Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Bài văn miêu tả dòng sông quê hương em- văn mẫu lớp 5

Là một quốc gia gắn liền với nền nông nghiệp trồng lúa nước, nên những con sông trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống của người dân ta. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các em những bài văn mẫu miêu tả dòng sông quê hương được tuyển chọn trong sách văn mẫu lớp 5 giúp các em có thể làm tốt hơn bài văn này nhé!

Gợi ý lập dàn ý miêu tả dòng sông

1. Mở bài

Giới thiệu dòng sông quê em: tên của dòng sông (nếu có), dòng sông đó ở nơi em sinh sống hay ở quê nội, quê ngoại?

2. Thân bài

Miêu tả về dòng sông:

- Hình dáng của dòng sông
- Hai bên bờ dòng sông
- Nước của dòng sông theo mùa thay đổi như thế nào
- Đời sống sinh vật dưới dòng sông ra sao

Miêu tả về đời sống con người quê em gắn liền với dòng sông:

- Dòng sông cho tôm cá với hình ảnh thân thuộc của bác nông dân kéo chài, kéo lưới.
- Ở mỗi bến nước người dân thường giặt giũ, ngồi hóng mát dưới gốc cây.
- Mỗi buổi chiều mùa hè trẻ em và người lớn tắm sông, nô đùa vui vẻ.

3. Kết bài

Nói về tình cảm của em với dòng sông quê hương.

Những bài văn mẫu hay miêu tả dòng sông

1. Bài văn miêu tả dòng sông số 1

Vậy là một năm học cũng đã trôi qua, bố mẹ lại đưa em về quê nội thăm ông bà. Ngày mai em được về quê rồi, cả đêm em háo hức không ngủ được vì mong gặp ông bà cũng rất nhớ dòng sông quê hương.

bai-van-mieu-ta-dong-song-1

Hình ảnh dòng sông quen thuộc

Về quê có rất nhiều điều mới lạ để em khám phá và một trong những điều ấy chính là dòng sông quê. Quê nội em cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam có lũy tre làng có dòng sông uốn lượn chảy quanh. Dòng sông này gắn liền với tuổi thơ của bố em, là nơi bố em đã sinh ra và lớn lên.

Em cũng không biết nguồn gốc của dòng sông này bắt đầu từ đâu, người dân quê em gọi nó bằng một cái tên thân thương: sông Đò. Dòng sông Đò như 1 dải lụa đào uốn lượn chảy quanh ngôi làng vô cùng mềm mại. Một bên của dòng sông là cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay và một bên là đường làng em.

Buổi sáng sớm, dòng sông lặng im và trầm ngâm trước tiếng gáy vang ò ó o của những chú gà trống, phản chiếu ánh nắng đang lên của ông mặt trời. Buổi trưa hè, khi ông mặt trời đã lên cao, dòng sông lúc này nước chảy lăn tăn hơi gợn sóng và lấp lánh như được phủ hàng ngàn viên pha lê trên bề mặt sông. Còn buổi chiều tà dòng sông lại trở nên sôi động, nhộn nhịp với đời sống của người dân làng. Buổi tối dòng sông tĩnh mĩnh, chỉ thi thoảng vang vọng tiếng ếch tiếng nhái kêu hay tiếng gõ mạn thuyền của bác thuyền chài.

Dưới lòng sông là một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng, phong phú với tôm với cá. Thi thoảng em nhìn thấy những chú cá bơi lượn sát mặt nước vô cùng sinh động, hay có những chú cá tinh nghịch còn nhảy hẳn lên mặt nước làm bắn tung những giọt nước nhỏ. Trôi lững lờ trên bề mặt dòng sông là những cây lục bình với hoa màu tím bắt mắt. Thi thoảng ở hai bên bờ sông, người dân còn tạo những bè rau muống dùng làm thức ăn cho heo.

Ông em bảo rằng, đời sống của dân làng từ xưa đến nay đều gắn liền với dòng sông này. Sông cho nước tưới tiêu cho ruộng đồng, nuôi lớn những cây lúa là hạt ngọc của trời đất, cho người dân của lương thực để ăn. Sông cho cá cho tôm để những bữa ăn của người dân thêm đậm đà, đủ chất và nhiều gia đình chài lười còn sống nhờ tôm cá của dòng sông.

Dòng sông còn là nơi cứ mỗi buổi chiều tà, phụ nữ thì ngồi trên bờ giặt giũ nói chuyện, trẻ em đàn ông sẽ xuống sông tắm mát và nô đùa vui vẻ. Những khung cảnh yên bình, thú vị này em chỉ có thể được tận mắt nhìn và được trải nghiệm khi về quê nội mà thôi. Em cũng được bố cho xuống sông tắm. Cảm giác được hòa mình vào dòng sông quê mát lạnh thật sự khiến em thích thú và nhớ mãi. Dường như cái oi ả mùa hè đều tan biến tại dòng sông quê.

Lần này về quê em đã nhờ bố chuẩn bị cả máy ảnh để em có thể lưu giữ những bức hình về dòng sông Đò quê em.

2. Bài văn miêu tả dòng sông số 2

Sinh ra và lớn lên ở làng quê Việt Nam, tuổi thơ của em gắn liền với cánh đồng lúa, với cánh diều vi vu và với dòng sông thân thuộc. Dòng sông quê em giống như một người mẹ hiền bao đời chăm lo cho những đứa con thôn làng.

Dòng sông quê em là một nhánh nhỏ của con sông Hồng đỏ nặng phù sa. Dòng sông như mái tóc mượt mà của người thiếu nữ uốn lượn và chảy quanh ngôi làng, bao bọc lấy ngôi làng của em. Em không biết dòng sông này chảy qua những đâu, nhưng chắc chắn rằng nó phải chảy qua rất nhiều xóm làng, qua rất nhiều cánh đồng xanh, qua rất nhiều bãi đồi.

bai-van-mieu-ta-dong-song-2

Dòng sông quê hương gắn liền với tuổi thơ

Mỗi mùa, dòng sông như thay một chiếc áo mới vô cùng sinh động. Mùa hè nước trong và sáng lấp lánh nhờ phản chiếu ánh mặt trời. Mùa thu nước sông lại trong vắt và yên bình. Mua đông dòng sông lại trầm ngâm mang một vẻ đẹp rất riêng. Còn mùa xuân, dòng sông như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài với nguồn sống dồi dào. Đặc biệt vào mùa hè, khi những cơn mưa rào đổ xuống, dòng sông có màu đỏ do đất cát, phù sa chảy xuống. Nhưng cũng rất nhanh chóng sau vài hôm khi mưa đã tạnh, nước dòng sông lại trở nên trong vắt.

Em rất thích được ngắm dòng sông vào buổi sáng sớm tinh mơ. Khi ấy em được nhìn những chú cá đi kiếm ăn, được nhìn những con ốc bám trên những thân cây khoai, thân rau muống mà chỉ cần chạm nhẹ chúng sẽ thu mình vào trong chiếc vỏ để chìm xuống. Vào sáng sớm cũng là lúc bắt đầu đi kiếm ăn của đàn vịt bơi tung tăng, của những chú bói cá sắc màu sặc sỡ. Một bên bờ sông là đường làng, người người hối hả bắt đầu nhiệm vụ ngày mới của mình: bác nông dân ra đồng, các bạn học sinh đi học, người đi chợ, người đi làm…Cùng với những rặng cây bên bờ sông, tất cả tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động.

Vào mùa hè, mỗi buổi chiều em cùng lũ trẻ trong xóm đều ra bến nước đầu làng dưới gốc đa để tắm sông. Dòng sông như một người mẹ hiền ôm lấy chúng em, cho chúng em thỏa sức nô đùa. Trong khi đó, những bác nông dân đi làm về tranh thủ nghỉ mát dưới gốc đa, những bà những mẹ lại tranh thủ giặt đồ.

Có lẽ sông chỉ thực sự yên tĩnh và ban đêm khi trăng đã lên. Dòng sông phải chiếu ánh trăng lung linh và thơ mộng vô cùng. Ông trăng lặn sâu xuống đáy sông tạo nên một khung cảnh khiến những ai có tâm hồn thi sĩ có thể xuất khẩu thành thơ.
Em rất yêu dòng sông quê em. Sau này dù lớn lên có đi đâu xa, em vẫn sẽ mãi lưu giữ bóng hình quê hương với dòng sông tuổi thơ.

3. Bài văn miêu tả dòng sông số 3

Mặc dù sinh ra ở quê, nhưng khi em bắt đầu vào lớp 1, bố mẹ chuyển công tác lên thành phố, em cũng theo bố mẹ lên thành phố sống từ đó. Mặc dù đã sống ở nơi thành thị tấp nập vài năm, nhưng mỗi lần nghỉ hè được về quê em vẫn vô cùng mong đợi và háo hức. Bởi em nhớ ông bà, nhớ làng xóm và đặc biệt nhớ dòng sông quê hương.

Dù có đi đâu, có thấy bao nhiêu dòng sông, em vẫn thấy con sông quê em là con sông đẹp nhất. Dòng sông bắt nguồn từ những con suối rừng Trường Sơn hùng vĩ. Sông chảy qua biết bao vùng đất, qua nhiều ruộng đồng, qua nhiều bãi bồi và lặng lẽ, trầm ngâm khi tới làng em. Ngay bên cạnh dòng sông là con đường chính của làng, vì thế bất cứ ai đi đâu hay về làng đều đi qua con đường bên cạnh dòng sông này.

Nhìn từ xa, con sông quê em giống như một con trăn khổng lồ uốn lượn quanh làng. Dòng sông dài bao nhiêu em không biết và cả các bô lão trong làng em cũng không biết được. Chỗ rộng nhất của dòng sông khi chảy qua làng em cũng chỉ khoảng vài mét mà thôi.

bai-van-mieu-ta-dong-song-3

Dòng sông hiền hoà như một người mẹ

Nước của dòng sông được thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, nước sông cạn và trong vắt dường như có thể nhìn thấy cả đáy với từng đàn cá tung tăng bơi lội. Vào mùa mưa, nước sông dâng cao và đổi màu thành màu đục. Đặc biệt, những đợt lũ đổ về, nước sông đỏ ngầu và giận giữ vô cùng đáng sợ. Thế nhưng, khi lũ đã qua đi, dòng sông lại trở về sự hiền hòa như một người mẹ hiền.

Dòng sông cung cấp nước cho ruộng đồng, như nguồn sữa mẹ nuôi lớn những cây lúa, cây khoai cây ngô cho người dân quê em có nguồn lương thực dồi dào. Không chỉ vậy, dưới lòng sông còn có cả một thế giới sinh vật phong phú từ tôm, cá, cua, ốc, trai… Hàng ngày, các bác thuyền chài nhẹ lướt con thuyền trên dòng sông để thả lưới bắt cá bắt tôm. Ông em bảo việc thả lưới được nhiều cá tôm hay không còn tùy vào con nước mà chỉ người có kinh nghiệm lâu năm mới biết được.

Hai bên bờ sông được dân làng trồng những cây cao lớn như cây liễu, cây phượng, cây bàng soi bóng xuống dòng sông. Nhưng đặc biệt nhất và trở thành nét đẹp, linh hồn làng quê có lẽ là cây đa cổ thụ cùng bến nước ngay đầu làng. Nghe nói, cây đa này được cụ tổ khai sinh ra làng trồng từ nhiều năm về trước. Mỗi khi đi làm đồng về, người dân quê em đều dừng lại ở đây rửa tay chân và ngồi dưới gốc đa nghỉ mát.

Đã là một đứa trẻ sinh ra ở làng quê với tuổi thơ gắn liền với dòng sông có lẽ chẳng một ai chưa từng tắm sông. Mỗi buổi chiều hè, lũ trẻ trong xóm lại rủ nhau tắm sông và nô đùa. Nước sông mát lành xua tan cái oi ả mùa hè và cả một khúc sông vang những tiếng cười giòn tan của lũ trẻ chúng em.

Dòng sông quê hương như một nét đẹp tuổi thơ mà đi đâu em cũng sẽ luôn nhớ về. Em rất yêu dòng sông quê em.

Trên đây là những bài văn mẫu miêu tả dòng sông hay, các em hãy tham khảo và tự viết một bài văn miêu tả dòng sông của mình nhé. Chúc các em đạt điểm cao!

Tham khảo thêm bài nguyên mẫu tại đây : Bài văn miêu tả dòng sông quê hương em- văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

THỂ TÍCH KHỐI TRỤ

Hình trụ tròn là hình có hai mặt đáy là hai hình tròn song song với nhau và bằng nhau. Ta có thể thấy rất nhiều hình trụ được sử dụng trong thực tế có thể kể đến như: lon sữa bò, cốc uống nước, lọ hoa, thùng đựng nước,… Hình trụ được sử dụng khá phổ biến trong thực tế do đó cách tính thể tích hình trụ cũng được áp dụng rất nhiều trong thực tế. Để có thể tính được thể tích hình trụ thì bài viết dưới đây là một trong những bài viết mà các em không nên bỏ qua.

THỂ TÍCH KHỐI TRỤ

Để tính thể tích khối trụ, ta lấy chiều cao nhân với bình phương độ dài của bán kính hình tròn ở mặt đáy hình trụ và số pi.

V = π. r2. h

 

[caption id="attachment_2923" align="aligncenter" width="182"]Khối trụ Khối trụ[/caption]

Trong đó:

V là thể tích khối trụ có đơn vị là mét khối (m3)

r là bán kính hình tròn ở mặt đáy khối trụ

h là chiều cao của khối trụ

π là hằng số pi ( π = 3, 14)

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Tính thể tích của khối trụ biết khoảng cách giữa hai tâm đáy là a (cm) và đường kính của đáy là b(cm)

Bài tập về thể tích khối trụ

Bài 2: Cho hình chữ nhật ABCD có AC = 10cm, AB=6cm. Cho đường gấp khúc ABCD quay quanh AD ta được 1 hình trụ. Tính thể tích khối trụ được giới hạn bởi hình trụ trên.

Bài tập về thể tích khối trụ

Bài tập về thể tích khối trụ

Bài 3: Cho một hình trụ bất kỳ có bán kính mặt đáy r = 4 cm , trong khi đó, chiều cao nối từ đỉnh của hình trụ xuống đáy hình trụ có độ dài h = 8 cm . Hỏi thể tích của hình trụ này bằng bao nhiêu ?

Bài tập về thể tích khối trụ 3

Bài giải:

Bán kính mặt đáy hình trụ r = 4cm, chiều cao hình trụ h = 8cm. Áp dụng công thức tính thể tích hình trụ ta được kết quả như sau:

V = π x r2 x h = π x 42 x 8 = ~ 402 cm3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tham khảo thêm bài nguyên mẫu tại đây : THỂ TÍCH KHỐI TRỤ


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

THỂ TÍCH HÌNH CHÓP

Hình học không gian là phần rất quan trọng trong toán hình học mà các em học sinh cần nẵm vững. Tính thể tích hình chóp cũng là 1 dạng toán hình hoc không gian có nhiều dạng bài tập khác nhau. Mời các em cùng tìm hiểu về thể tích của hình chóp và các dạng toán thường gắp qua bài viết dưới đây.

ĐỊNH NGHĨA HÌNH CHÓP

Hình chóp là một hình không gian gồm có một đa giác gọi là mặt đáy, các tam giác chung đỉnh gọi là mặt bên, đỉnh chung của các mặt bên đó gọi là đỉnh của hình chóp (h.2.4)

[caption id="attachment_2913" align="aligncenter" width="232"]hình chóp Hình chóp[/caption]

CÔNG THỨC TÍNH THỂ TÍCH HÌNH CHÓP

Gọi Ad là diện tích đáy, h là chiều cao của khối chóp (khoảng cách từ đỉnh đến mặt đáy), V là thể tích hình chóp. Ta có công thức tính thể tích hình chóp như sau

V=(Ad.h)/3

[caption id="attachment_2914" align="aligncenter" width="240"]hình chóp Hình chóp[/caption]

MỘT SỐ DẠNG TOÁN VỀ THỂ TÍCH HÌNH CHÓP THƯỜNG GẶP

Tìm thể tích hình chóp có cạnh bên nằm trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa đa giác đáy

Đối với dạng bài tập này để tìm được thể tích hình chóp ta làm như sau:

  • Xác định đường cao (chính là cạnh bên vuông góc với đáy).
  • Tính đường cao và diện tích đáy
  • Áp dụng công thức để tính thể tích hình chóp

Ví dụ minh họa

ví dụ về bài toán tìm thể tích hình chóp

Tìm thể tích hình chóp có 2 mặt bên kề nhau cùng vuông góc với mặt đáy.

Đối với những dạng toán này ta làm như sau

  • Xác định đường cao (chính là cạnh bên vuông góc với đáy).
  • Tính đường cao và diện tích đáy
  • Áp dụng công thức để tính thể tích hình chóp

Ví dụ minh họa

ví dụ về bài toán tìm thể tích hình chóp

Hình chóp có hai mặt phẳng đi qua đỉnh (không chứa mặt bên) cùng vuông góc với mặt phẳng chứa đa giác đáy

  • Xác định đường cao. (đường nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt đáy).
  • Tính đường cao và diện tích đáy.
  • Áp dụng công thức để tính thể tích khối chóp.

Vị dụ minh họa

c. Hình chóp có hai mặt phẳng đi qua đỉnh (không chứa mặt bên) cùng vuông góc với mặt phẳng chứa đa giác đáy - Xác định đường cao. (đường nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt đáy). - Tính đường cao và diện tích đáy. - Áp dụng công thức để tính thể tích khối chóp.

Hình chóp có một mặt bên vuông góc với mặt đáy

  • Xác định đường cao (đường hạ từ đỉnh xuống cạnh đáy là giao giữa mặt bên đó với mặt đáy.
  • Tính đường cao và diện tích đáy.
  • Áp dụng công thức để tính thể tích khối chóp.

Ví dụ minh họa

d. Hình chóp có một mặt bên vuông góc với mặt đáy - Xác định đường cao (đường hạ từ đỉnh xuống cạnh đáy là giao giữa mặt bên đó với mặt đáy. - Tính đường cao và diện tích đáy. - Áp dụng công thức để tính thể tích khối chóp.

Tìm thể tích hình chóp có một cạnh bên vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt đáy

  • Xác định đường cao (chính là cạnh bên vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt đáy).
  • Tính đường cao và diện tích đáy.
  • Áp dụng công thức để tính thể tích khối chóp.

Ví dụ minh họa

a. Tìm thể tích hình chóp có một cạnh bên vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt đáy - Xác định đường cao (chính là cạnh bên vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt đáy). - Tính đường cao và diện tích đáy. - Áp dụng công thức để tính thể tích khối chóp.

Tìm thể tích hình chóp đa giác đều

  • Xác định đường cao (đường hạ từ đỉnh xuống tâm của đa giác đáy).
  • Tính đường cao và diện tích đáy.
  • Áp dụng công thức để tính thể tích khối chóp.

Ví dụ minh họa

g. Tìm thể tích hình chóp đa giác đều - Xác định đường cao (đường hạ từ đỉnh xuống tâm của đa giác đáy). - Tính đường cao và diện tích đáy. - Áp dụng công thức để tính thể tích khối chóp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tham khảo thêm bài nguyên mẫu tại đây : THỂ TÍCH HÌNH CHÓP


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

HỆ SỐ GÓC CỦA MỘT ĐƯỜNG THẲNG Y = AX + B

Kiến thức về hệ số góc của đường thẳng là kiến thức rất cơ bản mà các em sẽ được học trong chương trình học bậc THCS. Đây là kiến thức các em cần nắm vững để sau này tiếp tục học các chủ đề liên quan trong chương trình học bậc phổ thông như: phương trình đường thẳng và hệ số góc, hệ số góc của tiếp tuyến, viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc,.. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các em kiến thức cơ bản nhất về hệ số góc từ khái niệm, định nghĩa đến cách tính hệ số góc như thế nào ? cuối bài sẽ có thêm phần bài tập vận dụng để các em có thể rèn luyện thêm sau bài học.

KHÁI NIỆM HỆ SỐ GÓC CỦA ĐƯỜNG THẲNG

Định nghĩa 1: Hệ số góc của đường thẳng y=ax+b(a≠0) là hệ số của góc tạo thành (α) khi đường thẳng cắt trục hoành x′Ox tại một điểm và hợp với trục hoành x′Ox tạo thành một góc. Vì a trong phương trình hàm số có liên quan đến góc này nên a được gọi là hệ số góc của đường thẳng y=ax+b.

Đường thẳng  y=ax+b đi qua điểm M(x0;y0)  và có hệ số góc a có phương trình là y=a(x−x0)+y0

Hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau sẽ có cùng hệ số góc.

Khi a>0 thì góc tạo thành là góc nhọn, nằm bên trái trục tung Oy, và nếu  a càng lớn thì góc đó càng lớn.

Khi a<0thì góc tạo thành là góc tù, nằm bên phải trục tung Oy và nếu a càng nhỏ thì góc đó càng lớn.

Khi a=0 thì không có hệ số góc vì khi đó đường thẳng y song song với trục hoành.

Như vậy ta thấy góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox phụ thuộc vào a. Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y=ax + b.

Lưu ý:

  • Khi a > 0, tan α = a
  • Khi a < 0, tan (1800 - α) = - a. Ta tìm được số đo của góc 1800 - α rồi suy ra số đo của góc α
  • Các đường thẳng có cùng hệ số a (a là hệ số của x) thì tạo với trục ox các góc bằng nhau.

Hệ số góc của phương trình đường thẳng

Định nghĩa 2: Đường thẳng không song song với trục tung có hệ số góc (slope) miêu tả độ dốc của đường thẳng và được định nghĩa là tỷ lệ sự thay đổi theo y so với sự thay đổi theo x của hai điểm bất kỳ nằm trên đường thẳng.

Như vậy nếu như đường thẳng đi qua hai điểm (x1, y1) và (x2, y2) thì hệ số góc của đường thẳng đó sẽ được tính bằng công thức ( x1 khác x2)

Hệ số góc của phương trình đường thẳng 1

CÁCH TÍNH HỆ SỐ GÓC

Dạng tổng quát của đường thẳng y: Ax+By+C=0

Nếu B≠0 thì ta chuyển đường thẳng y về dạng như sau: y=ax+b ⇔ABx+y+CB=0⇔y=−ABx−CB

Khi đó hệ số góc của đường thẳng y là a = −AB.

Cách tính góc α tạo bởi đường thẳng  y=ax+b và chiều dương trục Ox

Khi a>0, ta có:tanTAxˆ=OBOA=|b|∣∣−ba∣∣=|a|=a. Sau đó, sử dụng máy tính bỏ túi/ bảng lượng giác để suy ra số đo của TAxˆ.

Khi a<0, ta có: tan(180∘−TAxˆ)=tanOAPˆ=OPOA=|b|∣∣−ba∣∣=|a|=−a

Từ đó tìm ra được số đo của góc 180∘−TAxˆ

Suy ra số đo của TAxˆ.

Cách xác định hệ số góc

BÀI TẬP RÈN LUYỆN

Bài tập 1

Cho hàm số y = mx+(2m+1)            (1)

Với mỗi giá trị của m∈R , ta có một đường thẳng xác định bởi (1) . Như vậy, ta có một họ đường thẳng xác định bởi (1). Chứng minh rằng với mọi giá trị của m, họ đường thẳng xác định bởi (1) luôn đi qua một điểm cố định. Hãy xác định tọa độ của điểm đó.

Lời giải:

Chứng minh họ đường thẳng y=mx+(2m+1) (1) luôn đi qua một điểm cố định nào đó.

Giả sử điểm A(x0;y0) là điểm mà họ đường thẳng (1) đi qua với mọi m.

Khi đó tọa độ điểm A nghiệm đúng phương trình hàm số (1).

Với mọi m , ta có: y0=mx0+(2m+1)⇔(x0+2)m+(1−y0)=0

Vì phương trình nghiệm đúng với mọi giá trị của m nên tất cả các hệ số phải bằng 0.

Suy ra:

x0+2=0⇔x0=−21−y0=0⇔y0=1

Vậy A(−2;1) là điểm cố định mà họ đường thẳng y=mx+(2m+1) luôn đi qua với mọi giá trị m.

Bài tập 2

  1. Tìm hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm A(2; 1)
  2. Tìm hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm B(1; -2)
  3. Vẽ đồ thị của các hàm số với hệ số góc tìm được ở câu a, b trên cùng một mặt phẳng tọa độ và chứng tỏ rằng hai đường thẳng đó vuông góc với nhau.

Đáp án :

Đường thẳng đi qua gốc tọa độ có dạng y = ax + b

  1. Vì đường thẳng y = ax đi qua điểm A(2; 1) nên tọa độ điểm A nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Ta có: 1 = a.2 ⇔ a = 1/2

Vậy hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm A(2; 1) là a = 1/2

  1. Vì đường thẳng y = ax đi qua điểm B(1; -2) nên tọa độ điểm B nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Ta có: -2 = a.1 ⇔ a = -2

Vậy hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm B(1; -2) là a = -2

  1. Với a = 1/2 ta có hàm sô: y = 1/2.x

Với a = -2 ta có hàm số: y = -2x

*Vẽ đồ thị hàm số y = 1/2.x

Cho x = 0 thì y = 0. Ta có: O(0; 0)

Cho x = 2 thì y = 1. Ta có: A(2; 1)

Đồ thị hàm số y = 1/2.x đi qua O và A

*Vẽ đồ thị hàm số y = -2x

Cho x = 0 thì y = 0. Ta có: O(0; 0)

Cho x = 1 thì y = -2. Ta có: B(1; -2)

Đồ thị hàm số y = -2x đi qua O và B.

*Gọi A’, B’ lần lượt là hình chiếu của A, B trên Ox và Oy.

Ta có hai tam giác AA’O và BB’O có hai cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau nên chúng bằng nhau.

Bài tập hệ số góc của phương trình đường thẳngVậy OA ⊥ OB hay hai đường thẳng y = 1/2.x và y = -2x vuông góc với nhau.

 

 

 

 

Đọc nguyên bài viết tại : HỆ SỐ GÓC CỦA MỘT ĐƯỜNG THẲNG Y = AX + B


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

HÀM SỐ BẬC NHẤT

KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị của y thì y được gọi là hàm số của x còn x được gọi là biến số.

Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức.

Giá trị của f(x) tại x0 kí hiệu là f(x0)

Đồ thị hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm M (x;y) trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho x, y thỏa mãn hệ thức y = f(x)

Hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến. Cho hàm số y = f(x):

  • Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R
  • Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R

ĐỊNH NGHĨA HÀM SỐ BẬC NHẤT Y = AX + B

Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là những số cho trước và a ≠ 0.

Đặc biệt, khi b = 0 thì hàm số bậc nhất trở thành hàm số y = ax, biểu thị tương quan tỉ lệ thuận giữa y và x

TÍNH CHẤT HÀM SỐ BẬC NHẤT

Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x thuộc R và có tính chất sau:

  • Đồng biến trên R khi a > 0

Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến trong khoảng nào đó nếu với mọi x1 và x2 trong khoảng đó sao cho x1 < x2 thì f(x1 ) < f(x2 )

  • b) Nghịch biến trên R khi a < 0.

Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến trong khoảng nào đó nếu với mọi x1 và x2 trong khoảng đó sao cho x1 < x2 thì f(x1 ) > f(x2 )

Bảng biến thiên:

[caption id="attachment_2884" align="alignnone" width="679"]Bảng biến thiên Bảng biến thiên[/caption]

CÁCH VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ BẬC NHẤT Y = AX + B

Trường hợp 1: Khi b=0

cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất

cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất

    cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhấtTrường hợp 2: Khi b khác 0

Ta cần xác định hai điểm phân biệt bất kì thuộc đồ thị.

  • Bước 1: Cho x=0=>y=b. Ta được điểm P(0;b)∈Oy.

Cho y=0=>x=−ba. Ta được Q(−ba;0)∈0x.

  • Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P và Q, ta được đồ thị của hàm số y=ax+b.

BÀI TẬP RÈN LUYỆN

Bài tập về hàm số bậc nhất

Bài tập về hàm số bậc nhất

Bài tập về hàm số bậc nhất

Bài tập về hàm số bậc nhất

Bài tập về hàm số bậc nhất

Bài tập về hàm số bậc nhất

Bài tập về hàm số bậc nhất

Bài tập về hàm số bậc nhất

Bài tập về hàm số bậc nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc nguyên bài viết tại : HÀM SỐ BẬC NHẤT


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH THANG VUÔNG

Hình thang là hình ta gặp rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Đây cũng là hình được nhắc đến rất nhiều trong toán học do đó kiến thức về hình thang sẽ là kiến thức cơ bản mà các em cần nắm. Hình thang còn có các dạng đặc biệt như hình thang cân, hình thang vuông… Trong bài dưới đây ta sẽ cùng tìm hiểu về một trong những dạng đặc biệt của hình thang đó là hình thang vuông.

HÌNH THANG VUÔNG

Khái niệm về hình thang vuông

Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. Hình thang vuông nằm trong các trường hợp đặc biệt của hình thang.

Dấu hiệu nhận biết: hình thang có một góc vuông thì đó là hình thang vuông.

[caption id="attachment_2873" align="aligncenter" width="298"]Hình thang vuông Hình thang vuông[/caption]

Công thức tính diện tích của hình thang vuông

Diện tích hình thang vuông bằng một nửa tích của tổng 2 đáy và chiều cao ứng với 2 cạnh đáy, đơn vị diện tích là mét vuông hoặc diện tích hình thang vuông bằng tích của đường cao và trung bình cộng của 2 đáy

S = 1⁄2 h (a + b)

Trong đó:

  • S: Diện tích hình thang
  • a, b: Độ dài 2 đáy của hình thang
  • h: Độ dài đường cao (chính là cạnh vuông góc với 2 cạnh đáy)

Ví dụ minh họa

Cho hình thang ABCD vuông tại D với cạnh AD dài 10 cm, AB dài 12 cm, DC dài 15 cm. Tính diện tích hình thang.

Lời giải:

Theo bài ra ta có:

AB = 12 cm

AD = 10 cm

DC = 15 cm. Đây là cạnh bên đồng thời là chiều cao của hình thang.

Áp dụng ngay công thức tính diện tích hình thang vuông:

S = 1⁄2 h (a + b) = 1⁄2 x AD x (AB+DC) = 1⁄2 x 10 x (12+15) = 135 cm2

Đáp số: 135 cm2

BÀI TẬP VẬN DỤNG

[caption id="attachment_2874" align="alignnone" width="1067"]Bài tập về hình thang vuông Bài tập về hình thang vuông[/caption]

[caption id="attachment_2875" align="alignnone" width="1102"]Bài tập về hình thang vuông Bài tập về hình thang vuông[/caption]

[caption id="attachment_2876" align="alignnone" width="625"]Bài tập về hình thang vuông Bài tập về hình thang vuông[/caption]

[caption id="attachment_2877" align="alignnone" width="696"]Bài tập về hình thang vuông Bài tập về hình thang vuông[/caption]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Coi thêm bài nguyên văn tại : CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH THANG VUÔNG


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed