướt đẫm mồ hôi. Phía ngoài con đường là khoảng đất trống đặt các trò chơi dành cho trẻ em, nào nhà hơi, nào tàu lửa, nào đua xe ô tô đụng, chỗ khác thì chơi trò xúc cát, tô tượng, một nhóm các bạn nhỏ đang tập trượt patin, các cụ già ngồi trên ghế đá nhìn ra mặt hồ trầm ngâm như đang suy tư về quá khứ. Chiều dần buông, mặt trời hạ thấp từ từ xuống mặt hồ hắt ánh nắng vàng ươm nhuộm khắp mặt hồ tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ, những đám mây lãng đãng trôi như cũng muốn hạ xuống nhân gian dạo chơi. Khi mặt trời đã lặn hẳn xuống, trời tối hẳn cũng là lúc mọi người về nhà để ăn cơm tối, kết thúc một ngày làm việc và học tập. Lúc này chỉ còn lãng vãng một vài vị khách còn lưu lại, công viên lại trở về không khí yên bình, vắng lặng chỉ có tiếng còi xe ngoài xa vọng vào.

Yêu lắm khoảng trời ở công viên, đây là nơi em có thể sống hòa mình cùng thiên nhiên, giữa những xô bồ của cuộc sống, những lo toan căng thẳng đây có lẽ là nơi chốn bình yên nhất mà ai cũng muốn tận hưởng.

Bài văn tả công viên mẫu 2

top-3-bai-van-mau-ta-cong-vien-hay-nhat-van-mau-lop-5-2

Công viên cây xanh như lá phổi điều hòa không khí cho thành phố

Cứ mỗi dịp cuối tuần em lại được bố mẹ cho đi chơi ở công viên, em rất háo hức bởi ở đây em sẽ được chơi đủ mọi trò mê ly, được ăn những que lem mát lịm, được thả hồn mình vào cỏ cây hoa lá trong không gian rộng lớn hơn rất nhiều so với ở nhà. Những kỷ niệm ở công viên cùng với gia đình mãi mãi không bao giờ quên.

Công viên cách nhà em cũng không xa lắm, cách khoảng hơn 3 cây số, bố chở em và cả nhà đến công viên vào buổi chiều, từ xa nhìn vào đã thấy rất đông người chắc hôm nay là cuối tuần nên mọi người đến đây để vui chơi. Càng gần đến nơi hiện lên trước mắt là đủ mọi màu sắc rực rỡ, màu xanh của lá cây, màu đỏ màu vàng của những chậu hoa đang đua nhau khoe sắc, các khu vui chơi thì đủ các loại màu còn thêm cả ánh đèn nữa quả thật trông mới lung linh làm sao. Bước chân qua cổng như bước vào miền đất thần tiên kỳ diệu, thu hút từng bước chân em. Ở trung tâm của công viên có một cái hồ khá rộng, trong lòng hồ được lắp đặt hệ thống phun nước rất đẹp, nếu đi vào buổi tối thì ở đây sẽ có màn trình diễn ánh sáng rất tuyệt vời khiến cho ai cũng mê đắm. Bao quanh hồ là một con đường đã được lát gạch sạch sẽ, trên đường nhiều người đi bộ, tập thể dục rất nhộn nhịp. Bên đường từng hàng cây cao tỏa bóng rộng xuống đất, cây ở đây chắc cũng rất nhiều tuổi vì em thấy cây nào cũng to cả, có cây còn hai người ôm không hết. Cây xanh mang đến nguồn không khi trong lành, mát mẻ, bước chân vào khu vườn cây xanh này em cảm thấy rất thoải mái, tránh xa được những khói bụi còi xe thường ngày. Các khu vui chơi đặc biệt rất đông người, các bạn nhỏ như em thích nhất là mấy trò chơi trong công viên, một góc các bạn đang chơi trò cốc xoay, ở góc khác thì vui nhộn với trò tàu lượn, các em nhỏ nhơ thì dường như chỉ thích mấy trò câu cá hay xúc hạt, gương mặt chăm chú xúc từng muỗng bỏ vào máy xay rơi xuống kêu rột rột rất vui tai. Khi đã chơi các trò vui chơi đến khô cả cổ thì sẽ được phục vụ ngay một que kem ốc quế mát lịm xua tan cái nóng và bừng tỉnh cả người. Kem ở đây rất rẻ và được bán bởi các bác bán dạo nhưng nó gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người, những que kem nhọn bên trên phủ socola hay dâu màu hồng rất đơn giản mà đứa nào cũng thích mê. Ngồi bên bờ hồ sẽ được tận hưởng những cơn gió mát mẻ, sáng khoái như ru hồn phiêu du theo những gió về miền đất tiên. Ở đây còn có dịch vụ thuê xe điện để đi vòng quanh công viên, quả thật nếu đi hết một vòng chắc không ít thời gian bởi nó rất rộng, trừ những người muốn đi tập thể dục thì những người đến đây để vui chơi thường chỉ đi một phần của công viên hoặc thuê xe để đi thăm thú xung quanh.Thoáng chốc mà trời đã xẩm tối, bác mặt trời đang trốn dần xuống lòng hồ, bố bảo mọi người chuẩn bị ra về, dù cảm thấy hơi tiếc vì chưa được chơi hết các trò nhưng em cũng vui vẻ theo bố mẹ về nhà.

Được đến công viên chơi giúp em thoải mái, giải tỏa những áp lực và căng thẳng suốt một tuần học tập chăm chỉ, chắc chắn lần tới em sẽ thử những trò chơi mà hôn nay chưa được chơi, nghĩ thôi là rất háo hức rồi. Em sẽ cố gắng chăm chỉ học hành để được bố thưởng đi chơi công viên như vậy.

Bài văn tả công viên mẫu 3

top-3-bai-van-mau-ta-cong-vien-hay-nhat-van-mau-lop-5-3

Không khí trong lành buổi sớm mai trong công viên giúp tinh thần sảng khoái

Gần khu nhà em đang sống có một cái công viên, tuy không lớn lắm những đây là khu sinh hoạt chung của cả khu phố. Nghỉ hè em dậy sớm theo chân mẹ đi tập thể dục, dù đã đến công viên rất nhiều lần nhưng ấn tượng buổi sáng sớm trong công viên đề lại trong em nhiều ấn tượng rất sâu sắc, em sẽ ghi nhớ mãi những hình ảnh đẹp đẽ đó trong ký ức của mình.

Trời còn chưa sáng hẳn em và mẹ đã cùng nhau dạo bước trên đường và đích đến chính là công viên đằng xa kia. Hiếm hoi lắm mới có dịp cùng mẹ đi bộ vào sáng sớm như thế này, không khí thật trong lành, mát mẻ khiến cho tinh thần cảm thấy rất thư thái. Từ xa đã hiện lên một màu xanh ngắt kia, đó chính là công viên nơi mà em với mẹ sẽ đi bộ ở đó. Bước chân vào công viên em được chào đón bằng những bồn hoa rực rỡ đủ các loại và màu sắc khác nhau, mẹ em thích thích những bông hồng nhung đỏ thắm kia còn em thì mê đám hoa cúc vàng chói. Nhẹ bước trên còn đường bao quanh công viên được lát bằng phẳng thả hồn theo những cơn gió thổi, lắng nghe tiếng chim hót líu lo như đang đánh thức nhau dậy để chào ngày mới, cành cây thì đang lao xao reo vui hòa tấu cùng với vạn vật. Trong không gian này nhịp sống dường như chậm lại. Xen trong những tán lá cao của những cái cây đại thụ kia là những tia nắng đầu tiên, dường như ông mặt trời cũng đang rất háo hức chiếu những tia nắng xuống nhân gian để soi sáng vạn vật. Chạm tay khẽ vào những chiếc lá còn đọng lại những giọt sương mai trong lành, mát rượi, bước chân dẫm lên những đám là khô nghe lạo xạo, tất cả mọi giác quan của con người được đánh thức một cách kỳ diệu. Công viên lúc này chưa nhiều người đến, chỉ những người đi thể dục như mẹ con em mới có mặt vào thời điểm này, mọi người lặng lẽ bước đi như đang cố hết sức mình để lắng nghe và cảm nhận bầu không khí và nhịp thở chậm rãi lúc này bởi chỉ ít lâu sau đó nơi này sẽ nhộn nhịp tiếng nói, tiếng cười, người ra người vào vui chơi.

Khi nắng bắt đầu dày hơn em và mẹ cùng nhau ra về mà trong lòng ngập tràn những cảm giác lâng lâng xao xuyến. Chắc chắn sau hôm nay em sẽ thường xuyên dậy sớm để cùng mẹ đến đây.

Qua các bài văn mẫu ở trên các em chắc đã cho mình nhiều ý tưởng về cách hành văn của một bài văn miêu tả, chúc các em học tốt ngữ văn và viết những bài văn thật hay nhé.

Coi thêm bài nguyên văn tại : Top 3 bài văn mẫu tả công viên hay nhất – Văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Biểu cảm về mái trường thân yêu của bạn – Văn mẫu lớp 7

Văn biểu cảm là một dạng văn dành cho các em học sinh lớp 7. Dạng văn biểu cảm rất đặc biệt và để làm tốt không đơn giản đâu nhé. Để giúp các em có thể học tốt môn văn hơn, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lập dàn ý và những bài văn mẫu hay “Biểu cảm về mái trường” cho các em tham khảo.

bieu-cam-ve-mai-truong-than-yeu-cua-ban-van-mau-lop-7-1

Biểu cảm về mái trường

Dàn ý bài văn biểu cảm về mái trường

Mở bài:

  • Giới thiệu một cách khái quát và chung nhất về ngôi trường của em
  • Nêu tình cảm của em với mái trường ấy nơi có thầy cô, bạn bè
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, học sinh có thể kể về một tình huống, hoàn cảnh cụ thể dễ biểu đạt được cảm xúc chân thành.

Thân bài:

  • Giới thiệu về mái trường thân yêu qua những hình ảnh, sự vật và sự việc cụ thể thân thuộc, gắn liền với mái trường như: lớp học, hàng cây ghế đá, cổng trường, cây phượng, trống trường…
  • Giới thiệu về thầy cô và bạn bè – những người gắn liền với em ở mái trường: kể ra một vài tình huống để bộc lộ cảm xúc.
  • Bày tỏ tình cảm và cảm xúc của em về mái trường thân thuộc, nơi đã có biết bao kỉ niệm, nơi em đã trưởng thành và lớn khôn từng năm học.

Kết bài:

  • Một lần nữa khẳng định lại tình cảm của em với mái trường
  • Hướng đến sự xây dựng trường, phát triển trường trong tương lai.

bieu-cam-ve-mai-truong-than-yeu-cua-ban-van-mau-lop-7-2

Văn mẫu biểu cảm về ngôi trường

Những bài văn mẫu biểu cảm về mái trường

Bài văn mẫu biểu cảm về mái trường số 01

“Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…” – mỗi lần nghe câu hát ấy, lòng tôi lại dạt dào cảm xúc nghĩ về ngôi trường thân thuộc của mình. Nơi đây không chỉ có thầy cô bạn bè mà còn là nơi cho tôi hành trang kiến thức bước vào đời với biết bao kỉ niệm khó quên.

Ngôi trường của tôi nằm ở vùng ngoại ô của thành phố - chính điều đó đã làm nên nét đặc trưng của trường: không hề ồn ào hay khói bụi, không hề xô bồ hay bon chen. Mỗi năm vào ngày khai giảng, chúng tôi đều được nghe thầy hiệu trưởng kể về lịch sử hình thành của trường và lần nào cũng vậy, cảm xúc tự hào trong tôi vẫn vẹn nguyên về một ngôi trường có bề dày lịch sử và thật nhiều thành tích. Những lớp học sinh đầu tiên của trường giờ cũng đã làm cha làm mẹ, thậm chí không ít thế hệ con của những lớp học sinh ấy cũng đang được học dưới mái trường này.

Ngôi trường không quá rộng nhưng được bố trí vô cùng khoa học. Trước đây, ngôi trường chỉ là mái tranh vách đất, nhưng thế hệ chúng tôi sau này đã được học trong những lớp học khang trang. Ngay chính giữa là khoảng sân rất rộng để tiện cho việc tổ chức các hoạt động của trường.

Tôi rất thích đến trường thật sớm, khi mới chỉ có bác bảo vệ và các cô lao công, bởi lúc này ngôi trường thật yên bình khác hẳn những lúc có lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Khi ấy, tôi chưa vào lớp vội mà lặng lẽ đi dạo dưới hàng cây. Cây phượng, cây bàng, cây bạch đàn… những cây này có tuổi đời bao lâu tôi cũng chẳng biết nhưng với tôi từng gốc cây thân thuộc đến vô bờ. Khi lác đác có thêm vài bạn học sinh tới trường tôi mới bắt đầu vào lớp.

Cũng tại ngôi trường này đã có biết bao thế hệ học sinh lớn lên và trưởng thành. Tôi không biết cuộc sống sau này sẽ ra sao nhưng chắc chắn một điều những kỷ niệm với mái trường thân yêu sẽ luôn in đậm trong tâm trí tôi, khiến tôi bồi hồi xúc động mỗi khi nhớ về. Nhìn thấy em học sinh mới vào trường với gương mặt thơ ngây và hớt hải, kỉ niệm về ngày đầu tiên lại ùa về vẹn nguyên như mới hôm qua. Tôi lúc đó cũng đầy rụt rè và bỡ ngỡ lại còn chạy vào nhầm lớp nữa chứ. Mỗi góc sân trường, mỗi hàng ghế đá… đều lưu giữ đầy ắp và chan chứa những kỷ niệm của tôi và bạn bè.

Nơi đây có thầy có cô – những người cha người mẹ của chúng tôi ở trường. Chúng tôi không chỉ được học kiến thức, học văn hóa mà còn được học cách làm người, học cách trưởng thành. Sự nghiêm khắc của thầy cô với mong muốn, hi vọng học sinh nên người, tình yêu thương của thầy cô với học trò chan chứa và nhiều vô kể như cánh hoa phượng vĩ nở rực rỡ mùa hè.

Người ta nói, đối với mỗi người, ngôi trường giống như ngôi nhà thứ 2. Điều đó quả không sai khi ngoài gia đình, tôi gắn bó nhất với mái trường này nơi tôi được vui vẻ, vô tư và học hỏi được nhiều điều. Nơi đây tôi có thêm những người cha người mẹ làm công việc chèo đò cao quý, nơi đây tôi có thêm những người bạn cùng trang lứa để san sẻ những ước mơ và hoài bão.

Nhặt một cánh phượng đỏ kẹp vào trang vở, tôi muốn lưu giữ mãi những mảng ký ức đẹp tuyệt thời học sinh này, để sau này dù có đi đâu tôi vẫn luôn nhớ về.

Bài văn mẫu biểu cảm về mái trường số 02

Tuổi thơ của tôi không chỉ có mái ấm gia đình mà còn có ngôi trường – như ngôi nhà thứ 2. Ở nơi ấy tôi đã lớn khôn và trưởng thành với những kỷ niệm và ký ức tuyệt đẹp tuổi học sinh.

Năm nay, tôi mới là học sinh lớp 7. Tôi đã gắn bó với ngôi trường ngày 2 năm rồi đã không còn sự bỡ ngỡ như mới đầu, thay vào đó là những kỷ niệm đầy ắp. Tôi nghe mẹ kể, ngày trước mẹ cũng từng học ở đây, khi đó trường còn là những lớp học nhà tranh vách đất chứ không được khang trang đẹp đẽ như bây giờ. Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy ngôi trường ẩn chứ nét gì đó rất cổ kính và trang nghiêm dù đã được tu sửa.

Đi từ cổng trường vào bất cứ ai cũng phải ấn tượng với hàng bằng lăng tím thơ mộng. Tôi thân thuộc với từng hàng cây ở đây đến mức chỉ cần nhìn ảnh chụp thân cây tôi sẽ biết ngay cây đó ở vị trí nào. Cũng đúng thôi bởi mái trường này đã lưu giữ biết bao kỷ niệm không chỉ của tôi mà còn của biết bao thế hệ học sinh đã lớn khôn, trưởng thành.

Hàng ngày đi học, tôi không thể không đứng lặng lắng nghe âm thanh của những cây phượng, cây bàng, cây bằng lăng; lặng nhìn những bác ghế đá đã chứng kiến bao lớp học trò lớn khôn. Ở nơi đây tôi đã được học biết bao điều hay và lẽ phải, và những phút giây vui chơi, nô đùa thật thoải mái bên bạn bè mỗi giờ ra chơi. Những bài giảng của thầy cô sẽ trở thành hành trang tri thức vững vàng cho chúng tôi bước vào đời. Nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai của tôi khi tôi đã từng cười, từng khóc, từng xúc động trước biết bao khoảnh khắc đáng nhớ. Tất cả giờ đây như một thước phim quay chậm đầy chân thực lướt qua tâm trí tôi. Cũng tại ngôi trường này, tôi có thêm nhiều người bạn tốt trở thành một phần quan trọng và đẹp đẽ trong cuộc sống của tôi.

Cây phượng vĩ giữa sân trường đã bắt đầu nở những chùm hoa đầu tiên đỏ và rực rỡ như đốm lừa thắp sáng tâm hồn lũ học trò nhỏ. Đứng từ trên tầng 3 của dãy nhà học, phóng tầm mắt ra xa để thu lại trời xanh, mây trắng khơi gợi trong tôi biết bao cảm xúc êm đềm. Hè đã sắp về, tôi cũng sắp kết thúc một năm học đầy ý nghĩa. Mấy tháng hè xa trường, xa thầy cô và bạn bè, tôi sẽ nhớ lắm đây. Nhưng đây là cảm xúc bất cứ ai trong những năm tháng học trò của mình cũng đều phải trả qua.

Ngôi trường thân yêu đã đi vào trong tâm thức của mỗi người. Riêng với tôi, nó sâu đậm và tôi mãi muốn lưu giữ trong trái tim mình. Sẽ thật khó khăn để tôi phải tạm biệt và rời xa ngôi trường này, nhưng rồi ai cũng cần lớn và trưởng thành. Dù thế nào, tôi cũng sẽ mãi không quên mái trường với thầy cô và bạn bè những năm tháng vui vẻ, hồn nhiên ấy.

Bài văn mẫu biểu cảm về mái trường số 03

Trong cuộc đời của mỗi người, quãng thời gian học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường luôn trong sáng và đẹp đẽ nhất. Suốt những năm tháng học trò ấy, chúng ta đã gắn bó với ngôi trường yêu dấu nơi có thầy cô và bạn bè thân thương.

Ngôi trường của tôi mới được sơn sửa lại nên rất khang trang và đẹp đẽ. Những dãy nhà cao tầng màu vàng nổi bật đan xen trong những hàng cây xanh. Từ những phòng học vang tên lời giảng ân cần của thầy cô trong giờ học hay tiếng cười đùa, nói chuyện hồ nhiên của lũ học trò trong những giờ ra chơi. Sân trường rộng rãi và thoáng mát là nơi tổ chức các hoạt động tập thể của trường và là nơi lý tưởng cho lũ học trò chúng tôi chơi các trò chơi.

Tôi yêu ngôi trường này và cảm thấy thân thuộc với từng ghế đá, từng hàng cây, từng góc sân trường… Bởi bất cứ đâu cũng chan chứa những kỷ niệm đẹp đẽ tuổi học trò của tôi. Cũng tại ngôi trường này, tôi đã có thêm những người bạn thân thiết, những người bạn bên cạnh tôi mỗi khi tôi buồn, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, cùng chia đôi chiếc bánh mì ăn buổi sáng. Khoảng thời gian đẹp đẽ nhất tuổi học trò dưới mái trường không thể thiếu đi thầy cô. Thầy cô không chỉ dạy kiến thức cho chúng tôi còn dạy chúng tôi những bài học làm người. Người ta nói, nghề giáo là nghề cao quý quả không sai.

Tôi ngẩng đầu lên nhìn cây phượng giữa sân trường nở hoa đỏ rực như nhiệt huyết của tuổi trẻ. Có những cánh phượng bi gió thổi bay liệng trong khung trung và đáp xuống đất. Đã biết bao lần hoa phương nở là bấy nhiêu lần một thế hệ học sinh trưởng thành rời khỏi ngôi trường này và bước tiếp tương lai rộng mở phía trước, nhưng tôi tin chắc rằng bất cứ ai cũng lưu giữ một góc nhỏ trong tim mình những kỷ niệm về trường.

Chỉ còn 2 năm nữa thôi, tôi cũng sẽ như các anh, các chị những thế hệ trước phải rời xa ngôi trường này, tôi sẽ học ở ngôi trường mới với bạn bè mới nhưng làm sao tôi có thể quên thầy cô, quên bạn bè, quên những hàng cây ghế đá ở nơi đây. Ít nhất trong những tháng năm này, tôi sẽ trân trọng từng giây từng phút, cố gắng học thật tốt dưới mái trường cấp 2 thân yêu.

Coi thêm bài nguyên văn tại : Biểu cảm về mái trường thân yêu của bạn – Văn mẫu lớp 7


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Tóm tắt những ngôi sao xa xôi – Văn mẫu lớp 9

Những ngôi sao xa xôi – tác phẩm văn học xuất sắc của Lê Minh Khuê. Trong quá trình học, các em học sinh cần phải tóm tắt tác phẩm này và nhiều tác phẩm khác. Nếu em chưa biết cách tóm tắt tác phẩm văn học ra sao, hãy đọc bài viết này của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách làm một bài tóm tắt văn bản cũng như giới thiệu những đoạn tóm tắt hay để các em tham khảo.

tom-tat-nhung-ngoi-sao-xa-xoi-van-mau-lop-9-1

Tóm tắt tác phẩm văn học

Cách tóm tắt một tác phẩm văn học

Tóm tắt một tác phẩm văn học yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chí: ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ ý. Có rất nhiều cách để tóm tắt một tác phẩm, nhưng một trong những cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất là lựa chọn tóm tắt theo nhân vật chính của tác phẩm. Các em chỉ cần dựa theo những diễn biến xoay quanh nhân vật chính để tóm tắt mà thôi. Cụ thể nên thực hiện 4 bước sau:

Bước 1: Đọc thật kỹ tác phẩm

Nếu các em học sinh không đọc thật kỹ tác phẩm, các em sẽ không thể tóm tắt được do không thể tổng hợp hoặc tổng hợp thiếu tinh thần của tác phẩm đó. Vì vậy, hãy đảm bảo tối thiểu mình đã đọc tác phẩm đó 3 lần trước khi bắt tay vào làm bài nhé.

Bước 2: Xác định nhân vật chính trong tác phẩm

Chúng ta cần dựa vào nhân vật chính để tóm tắt tác phẩm. Việc xác định đúng nhân vật chính cũng như những sự kiện và những nhân vật khác gắn liền, xoay quanh nhân vật chính đó rất quan trọng.

Bước 3: Sắp xếp, bố cục những sự kiện chính theo trình tự trong tác phẩm

Dù các em tóm tắt tác phẩm chỉ trong vài dòng nhưng không được làm thay đổi diễn biến, trình tự sự việc. Vì thế hãy sắp xếp theo đúng trình tự trong tác phẩm nhé.

Bước 4: Dùng lời văn của mình để tóm tắt tác phẩm

Lưu ý, các em cần sử dụng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích để thu gọn độ dài so với văn bản gốc nhưng vẫn đòi hỏi sự chính xác và đầy đủ nội dung. Riêng đối với dạng bài văn tóm tắt tác phẩm như thế này, không đòi hỏi các em học sinh phải sáng tạo. Sự sáng tạo trong dạng bài này là không cần thiết.

Chỉ với 4 bước trên đây, các em đã đủ tự tin để tóm tắt bất cứ tác phẩm văn học chưa nào?

tom-tat-nhung-ngoi-sao-xa-xoi-van-mau-lop-9-2

Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Những bài văn tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi hay

1. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi số 01

Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê kể về cuộc sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong Phương Định, Nho và chị Thao. Cả 3 đều thuộc tổ trinh sát mặt đường. Nơi sinh sống của họ là một cái hang trên cao điểm nằm ngay giữa vùng trọng điểm của chiến trường trên tuyến đường Trưởng Sơn những năm chống Mỹ. Họ thực hiện công việc quan sát địch ném bom, san lấp hố bom di địch gây ra, tìm kiếm những quả bom chưa nổ và thực hiện công việc nguy hiểm: phá bom. Công việc của những cô gái này vô cùng nguy hiểm và cận kề giữa cái sống với cái chết. Nhưng đối lập với thực tại, với chiến trường khốc liệt, tâm hồn họ vẫn giữ được sự vui tươi, hồn nhiên của tuổi trẻ. Họ vẫn tìm cho mình những giây phút mơ mộng và thảnh thơi. Mặc dù làm cùng một nhiệm vụ, đều gan dạ nhưng mỗi người có một tính cách riêng. Họ gắn bó, yêu thương lẫn nhau điều đó được thể hiện qua một lần Nho bị thương do phá bom, hai người đồng đội còn lại hết lòng lo lắng và chăm sóc.

2. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi số 02

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi kể về ba nhân vật nữ thanh niên xung phong Phương Định, Thao và Nho. Bao người làm thành một tổ trinh sát trên mặt đường tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Phương Định là nhân vật kể chuyện. Hàng ngày, họ quan sát máy bay địch thả bom, tính toán lượng đất cát để san lấp đường giữ cho đường luôn được nối liền và phá những quả bom chưa nổ. Giữa chiến trường khốc liệt, công việc hiểm nguy có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng cả ba nữ thanh niên xung phong vẫn luôn yêu đời, hồn nhiên bất chấp thực tại. Những phút giây thanh thản, mơ mộng của ba cô gái tuổi mười tám, đôi mươi là điều tất yếu. Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn kết keo sơn khi Nho bị thương liền nhận được sự chăm sóc và lo lắng của hai người em. Một cơn mưa kéo đến khiến 3 cô gái với 3 tính cách khác nhau như mềm lại, dịu lại và thích thú vô cùng.

3. Tóm tắt những ngôi sao xa xôi số 03

Tại một trọng điểm trên tuyết đường Trường Sơn có 3 nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát. Cả 3 cô gái đều còn rất trẻ có tên: Phương Định, Thao và Nho. Chị Phương Định lớn tuổi hơn và làm tổ trường. Nhiệm vụ của họ rất quan trọng: quan sát máy bay địch ném bom, tính toán khối lượng cát đá để san lấp mặt đường nơi những quả bom địch đã nổ và phá bom. Họ thường xuyên phải đi trên cao điểm giữa ban ngày nơi mà máy bay địch có thể tới bất cứ lúc nào. Mặc dù khó khăn và nguy hiểm là thế, nhưng họ không hề sợ hãi vẫn luôn bình tĩnh đối mặt mỗi lần phá bom. Công việc nguy hiểm ấy, chiến trường khốc liệt ấy cũng chẳng thể nào làm tắt đi niềm vui tươi và hồn nhiên của tuổi trẻ. Họ vẫn biết cách tìm đến những phút giây mơ mộng, bình yên đúng với lứa tuổi mình. Qua một lần nhân vật Nho bị thương do phá bom, Phương Định và Thao hết sức lo lắng, chăm sóc thể hiện tình đồng đội, tình chị em gắn bó. Phần cuối truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của 3 nhân vật với 3 tính cách khác nhau. Cơn mưa đến làm cả 3 chị em tổ trinh sát vui tươi và thích thú.

4. Tóm tắt truyện ngắn những ngôi sao xa xôi số 04

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là câu chuyện kể về tổ trinh sát mặt đường gồm 3 cô gái tuổi mười tám đôi mươi Phương Định, Nho và Thao. Ba cô gái sống trong một hang xa căn cứ, ngay tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Ba cô gái có nhiệm vụ quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp đồng thời tìm và đánh dấu những quả bom chưa nổi sau đó phá bom đảm bảo cho xe tải được thuận lợi di chuyển khi đi qua tuyến đường Trường Sơn. Công việc gian khổ và nguy hiểm, nhưng vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô gái vẫn được tỏa sáng. Ba cô gái với ba tính cách khác nhau nhưng đều dũng cảm, đoàn kết và yêu đời, hồn nhiên là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

5. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi mẫu 05

Phương Định (người kể chuyện), Nho và Thao là ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ có nhiệm vụ rất quan trọng giữ cho tuyến đường huyết mạch được nối liền, xe của bộ đội đi qua thuận lợi: quan sát máy bay địch thả bom, san lấp mặt đường do bom nổ, phá bom. Mặc dù công việc của họ vô cùng nguy hiểm nhưng họ vẫn có những giây phút thanh thản và mơ mộng, vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ. Đặc biệt, dù mỗi người một tính cách nhưng cả 3 đều yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau thể hiện qua một lần chị Nho bị thương do phá bom. Kết truyện là một cơn mưa đá kéo đến trên trọng điểm và niềm vui của ba cô gái cũng như những hi vọng vào tương lai.

6. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi số 06

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao – tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở trên tuyến đường Trường Sơn. Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm của một vùng trọng điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm và cần sự chính xác, bình tĩnh. Mỗi ngày họ phải phá bom ít thì ba lần, nhiều thì năm lần. Họ luôn phải đối diện với thần chết trong mỗi lần phá bom. Cuộc sống của ba cô gái dù khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng ở họ vẫn có những niềm vui, hồn nhiên của tuổi trẻ. Thao – một người chị cả rất thích hát, thích chép lời bài hát, thậm chí cả lời Phương Định bịa ra. Cô tỉa lông mày nhỏ như cái tăm, áo lót nào cũng thêu chỉ màu. Nho là em út trong tổ, tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng. Cứ mỗi lần Nho đi trinh sát về, cô lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng đến một que kem mát mẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã hết lòng lo lắng, chăm sóc. Phương Định – nhân vật kể chuyện cũng là cô gái hồn nhiên, giàu cảm xúc, mơ mộng và hay sống với những kỷ niệm tuổi thiếu nữ hồi ở thành phố. Cuối truyện, một cơn mưa đá bất chợt ập đến khiến Phương Định nhớ về gia đình và thành phố của mình.

7. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi số 07

Qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi với lời kể của nhân vật Phương Định, tác giả đã tái hiện phần nào cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong. Ngoài Phương Đình còn có cả Nho và Thao trên trọng điểm chiến trường Trường Sơn. Do công việc là quan sát máy bay địch thả bom, san lấp mặt đường, phá bom… nên 3 cô gái phải ở lại một cái hang ngay giữa trọng điểm và xa căn cứ. Mặc dù sống giữa chiến trường khốc liệt, công việc nguy hiểm với cái chết cận kề nhưng cả 3 cô gái chẳng có một chút sợ hãi, chùn chân. Ngược lại, trong hoàn cảnh ấy mỗi cô gái với các tính cách khác nhau vẫn tìm cho mình những phút giây hồn nhiên, mơ mộng đúng với lứa tuổi của mình. Trong một lần phá bom chẳng may Nho bị thương và cũng thông qua đó tình cảm và sự quan tâm, lo lắng cho nhau của 3 chị em được bộc lộ. Một cơ mưa đá kéo đến, cả ba nhân vật đều thích thú và đuổi theo những suy nghĩ của riêng mình.

Qua bài viết này, mong rằng các em đã biết cách tóm tắt truyện Những ngôi sao xa xôi cũng như các tác phẩm văn học khác nhé.

Xem nguyên bài viết tại : Tóm tắt những ngôi sao xa xôi – Văn mẫu lớp 9


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Văn mẫu lớp 10

Để giúp các em học sinh lớp 10 có thể học và làm tốt bài văn phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đăng Trần Côn, bài viết này cũng tôi sẽ hướng dẫn cách lập dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu, phân tích hay cho các em tham khảo.

phan-tich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-van-mau-lop-10-1

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Dàn ý phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
  • Khái quát tâm trạng sầu bi chủ đạo của người chinh phụ trong suốt tác phẩm

Thân bài:

  • Nỗi cơ đơn tột cùng của người chinh phụ được lột tả trong 8 câu thơ đầu:
  • Cảnh ngộ của người chinh phụ là chồng đi đánh trận và phải ở nhà cô đơn một mình.
  • Hành động của người chinh phụ lột tả sâu sắc cảnh ngộ ấy:

“Gieo từng bước” – bước chân chậm rãi

“Rủ thác đòi phen” – hành động lặp đi lặp lại nhiều lần trong vô thức

  • Hành động của người chinh phụ không chủ đích dường như muốn giết thời gian, sự bần thần và cô đơn được lột tả trọn vẹn.
  • Những hình ảnh xuất hiện:

Chim thước – loài chim báo tin lành nhưng lại không xuất hiện như người chinh phụ đang chờ ngóng tin chồng trong vô vọng.

Ngọn đèn: chỉ thời gian đêm khuya – người chinh phụ vẫn thức đợi và ngóng trông. Sự cô đơn lên đến đỉnh điểm khi không ai sẻ chia.

Hoa đèn – bóng người: Người chinh phụ trằn trọc nhớ chồng đến mức không còn chút sức sống nào. Tâm trạng cũng vì thế mà buồn sầu, nhớ nhung nhưng tất cả chỉ trong vô vọng.

  • Lời độc thoại của người chinh phụ: thể hiện tâm trang buồn triền miên từ ngày này sang tháng khác. Nỗi lòng bi thương ấy chẳng nói lên lời và chẳng thể ngỏ cùng ai chỉ có thể tâm sự với những vật vô tri vô giác xung quanh. Với câu hỏi tu từ được sử dụng là lời khắc khoải tô đậm tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích.
  • Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ được lột tả trong 8 câu thơ tiếp theo
  • Cảnh vật được tái hiện:

Gà eo óc, năm trống là những âm thanh của sự cô quạnh và lẻ loi, của sự trống vắng đêm khuya.

Cây hòe bên hiên nhà dường như không còn sức sống.

  • Tất cả gợi sự lẻ loi, cô quạnh đến quặn lòng.
  • Thời gian: Bằng biện pháp tu từ, tác giả thể hiện một giờ xa cách như một năm đằng đẵng, mối sầu ấy được tô đậm hơn và dàn trải.
  • Hành động của người chinh phụ:

Miễn cưỡng đốt hương một cách gượng gạo. Đến đánh đàn cũng không cảm xúc, soi gương cũng là sự cố gắng nhưng tất cả đổi lại là lệ chan, là sự mê man trong nỗi sầu nỗi nhớ.

  • Hình ảnh sắt cầm, dây duyên, phím loan xuất hiện đại diện cho hạnh phúc đôi lứa nhưng càng khiến người chinh phụ khắc sâu hơn tình cảnh chia lìa hiện tại
  • Niềm thương nhớ chồng vô bờ của người chinh phụ trong 8 câu thơ tiếp theo
  • Không gian

Tác giả sử dụng hình ảnh gió đông, non Yên – là hình ảnh ước lệ như người chinh phụ chỉ biết dùng gió đông gửi đến chồng nỗi nhớ thương.

Không gia và chẳng có điểm cuối với hình ảnh “đường lên bằng trời”

  • Sự xa cách giữa người chinh phụ và chồng dường như đằng đẵng và trùng khơi.
  • Tính chất của nỗi nhớ được thể hiện qua những từ láy “thăm thẳm” và “đau đáu” gợi độ sâu của nỗi nhớ cùng trạng thái nhớ nhung quay quắt trong lòng, chẳng lúc nào nguôi. Nỗi nhớ ấy cứ kéo dài vô tận trong thời gian và không gian vô tận, dằng dặc và khắc khoải.
  • Tâm trạng của người chinh phụ được lột tả qua các hình ảnh

Cảnh buồn, thiết tha lòng: lòng buồn cảnh cũng buồn.

Cành cây sương đượm: sự lạnh lẽo buốt giá của không gian hay trong lòng người chinh phụ.

Tiếng trùng hoang vắng: đêm tịch mịch đến mức âm thanh của côn trùng nghe rõ rệt.

  • Tâm trạng cô đơn nhưng tất cả nỗi niềm chỉ đổi lại sự vô vọng mà thôi.

Kết bài:

  • Khái quát lại tâm trạng của người chinh phụ
  • Thái độ của tác giả trước tâm trạng ấy: sự thương xót, đồng cảm. Từ đó lên án chiến tranh thời phong kiến đã gây ra cảnh chia lìa lứa đôi.

phan-tich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-van-mau-lop-10-2

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bài văn mẫu hay phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Được trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn, đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện một cách chân thật và sâu sắc nỗi cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ ngóng trông, nhớ thương người chồng đi chinh chiến nơi xa. Không chỉ mang ý nghĩa lớn về giá trị văn chương, tác phẩm còn mang ý nghĩa nhân đạo lớn lao.

Sau khi tiễn chông đi nơi biên ải xa xôi, người vợ trẻ mới trở về với cuộc sống hàng ngày – cuộc sống của sự lẻ bóng và cô đơn được khắc họa rõ nét qua 8 câu thơ đầu tiên:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”

Chỉ qua 2 câu thơ, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh một người chinh phụ với hành động đi đi lại lại ngoài hiên, rồi cuốn rèm lên lại hạ rèm xuống. Dường như các hành động được thực hiện trong vô thức, chứ người chinh phụ vốn chẳng màng để tâm đến. Những hành động lặp đi lặp lại ấy phải chăng cũng để giết thời gian, chất chứa đầy nỗi lòng của người phụ nữ. Nỗi cô đơn cứ bủa vây xung quanh khi nàng phải sống một mình trong ngôi nhà đó.

“Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Tring rèm, dường đã có đèn biết chăng”

Câu thơ này có sự xuất hiện của hình ảnh chim ô thước – loài chim may mắn luôn báo tin vui. Thế nhưng “chẳng mách tin” – chim ô thước không báo tin vui về làm người vợ trẻ lo lắng ngày đêm cho người chồng nơi sa trường, trận mạc. Nỗi day dứt trong lòng người chinh phụ càng được tô đậm với câu hỏi tu từ “Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng”.

“Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Ngọn đèn là hỉnh ảnh chỉ thời gian đêm khuya – người chinh phụ vẫn thức đợi và ngóng trông. Sự cô đơn lên đến đỉnh điểm khi không ai sẻ chia. Hoa đèn – bóng người cho thấy người chinh phụ trằn trọc nhớ chồng đến mức không còn chút sức sống nào. Tâm trạng cũng vì thế mà buồn sầu, nhớ nhung nhưng tất cả chỉ trong vô vọng.

“Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”

Tác giả tả cảnh nhưng thực chất để ngụ tình. Cảnh vật xuất hiện nhưng cũng chỉ để khắc họa rõ nét hơn, lột tả sâu sắc hơn tình cảnh của người chinh phụ mà thôi. Đúng như Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Tâm trạng não nề của người chinh phụ đã nhuốm màu lên cảnh vật khiến cảnh vật và sự sống đều trở nên trống trải, hoang vắng và buồn bã tột cùng. Tiếng gà gáy vang vọng – dường như cả đêm khuya thanh vắng người chinh phụ chẳng thể ngủ được vì nỗi nhớ chồng. Tiếng gà ấy khắc khoải như khoan sâu thêm vào tâm trạng người phụ nữ đang đau đáu nhớ chồng. Cây hòe dường như cũng chẳng còn sức sống, chỉ phất phơ bên thềm. Nỗi nhớ, nỗi buồn ấy cứ đầy lên theo thời gian, cứ chồng chất lên theo thời gian và kéo dài ra đằng đẵng.

“Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Một giờ xa cách như một năm, cứ trải qua từng khắc từng giờ, nỗi nhớ trong lòng người chinh phụ lại càng được nối dài dằng dặc như biển xa. Liệu có ai có thể thấu hiểu nỗi lòng ấy cho người chinh phụ hay không? Nỗi buồn ấy chẳng có điểm dừng, chẳng có hồi kết khiến tâm trạng của người chinh phụ bị đẩy lên tột cùng:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”

Sự rối bời và cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ khiến nàng làm bất cứ thứ gì cũng chỉ là sự gượng gạo và miễn cưỡng mà thôi. Nàng miễn cưỡng đốt hương mong thấy sự tỉnh táo thì tâm hồn lại mê man trong nỗi nhớ. Nàng miễn cưỡng soi gương để chải chuốt dung nhan lại nhìn thấy mình u sầu với lệ chan nhạt nhòa phản chiếu. Nàng định đánh đàn để giải khuây, để vơi bớt đi nỗi buồn, nỗi nhớ đang giăng kín trong lòng mình lại càng thêm sầu khổ bởi “dây uyên”, “phím loan” là đại diện của lứa đôi hạnh phúc khác hoàn toàn với thực tại nàng đang trải qua. Tất cả như đang cuộn xoáy trong lòng nàng, chất chứa thêm chẳng thể vơi bớt, chẳng thể giải tỏa cùng ai. Nàng hướng đến nơi biên ải xa xôi có người chồng nàng ngày đêm mong nhớ:

“Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

Không gian trở lên rộng lớn hơn, xa xôi hơn nhưng cũng chỉ toàn chất chứa nỗi buồn và cách biệt nghìn trùng chẳng thể nào đi tới. Trời thăm thẳm như chính nỗi nhớ trải dài trong triền miên không dứt, nỗi nhớ ấy còn có cả sự “đau đáu” ngóng trông trong vô vọng, mòn mỏi. Người chinh phụ cũng chỉ đành biết gửi tới người chồng nỗi nhớ qua gió miền, nhưng núi cao liệu gió có tới nơi?

“Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Nỗi lòng của người chinh phụ đã trở nên quá bí bách cần được sẻ chia, nhưng ngoài cảnh vật xung quanh, người chinh phụ còn biết chia sẻ nơi ai. Dường như hiểu được nỗi lòng ấy, cảnh vật xung quanh cũng có sự đồng cảm. “Sương đượm” và “mưa phun” là sự lạnh giá như lòng nàng bây giờ cũng đã giá băng và tan nát theo từng nỗi nhớ.

Bằng thể thơ song thất lục bát với giọng thơ buồn bi thương kết hợp các biện pháp nghệ thuật tư từ tác giả Đặng Trần Côn đã lột tả trọn vẹn tỉnh cảnh lẻ loi, tâm trạng buồn khổ, nỗi nhớ mong day dứt của người chinh phụ ấy. Không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương, thông qua tác phẩm này tác giả bày tỏ sự xót thương và đồng cảm sâu sắc với thân phận phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa nhà đồng thời còn gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến đã gây ra cảnh chia ly và thậm chí cảnh nước mất, nhà tan…

Trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” chỉ là diễn biến tâm trạng của người phụ nữ đợi chồng, chờ chồng chinh chiến nơi xa nhưng bằng tài năng và tấm lòng của mình, Đặng Trần Côn đã tái hiện thật đặc sắc, sâu đậm nỗi lòng ấy.

Xem thêm bài nguyên mẫu tại : Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Văn mẫu lớp 10


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed