Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Các bài văn hay tả cây cối lớp 5 chọn lọc

Xung quanh chúng ta hiện hữu rất nhiều các loài cây, mỗi loài cây lại có một đặc điểm riêng. Khi làm văn miêu tả cây cối các em cần vận dụng những kỹ năng đã được học như quan sát, liên tưởng, so sánh kết hợp với vốn từ ngữ của mình diễn đạt thành một bài văn hoàn chỉnh. Ngoài ra việc đọc thêm các bài văn mẫu cũng là cách các em tăng thêm vốn từ, học hỏi cách triển khai ý, với mục đích giúp các em có thể làm văn tốt hơn chúng tôi giới thiệu bộ tài liệu các bài văn mẫu giúp các em học sinh có thể tự viết bài của mình một cách tốt nhất, hay theo dõi sau đây nhé.

Giới thiệu dàn ý bài văn tả cây cối lớp 5

Mở bài:

giới thiệu loài cây mà em yêu thích, em sẽ miêu tả trong bài văn này

Thân bài:

  • Loài cây đó mọc ở đâu, được trồng trong dịp gì
  • Tả hình dáng của loài cây đó

+ cây cao thế nào

+ thân cây có to không, màu gì

+ lá cây mỏng hay dày, hình thù gì, có đặc điểm gì nổi bật hay không

+ loài cây đó có hoa không, hoa có đặc điểm gì

+ đặc tính của loài cây đó (cây ưa sáng, cây ưa tối, cây phải tưới nhiều nước, cây hạn chế tưới nước….

  • Kỷ niệm của em với cây đó

Kết bài:

nêu tình cảm của em với loài cây đó

Bài văn tả cây cối lớp 5 mẫu 1

cac-bai-van-hay-ta-cay-coi-lop-5-chon-loc-1

Những quả khế mọc thành từng chùm như những chùm sao

Nhà em có một mảnh vườn nhỏ ở trước sân, trong khu vườn nhỏ đó mẹ và bố em trồng rất nhiều loại cây khác nhau trông rất mát mắt. Có cả cây cảnh, cây hoa, cây rau, cây ăn quả nhưng em vẫn thích nhất là cây khế.

Cây khế nhà em là cây khế ngọt, nó được trồng từ khi bố mẹ em mới mua ngôi nhà này, thế là đến nay nó cũng đã 11 tuổi, còn hơn cả tuổi của em. Đó cũng là cái cây to nhất khu vườn, những tán lá dang rộng toả bóng cả một góc vườn. Thân cây màu nâu, bề mặt thân cũng hơi nhẵn, không xù xì như các loại cây khác, phía trên từ thân cây mọc ra những cành to mập mạp, vươn rộng như những cánh tay đan nhau chằng chịt với nhau. Từ những cành to lại mọc thêm những nhánh nhỏ. Lá cây khế rất mỏng, nhỏ như những cánh bướm, những lá nhỏ xếp lại với nhau thanh từng chùm. Lá khế già màu xanh đậm, các lá khế non mới ra màu xanh nhạt hơi pha với màu vàng. Chiều đến những cơn gió thổi vào mát rượi, lá cây đung đưa trong gió như đang nhảy múa hay mỗi sáng sớm, đọng lại trên những tán lá giọt sương sáng long lanh như viên kim cương. Hoa khế mọc thành từng chùm nhỏ, màu tím, hoa của cây khế không đẹp rực rỡ như các loài hoa khác, chúng khiêm nhường nhưng ẩn chứa sức mạnh rất lớn, chỉ một thời gian nữa thôi từ những chùm hoa đó mọc ra từng chùm khế mọng nước, nghĩ đến thôi cũng đã chảy cả nước miếng.  Tinh tuý nhất của cây khế được kết tinh từ những ngày tháng cây âm thầm tích trữ năng lượng để cho ra hoa, kết trái. Quả khế có năm cánh, bên trong mọng nước, em thường cắt ngang những lát khế thành hình ngôi sao năm cánh để trang trí món ăn giúp mẹ hay chỉ đơn giản là chấm muối ăn không. Cắn từng miếng khế cảm nhận được vị ngọt của múi khế, vị bùi bùi của hạt khế hoà quện với nhau tan trong miệng. Từng chùm khế sai trĩu quả, có chùm phải đến 5,6 quả, mỗi mùa khế mẹ em lại hái xuống và mang đi chia cho hàng xóm, mọi người ai cũng rất thích cây khế nhà em.

Cây khế trong vườn nhà không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây bóng mát, cây cảnh trang trí vào bức tranh của cả khu vườn. Em rất yêu cây khế nhà em, mỗi ngày em đều giúp mẹ tưới mát cho cây, mong cây luôn tươi tốt và ra nhiều quả để em luôn được ăn những quả khế ngon lành.

Bài văn tả cây cối lớp 5 mẫu 2

cac-bai-van-hay-ta-cay-coi-lop-5-chon-loc-2

Những dải hoa của cây lộc vừng như dải lụa của nàng tiên

Nắng vàng ươm như rót mật xuống mọi vật, trong những tán lá cây các chú ve đang làm nhiệm vụ hoà ca của mình khiến cho không khí sôi động hơn. Ấy là khi biết rằng mùa hè đã đến thực sự, trong cái nắng gay gắt như chảo lửa của mùa hè mà không có màu xanh của những tán cây thì không biết mọi vật sẽ ra sao. Ở cổng nhà em có một cây lộc vừng rất lớn, đứng sừng sững như một chiếc ô khổng lồ, là nơi trú ẩn của rất nhiều loài, em yêu cây lộc vừng nhà em.

Cây lộc vừng cao lớn, cao gần bằng tầng hai của nhà em, cây đã được trồng từ rất lâu rồi, từ ngày ông nội còn trẻ. Sau này khi xây nhà mới mọi người vẫn kiên quyết giữ lại cây lộc vừng như muốn gìn giữ kỷ niệm về ông nội. Cũng giống như đa số các loại cây khác, thân cây có màu nâu sậm, vỏ mỏng nên nhìn không có vẻ xù xì như cây bàng, cây phượng, cây đa hay các loại cây cho bóng mát khác. Rễ cây đâm sâu xuống mặt đất hút dinh dưỡng và năng lượng để phát triển cao lớn, còn mọc ra nhưng cành to, chắc nịch đan xem vào nhau. Lá cây lộc vừng hình thon dài, hơi bầu, mặt trên của lá hơi bóng mỡ màng nhìn rất thích. Lá lộc vừng trông gần giống như lá sung nhưng dày và dai hơn, đặc biệt lá lộc vừng không chỉ ăn được mà còn có thể chữa bệnh. Lá lộc vừng dùng để cuốn các món nem ăn rất bùi, nếu ai đó bị chột dạ có thể ăn vài ngọn lộc vừng sẽ cầm được ngay. Cây lộc vừng cũng có hoa, hoa của lộc vừng khác hẳn những loại hoa khác, nó không mọc từng bông mà mọc thành từng chùm, chùm dài nhất có thể đến 3 gang tay của người lớn. Mọc xung quanh chiếc dây là chi chít những bông hoa đỏ rực rỡ, rủ xuống dưới như những dải lụa mềm mại của nàng tiên. Điều đặc biệt của cây là hoa chỉ nở vào ban đêm, e thẹn, khiêm nhường đáng trân trọng. Chỉ những ai thật tinh tế mới yêu vẻ đẹp của hoa lộc vừng bởi chúng thường tàn rất nhanh, hoa rụng xuống mặt đất dày đặc như trải một tấm thảm hoa, nhìn từ xa trông cây đẹp tựa như một bức tranh vậy. Những trưa hè nóng bức cả xóm em lại tụ tập dưới bóng cây ở ngoài cổng vừa hóng mát vừa trò chuyện rôm rả, ai cũng xem cây lộc vừng như một người thân, người hàng xóm già, cây đa chứng kiến rất nhiều những kỷ niệm vui vẻ của gia đình em cũng như của cả xóm thân yêu.

Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đi qua cây lộc vừng vẫn đứng mãi ở đó như lính canh, tựa như cây đang thay ông nội che chở cho cả gia đình. Em rất yêu cây lộc vừng, thầm mong sao cây luôn tươi tốt như vậy để chứng kiến em trưởng thành.

Bài văn tả cây cối lớp 5 mẫu 3

cac-bai-van-hay-ta-cay-coi-lop-5-chon-loc-3

Cây xương rồng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt

Góp phần đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên của chúng ta không thể không kể đến thế giới thực vật phong phú. Mỗi loài cây lại có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng mà nếu nhìn kỹ chúng ta sẽ hoàn toàn bị mê đắm. Cũng giống như đa số các bạn gái khác em rất thích các loại cây, loại hoa và loài cây mà em thích nhất là cây xương rồng.

Chậu xương rồng em được bạn thân tặng nhân dịp sinh nhật, trong chậu có khoảng 3 cây đứng chụm lại với nhau thanh cụm. Trên mỗi thân mọc ra 2 – 3 nhành như cánh tay. Cây xương rồng của em màu xanh đậm, khắp cây từ thân đến ngọn đều mọc ra những chiếc gai nhọn hoắt, chi chít nhau. Trên thực tế gai của xương rồng chính là những chiếc lá, vì chủ yếu được trồng trên những vùng sa mạc nắng, gió, ít nước nên lá cây đã tự biến đổi mình thành những chiếc gai để khoá nước bên trong, giúp cây duy trì sự sống và phát triển. Do vậy cây xương rồng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự biến đổi và thích nghi theo môi trường và hoàn cảnh sống. Đặc tính đó của cây xương rồng là đặc điểm mà con ngươi ai cũng nên học hỏi, mọi người tặng cây xương rồng cho nhau mong người bạn, người thân của mình hãy luôn mạnh mẽ kiên cường, vượt qua nghịch cảnh hoặc là bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình dành cho người đó – một người dũng cảm. Cây xương rồng có loại có hoa cũng có loại không có hoa, chậu cây xương rồng mà em được tặng ra hoa màu vàng, trên đỉnh thân cây mọc ra từ kẽ của những chiếc gai một vài bông hoa nhỏ vàng rực rỡ. Cánh hoa hình tròn xếp lại với nhau, không biết cây xương rồng đã dồn bao nhiêu sức lực, bao nhiêu tinh tuý để dâng hiến những bông hoa đẹp rực rỡ cho đời. Tuy không kiêu sa như hoa hồng, không to như hoa cúc, không kiêu kỳ như cẩm tú nhưng hoa xương rồng lại lâu tàn, hoa có thể ra cả tháng thậm chí cả vài tháng cũng chưa tàn, những cánh hoa cứ rực rỡ như vậy như chính sức sống mãnh liệt của cây. Đặc biệt loài cây này cũng khác xa những loại cây khác, chúng ưa nơi sáng, nơi chiếu ánh sáng mặt trời rực rỡ nhất là nơi cây sống tốt nhất, chúng cũng không cần phải tưới nhiều, ngược lại nếu tưới nhiều sẽ chết tựa như cây không muốn dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Cây chỉ muốn âm thầm vươn lên, không khoa trương, không ưa hào nhoáng, mộc mạc, chân thành.

Vậy là cây xương rồng đã đồng hành cũng em được 1 năm, nơi cửa sổ cạnh bàn học hàng ngày em và cây xương rồng tâm tình, trò chuyện với nhau bao nhiêu vui buồn. Em xem cây như một người bạn thân thiết và đáng trân trọng, chắc chắn em sẽ giữ mãi món quà của bạn là cây xương rồng theo bên mình.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ với các em mẫu bài văn tả cây cối cùng với cách lập dàn ý. Các em học sinh lớp 5 hãy tham khảo trước khi viết để thu nạp thêm vốn từ ngữ, cách hành văn sao cho trôi chảy, thu hút nhất nhé. Chúc các em làm tốt những bài kiểm tra chủ đề tả cây cối đạt được điểm cao.

Đọc nguyên bài viết tại : Các bài văn hay tả cây cối lớp 5 chọn lọc


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Những bài văn mẫu tóm tắt văn bản Làng hay nhất

Trong bộ môn Ngữ văn chủ đề tóm tắt truyện là chủ đề khá quen thuộc, để tóm tắt được các em cần đọc câu truyện thật kỹ để hiểu nội dung, xác định nhân vật chính của truyện, diễn biến câu chuyện đi theo nhân vật chính sau đó viết lại nội dung đầy đủ, súc tích bằng gọng văn của mình. Sau đây mời các bạn tham khảo mẫu bài văn tóm tắt truyện ngắn Làng để hiểu rõ hơn cách làm, giúp các em học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10 đạt điểm cao môn ngữ văn.

Tóm tắt văn bản Làng mẫu số 1

nhung-bai-van-mau-tom-tat-van-ban-lang-hay-nhat-1

Truyện Làng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, một lòng đi theo cách mạng

Truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân, nhân vật chính của truyện là ông Hai. Ông Hai là một người con của làng chợ Dầu, cũng như những người nông dân yêu nước khác ông đi theo cách mạng, làng chợ Dầu của ông cũng yêu cách mạng, đấu tranh cho cuộc kháng chiến rất oanh liệt. Ông Hai rất tự hào về cái làng Dần của mình, không kể được tình yêu của ông dành cho ngôi làng nghèo mà đượm tịnh đượm nghĩa như vậy. Do hoàn cảnh bắt buộc phải tàn cư không thể ở lại làng cùng anh em mà chiến đấu, ông Hai buồn lắm. Không còn cách nào khác ông tự tặc lưỡi “thôi thì đi tản cư cũng là kháng chiến”. Sống ở nơi tản cư bó buộc cả về vật chất lẫn tinh thần, ngoài những lúc làm việc cứ ngơi ra là ông Hai nghĩ về Làng, ông nhớ Làng da diết, ông thường sang nhà bác Thứ hàng xóm uống nước rồi thao thao kể lại những chuyện hồi ở làng, chuyện đánh giặc, bắt Tây với vẻ tự hào lắm. Một hôm ông Hai lân la ra phòng thông tin để nghe tin tức, trên đường về ông lão gặp một nhóm tản cư từ dưới lên. Thấy dân tản cư  ông lại xấn tới hỏi han chuyện làng quán, bất ngờ ông hay tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây chẳng khác nào như một tin dữ ập đến, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “tưởng như không thở được”. Ông cúi gằm mặt xuống đi về, về đến nhà ông lão bằm vật xuống giường như mất hết sức lực, trong đầu ông không thể tưởng tượng được có một ngày làng chợ Dầu làm Việt gian, ông nhẩm đếm lại một lượt những người trong làng, toàn những người yêu nước, họ đã ở lại để chiến đấu không thể theo Tây được, nhưng ai hơi đâu mà bịa chuyện. Bao nhiêu suy nghĩ nhảy múa trong đầu, giằng xe nhau. Từ sau khi nghe tin đó, ông không dám ra khỏi nhà, ông nghe ngóng mọi người bàn tán, ông xấu hổ không dám nhìn ai, ông sợ mọi người biết chuyện làng chợ Dầu của ông theo Tây thì thật không còn đất mà sóng. Khi mụ chủ nhà bóng gió đòi đuổi cả nhà ông đi thì chủ tịch xã đích thân đi cải chính, làng Dầu của ông không theo Tây. Đây là chuyện vui như bắt được vàng, ông lão đi khoe khắp nơi, đến cái nhà của ông bị Tây đốt nhẵn nhụi mà ông cũng xem đó như thể chuyện vui nhất đời.

Tóm tắt văn bản Làng mẫu 2

Ông Hai là một người con của làng Dầu, cũng như bao nhiêu người con khác ông rất yêu quê hương, yêu làng xóm của mình. Kháng chiến chống Pháp theo chủ trương của chính phủ động viên mọi người đi sơ tản, gia đình ông cũng thuộc diện ra đi. Thật tâm trong lòng ông không hề muốn đi một chút nào, ông muốn ở lại cùng những người anh em của mình chiến đấu để giữ làng, giữ nước. Thế nhưng nhìn vợ con cám cảnh ở nơi tản cư không có người nương tựa ông đành dứt áo ra đi, âu “đi tản cử cũng là kháng chiến” nghĩ vậy lòng ông nhẹ nhõm thanh thản đi một chút. Đến nơi tản cư như đi tù, ông luôn khó chịu, bực bội với tất cả mọi thứ: gian nhà nhỏ tối ẩm thấp, tiếng lầm rầm tính tiền của vợ lão, mụ chủ nhà tham ăn chửi tục, nguyên nhân cho tất cả những bực bội đó là bởi vì ông nhớ nhà, nhớ quê hương. Thân thể ông Hai ở nơi đây nhưng tâm trí ông lại ở lại làng Dầu. Niềm vui nho nhỏ mỗi ngày của ông Hai là sang nhà bác Thứ hàng xóm thao thao kể chuyện về làng ông, những trận đánh Tây cùng với mọi người. Mỗi khi kể về những chuyện trước đó ông lại càng nhớ quê nhiều hơn. Một hôm cũng như các hôm khác ông ra phòng thông tin để nghe tin tức, sở dĩ ông phải giả vờ xem ảnh rồi nghe lỏm người ta đọc báo là bởi vì ông Hai đọc không thạo. Nghe đọc tin tức quân ta thắng liên tiếp nhiều trận khiến lòng ông như nhảy múa, ông ghé ngay quán nước nhấp ngụm trà, hút điếu thuốc lào như tự thưởng cho mình. Trong quán nước bỗng ông nghe được tin của mấy người tản cư từ dưới lên đồn nhau làng Dầu của ông theo Tây làm Việt gian, hỡi ôi tin đó như sét đánh, “tưởng như không thể thở được” “cổ họng nghẹn lại”. Ông bước về nhà nằm vật xuống không thể tin vào những gì mình vừa nghe thấy, liền mấy ngày sau đó ông không bước ra khỏi nhà một bước, vừa xấu hổ, vừa tủi nhục, vừa buồn bã. Đã thế bà chủ nhà nghe tin đồn cũng có ý muốn đuổi nhà ông đi, ông Hai não nề, không có nơi nào chứa chấp người của làng Việt gian hết, ông cũng không thể về quê, về quê để càng đau lòng hơn hay sao. Đang lúc rối rắm thì trưởng thôn Dầu cải chính, đó chỉ là tin đồn thất thiệt, ông Hai vui mừng khôn siết, ông nhảy múa đi khoe khắp nơi cái tin được cải chính đó, ông khoe nhà ông bị đốt sạch sẽ rồi, làng ông bị Tây đánh nhưng vẫn kiên cường.

nhung-bai-van-mau-tom-tat-van-ban-lang-hay-nhat-2

Nhân vật ông Hai có lòng yêu nước rất sâu sắc

Bài tóm tắt văn bản Làng mẫu 3

Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam, truyện ngắn  Làng được ngay giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1948. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiển trường kỳ của dân tộc chính phủ kêu gọi người dân hãy di tản từ vùng tam chiến đến chiến khu. Truyện ngắn “Làng” đề cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương. Qua nhân vật chính thể hiện một cách chân thực, cảm động về tinh thần kháng chiến của người dân, dù có ở nơi tản cư cũng một lòng hướng về cuộc kháng chiến. Truyện xoay quanh nhân vật ông Hai, gia đình ông Hai nghe theo chính phủ đi di tản, tuy ông và gia đình ở nơi tản cư nhưng ông vẫn không nguôi ngoai được nỗi nhớ quê nhà, hàng ngày ông momg ngóng tin tức về làng chợ Dầu của ông. Dẫu cuộc sống ở nơi tản cư rất khó khăn nhưng cứ nghe tin chiến thắng của dân ta lại khiến ông vui vẻ, bỗng một hôm ông nghe tin đồn làng chợ Dầu của ông theo Tây, tin tức đó với ông như một cú sốc lớn đên “không thể thở nổi”. Từ sau khi nghe tin đồn đó ông Hai không dám bước chân ra khỏi nhà, ông sợ ánh mắt soi mói dòm ngó của hàng xóm xung quanh, rồi đây mấy đứa con của ông sẽ bị mang danh là người của làng Việt gian. Sự thất vọng, sự xấu hổ cũng không sánh bằng nỗi buồn trong ông. Đang lúc bị chủ nhà đuổi đi vì không chứa dân Việt gian thì tin đồn được cải chính, tin này vui đến mức ruột gan ông như nhảy múa, từ bây giờ ông lại có thể ngẩng cao đầu với mọi người,  các con của ông lại được làm người rồi.

Bài tóm tắt văn bản Làng mẫu 4

nhung-bai-van-mau-tom-tat-van-ban-lang-hay-nhat-3

Ông Hai dù ở nơi tản cư vẫn một lòng hướng về quê hương

Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là câu chuyện kể về một lão nông tên là Hai, ông Hai sinh ra và lớn lên ở làng chợ Dầu, ông luôn tự hào về quê hương của mình có những con người kiên trung, dũng cảm, một lòng đi theo cụ Hồ, đi theo cách mạng. Khi phải từ bỏ quê hương cùng gia đình đi tản cư lòng ông đau như cắt. Ở nơi ở mới nhưng một lòng ông vẫn đau đáu nhớ về làng chợ Dầu. Để vơi bớt nỗi nhớ quê hương hàng ngày ông đều đi sang nhà bác hàng xóm rồi thao thao kể chuyện làng ông với niềm tự hào, ông kể làng chợ Dầu ông đường toàn lát đá xanh, khắp đường làng cuối xóm bùn không dính đến gót chân, rồi làng chợ Dầu của ông có phòng thông tin tuyên truyền rộng nhất vùng, cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre. Bao giờ câu chuyện của ông Hai cũng bắt đầu một cách say sưa, hào hứng khi kể về làng và kết thúc bằng giọng chùng xuống, ánh mắt đượm buồn “lần này đi không biết đến bao giờ mới được quay trở lại”. Cuộc sống ở nơi tản cư không có công việc cộng thêm nỗi nhớ quê khiến ông lão lúc nào cũng bực bội, ông càu gắt vợ con, chuyện gì cũng làm cho ông không vừa mắt, từ chuyện gian nhà thấp, tối bộn bề với những dây quần áo ẩm sì, tiếng mụ chủ nhà reo réo chửi những trưa hè, chuyện đàn gà của mụ vặt hết luống rau ông trồng rồi chuyện vợ ông rì rầm tính toán tiền nong. Khi bực bội chỉ có cách đi ra khỏi ngôi nhà đó mới thấy nhẹ nhõm, một hôm ông đến phòng thông tin để nghe lỏm người ta đọc tin tức trên mấy tờ báo, nghe tin thắng trận của quân ta làm ruột gan ông lão vui đến nhảy múa cả lên, ông náo nức bước ra quán nước ngồi gặp một đám người cũng là dân tản cư dưới xuôi lên, ông lân la hỏi chuyện làng Dầu thì hay tin làng chợ Dầu của ông bây giờ đã theo Tây hết. Chuyện làng Dầu theo Tây làm ông lão xấu hổ tới mức ông đứng dậy giả vờ vươn vai, cười nhạt một tiếng, đánh lảng sang chuyện khác rồi đi về. Mấy ngày hôm sau ông không bước chân ra ngoài nửa bước, ông sợ hàng xóm nhắc đến hai chữ “Việt gian” lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như đang bàn chuyện làng ông. Đã vậy mụ chủ nhà đã đánh tiếng là không muốn cho nhà ông ở nữa vì “có lệnh đuổi hết Việt gian theo Tây không cho ở vùng này nữa” Ông Hai lặng ngồi, đầu óc rồi bời, biết đi đâu bây giờ, ở đâu người ta cũng xua đuổi, mà nếu không xua đuổi thì mình cũng không còn mặt mũi nào mà đi đến đâu được nữa. Ông cũng không thể về làng vì làng đã bỏ cụ Hồ, đã đi theo Tây thì còn về làm gì nữa. Ông lão chẳng biết làm gì chỉ biết trút nỗi lòng mình cho đứa con, cụ Hồ soi xét cho lòng bố con ông, bố con ông không bao giờ dám sai đơn. Đang lúc rồi bời thì tin đồn làng chợ Dầu theo Tây được cải chính, đích thân chủ tích làng lên để cải chính, ông lão vui mừng đi khoe khắp nơi. Tối hôm đó ông lại sang bác Thứ, kể chuyện giặc đến đốt phá làng thế nào, làng Dầu chống cự ra sao, tỉ mỉ như chính ông cũng tham dự trận đánh ấy.

Trên đây là những bài văn mẫu tóm tắt truyện ngắn Làng hy vọng sẽ giúp các em làm tốt chủ đề này trong bài kiểm tra đồng thời cũng giúp các em học tốt môn Ngữ văn hơn.

Tham khảo thêm bài nguyên mẫu tại đây : Những bài văn mẫu tóm tắt văn bản Làng hay nhất


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

 Những bài văn mẫu tóm tắt Chí Phèo hay nhất – Văn mẫu lớp 11

Với các bạn học sinh lớp 11 chủ đề tóm tắt tác phẩm rất quen thuộc và quan trọng, dạng bài này yêu cầu các em biết các chọn lọc những yếu tố chính, kỹ năng trình bày sao cho vừa đúng, đủ, chặt chẽ và hợp lý. Giúp các em hiểu thêm về chủ đề làm văn tóm tắt tác phẩm sau đây mời các em tham khảo tài liệu các bài văn mẫu tóm tắt Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

Bài văn tóm tắt Chí Phèo mẫu số 1

nhung-bai-van-mau-tom-tat-chi-pheo-hay-nhat-van-mau-lop-11-1

Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam

Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao nói về cuộc đời của tên Chí Phèo, Chí là một đứa con không cha không mẹ, Chí bị mẹ bỏ lại trong một cái lò gạch bỏ hoang từ khi mới sinh ra, người ta tìm thấy Chí  và mang về cho người đàn bà mù nuôi, sau đó hắn lại chuyển qua tay bác phó cối. Khi bác phó cối chết Chí lại trở thành trẻ mồ côi không nơi nương tựa, khi 18 tuổi Chí đến nhà Bà Kiến là canh điền cho lão địa chủ, bắt đầu từ đây cuộc đời Chí rẽ sang một hướng khác. Do Bá Kiến nổi lòng ghen ghen với đứa người ở trẻ suốt ngày được bà ba gọi lên xoa bóp nên tìm cách để cho Chí phải biệt tăm, va chí đúng là đi biệt tăm thật. Chí bị đi tù bày, tám năm, khi ra tù hắn trở lại làng, vừa ra hắn tìm đến ngay nhà Bá Kiến gây sự. Hắn xách vỏ chai xông vào nhà, đánh nhau với người nhà Bá Kiến, hắn khóc lóc, rạch mặt ăn vạ. Cụ Bá khôn róc đời không muốn làm căng với những kẻ cố cùng, liều thân như Chí nên mời hắn vào nhà thiết đãi cơm rượu, còn cho tiền mang về. Từ đó Chí trở thành tay chân của cụ Bá, chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, hắn luôn xách chai rượu trong bộ dang lúc nào cũng say đến nhà người ta đòi nợ, hắn rạch mặt, ăn vạ, chửi bới, dọa nạt trong cơn say. Hắn chửi cả làng Vũ Đại, chửi trời, chửi đất, chửi đất, chửi con mẹ nào đã sinhra hắn, cả làng Vũ Đại khiếp sợ Chí, xem Chí như con quỷ.Mà đúng Chí như con quỷ thật vì mặt hắn chằng chịt những vết rạch trên mặt, trông nó méo méo, xấu xí như một con quỷ.

Trong một lần uống say  trên đường về nhà hắn gặp thị Nở đang há mồm ngủ say, con quỷ trong hắn lại nổi lên, hắn ôm chầm lấy Thị mà làm tình. Nói về thị Nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hơn, vậy mà Thị lại lọt vào mắt xanh của Chí chỉ vì bát cháo hành mà thị đã nấu cho hắn khi Chí bị cảm. Trong lúc tỉnh táo, không có men rượu trong người, được ăn bát cháo hành của Thị Nở khiến cho Chí khao khát có được mái âm, khao khát được trở về cuộc sống lương thiện như trước đây hắn muốn. Nhưng cuộc tình của Chí và Thị lại gặp cản trở từ phía cô của Thị, bà ta bảo rằng “ai mà mà lại đi lấy đứa đòi nợ thuê cho Bá Kiến”, bị xỉa xói Thị lại nức nở về trút lên Chí, toan chạy theo thì Chí bị Thị giúi ngã lăn xuống đất, hắn lại sang nhà Bá Kiến nhưng lần này hắn không cầm chai mà dắt theo con dao, hắn sang nhà Bá Kiến để đòi lương thiện. Sau khi giết Bá Kiến, Chí ta cũng tự sát. Nghe tin Chí chết, Thị nhìn xuống bụng mình và nghĩ ngay tới cái lò gạch cũ.

Bài văn tóm tắt Chí Phèo mẫu 2

nhung-bai-van-mau-tom-tat-chi-pheo-hay-nhat-van-mau-lop-11-2

Bát cháo hành của Thị nở thức dậy trong lòng Chí ước muốn được làm người lương thiện

Nhân vật chính trong truyện Chí Phèo của Nam Cao vốn là kẻ không cha mẹ, người ta tìm thấy Chí trong một lò gạch bỏ hoang, trên người chí chỉ che bằng một cái váy đụp, thân thể xám ngắt lại. trải qua tay hết người này đến người khác từ người đàn bà góa phụ bị mù lòa đến bác phó cối cuối cùng Chí về tay Bá Kiến khi 18 tuổi. Chí về nhà Bá Kiến làm canh điền, lọt vào mắt xanh của bà ba nhà Bá Kiến lúc nào cũng hừng hực Chí suốt ngày bị bà gọi lên để xoa bóp. Chuyện đến tai của cụ Bá, lão dựng chuyện khiến cho Chí Phèo đi tù. Sau bảy, tám năm biến biệt tăm trong tù, hắn quay trở lại làng Vũ Đại trong một bộ dạng khác hẳn, hắn đến ngay nhà cụ Bá, hăn say khướt, đập vỏ chai chửi bới, đánh nhau, rạch mặt ăn vạ. Cụ Bá là một tên bá hộ khôn róc đời, biết không thể làm gì được với những kẻ cùng cố liều thân, cụ dỗ ngọt tên Chí, cụ cho Chí ăn, cho Chí uống và cho tiền mang về thế là Chí ngoan ngoãn như một con chó. Sau này Chí trở thành tay sai cho cụ Bá mà chỉ cần cho vài hào uống rượu là có thể sai Chí đi đòi nợ, tác hại đến bất cứ ai mà cụ Bá tháy ngứa mắt. Trong mắt của người dân làng Vũ Đại thì Chí là hiện thân của quỹ dữ, hắn luôn say khướt, khi say hắn cầm chai đi khắp cả làng, gặp ai cũng gây sự, hắn chửi bới, ăn vạ, khóc lóc, khuôn mặt thì hằn lên những vết rạch chằng chịt, trông thấy Chí là ai cũng phải né mặt. Trong một đêm trăng, khi trong người đã có sẵn men rượi Chí vô tình nhạn thấy Thị nở  - người đàn bà xấu nhất làng đang ngủ say, nổi cơn thú tính hắn ôm lấy Thị mà ân ái, sáng hôm sau tỉnh dậy Chí được Thị nở mang đến cho một bát cháo hành, trong khung cảnh an bình của làng Vũ Đại, tên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc mà lạ lẫm, tiếng mái chèo khua nước, tiếng chim hót, tiếng cười nói vui vẻ, những âm thanh mà trong lúc say Chí chẳng thể nghe thấy, mà Chí thì có bao giờ tỉnh đâu. Bõng nhiên Chí muốn được làm người lương thiện, chí muốn có một mái ấm với Thị, Chí và Thị sẽ rất hạnh phúc. Thế nhưng chuyện tình của Chí và Thị không thành vì bị bà cô Thị phản đối. Bị phản đối Chí lại quay ra trở về làm quỷ dữ, Chí càm dao đến nhà cụ Bá để đòi lương thiện, hắn đâm chết cụ Bá rồi tự tử.

Bài văn tóm tăt Chí Phèo mẫu 3

Chí Phèo chết đi với bao nhiêu những uất ức, chết trước ngưỡng cửa người lương thiện

Nhân vật cùng tên trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao vốn bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra, may mắn thay cho hắn là hắn không chét,  Chí được người ta tìm thấy và mang cho bà góa mù nuôi, sau này hắn  chuyền qua tay bác phó cối. Chí đến nhà Bá Kiến làm canh điền năm 18 tuổi, đang tuổi sung sức lại khỏe mạnh trai tráng nên Chí thường bị bà ba nhà Bá Kiến dụ dỗ, cụ Bá biết được chuyện này bèn tìm cách hại Chí, lão muốn Chí Phèo phải biến mất biệt tăm. Vậy là hôm sau Chí bị quan lĩnh dẫn đi, Chí đi tù tận 7,8 năm mới được thả ra. Khi ra tù Chí trở thành một người khác với vẻ ngoài dữ tợn, bặm trợn hơn. Ra tù hôm trước thì Chí đến nhà cụ Bá ngay hôm sau luôn, hắn muốn tìm cụ Bá để tính sổ, để đòi lại công bằng vì đã đẩy hắn vào lao tù. Cầm trên tay chai rượu khi trong người cũng đã có hơi men, hắn đến nhà cụ Bá chửi bới rồi lại đánh nhau, khóc lóc rồi ăn vạ. Cụ Bá biết không nên đụng vào kẻ cùng cố liều thân nên dùng lời ngon ngọt để dỗ nịnh, cụ cho Chí vào nhà mời cơm, mời rượu đến khi ra về lại cho tiền mang về. Được vài hôm Chí lại đi gây sự với người trong làng rồi mang dao đến nhà cụ Bá xin được đi tù. Cụ Bá là tên bá kiến khôn róc đời nghĩ với những kẻ cùng cố như Chí “trị không được thì dùng”, Bái Kiến còn nghĩ “dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò”, thế là chỉ vài câu khích cùng với vài đồng bạc và một bữa rượu cụ đã sai được Chí đến nhà đội Tảo đòi nợ cho cụ. Về sau Chí trở thành tay sai của cụ Bá, bất cứ kẻ nào không nghe lời mình cụ đều sai Chí đến và Chí thì sẵn sàng nghe theo miễn là cho hắn tiền uống rượi, hắn đến nhà người ta chửi bới, quậy phá, dọa nạt, đánh người, đánh người không được thì hắn rạch mặt, khóc lóc, ăn vạ mai cũng vừa khiếp sợ vừa không muốn dây dưa với hắn. Chí là hiện thân của con quỹ dữ làng Vũ Đại, cứ thế hắn luôn chìm trong men say mãi không dứt.  Một đêm trăng nọ sau khi say sưa cùng với Tự Lãng, tên thầy cúng kiêm nghề hoạn lơn, Chí ra về ngang trên đường thì nhìn thấy Thị Nở đang há mồm say sưa ngủ, Chí liền ôm chầm lấy Thị rồi ca hai cùng ân ái với nhau. Sáng ra Thị nấu cho Chí bát cháo hành nóng hổi, đã lâu rồi chưa có ai ân cần chăm sóc Chí như vậy, lúc tỉnh táo Chí bỗng dưng muốn được làm hòa với mọi người, muốn làm người lương thiện, muốn có một gia đình hạnh phúc và êm ấm như người ta. Hắn và Thị một người là quỷ dữ làng Vũ Đại, một người xấu đau xấu đớn, ngơ ngẩn bị mọi người xa lánh, cả hai đều không được mọi người chấp nhận lại hợp nhau, có cơ may thành gia đình.  Ấy vậy mà cuộc đời vẫn không cho Chí con đường lui, mối tình đẹp của Thị và Chí dang dở vì bị cô của Thị ngăn cấm. Tất cả chỉ vì Chí làm nghề đòi nợ thuê cho cụ Bá, sau khi bị nhân ngãi trút hết tức giận lên mình Chí toan sang nhà cụ Bá đòi lương thiện, lần này hắn không mang chai đi để rạch mặt ăn vạ nữa mà dắt thêm con dao găm trên người, hắn xông tới giết chết cụ Bá rồi đâm cổ tự tử. Chuyện Chí chết đến tai của Thị Nở, Thị bất giác nhìn xuống bụng rồi nghĩ ngay đến lò gạch bỏ hoang, không ai qua lại, có thể một Chí Phèo nữa lại xuất hiện ở làng Vũ Đại.

Trên đây là một vài bài văn mẫu tóm tắt truyện Chí Phèo, trước khi tóm tắt các em cần lưu ý đọc kỹ tác phẩm và xác định nội dung chính, xác định nhân vật và sự việc chính liên quan tới nhân vật, sắp xếp các sự việc ấy trình tự giống như trong tác phẩm. Cuối cùng các em hãy kể lại tóm tắt câu truyện bằng lời văn và ý hiểu của mình. Khi khá quát được nội dung các em cũng sẽ biết phân tích truyện hay nhân vật tốt hơn, từ đó học môn Ngữ Văn tốt hơn.

Tham khảo thêm bài nguyên mẫu tại đây :  Những bài văn mẫu tóm tắt Chí Phèo hay nhất – Văn mẫu lớp 11


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Top 3 bài tập làm văn số 1 lớp 9 hay nhất

Bài viết số 1 lớp 9 bao gồm các đề văn thuyết minh: thuyết minh về cây lúa, thuyết minh về một loài vật nuôi, thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích lịch sử ở quê em. Bộ tài liệu dưới đây gồm các bài văn mẫu của bài viết số 1 cùng dàn ý chúng tôi sẽ giúp các em học sinh thêm ý tưởng, biết các diễn đạt bài viết của mình một cách trôi chảy để hoàn thiện bải viết văn số 1 lớp 9. Các em hãy cùng tham khảo ngay sau đây nhé.

Bài viết số 1 lớp 9 đề số 1: thuyết minh về cây lúa

top-3-bai-tap-lam-van-so-1-lop-9-hay-nhat-1

Cây lúa là biểu tượng của nền văn minh lúa nước của nước ta

Giới thiệu dàn ý thuyết minh về cây lúa

Mở bài: giới thiệu về cây lúa, nước ta là một nước nông nghiệp và cây lúa là biểu tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Cây lúa được trồng ở khắp các miền quê trên đất nước. Mỗi người Việt luôn cảm thấy tự hào vì nên văn minh lúa nước.

Thân bài:

  • Tả chi tiết cây lúa
  • Nói về những lợi ích của việc trồng lúa mang đến cho con người
  • Thành tựu của nước ta về lúa

Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây lúa và việc trồng lúa

Bài làm

Nước Việt Nam chúng ta là một nước thuần nông, hầu hết ở khắp các miền quê đều trồng cây lúa, từ miền núi cao nguyên đến vùng đồng bằng sông nước. Cây lúa trở thành biểu tượng của nghề nông và là biểu tượng nền văn minh của đất nước hay còn gọi là văn minh lúa nước. Việt Nam ngày càng phát triển hơn dựa trên nên văn minh lúa nước này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy những cánh đồng lúa bao la bát ngát thẳng cách cò bay. Cây lúa trĩu hạt chứa đụng bao nhiêu nỗi vất vả, bao giọt mổ hôi và nước mắt củ người nông dân. Cây lúa là biểu tượng của sự trù phú, là người bạn của chúng ta, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cây lúa như thế nào.

Cây lúa là một loài cây thuộc thân thảo, cây lúa khá mềm, trên thân cây chia thành những lóng dài và nối với nhau bằng một đoạn ngắn gọi là mắt. Bao bên ngoài thân lúa là một phần cuống của lá lúa. Lá lúa dài, nhọn ở phần đầu và đâm thẳng lên phía trên, bề mặt lá lúa thường khá nhám và sắc. khi còn là cây mạ đến khi thành cây lúa, rồi trổ bông cây và lá lúa đều màu xanh như khi lúa chín thì dần chuyển thành màu vàng. Hoa lúa cũng chính là quả lúa mà chúng ta quen gọi là hạt lúa, hạt lúa kết thành chùm mọc ra ở đầu ngọn, các hạt lúa bên ngoài là lớp vỏ, bên trong chưa hạt gạo là tinh bột cô đặc lại. Khi lúa chín những hạt lúa chuyển thành màu vàng, hạt căng tròn cũng là lúc thu hoạch về. Cây lúa từ khi giaeo trồng đến khi thu hoạch phải trải qua nhiều công đoạn, đầu tiên là cấy mạ, chăm sóc phân bón, lớn lên chút nữa phải nhổ cỏ, canh nước, trừ sâu. Trải qua bao nhiêu công chăm sóc đến ngày thu hoạch nhưng để có được những hạt gạo trắng ngần lại phải tiếp tục qua nhiều công đoạn khác nữa. Phải phơi lúa thật khô, ngày xưa chưa có máy sát lúa mọi người phải dùng chày giã cho bung lớp vỏ bên ngoài, bây giờ cuộc sống hiện đại hơn chỉ cần cho vào máy sát lúa là sẽ cho ra những hạt gạo rất nhanh chóng. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới. Nhờ cây lúa mà đời sống mới khấm khá, ấm no hơn, nhờ trồng lúa mà các gia đình có tiền trang trải sinh hoạt và cho các con ăn học. Trồng lúa không chỉ là kế sinh nhai mà là truyền thống của dân tộc, muốn nhắc nhở con cháu đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính với cha ông tổ tiên.

Hiện nay công nghiệp hóa ngày càng phát triển, nganh nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa không còn là lựa chọn nhiều người nhưng những giá trị cốt lõi của truyền thống, của văn hóa, kinh tế từ lâu đến nay đều bắt nguồn từ cây lúa là điều mà không ai có thể chối cãi.

Bài viết số 1 lớp 9 đề số 2: thuyết minh về một con vật nuôi

top-3-bai-tap-lam-van-so-1-lop-9-hay-nhat-2

Gà là vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình

Giới thiệu dàn ý bài thuyết minh một con vật nuôi

Mở bài: giới thiệu con vật mà em định thuyết minh, tình cảm của em với con vật đó như thế nào.

Thân bài:

  • Giới thiệu về nguồn gốc
  • Tả chi tiết hình dáng con vật
  • Đặc tính của con vật
  • Trong đời sống hàng ngày con vật đó có ý nghĩa như thế nào

Kết bài: khẳng định lại tình cảm, vai trò của vật nuôi đó với em và gia đình

Bài làm

Con người và các loài động vật vốn có mối quan hệ rất thân thiết đặc biệt là những loài vật nuôi trong gia đình, chúng không chỉ là vật nuôi mà còn là bạn, là người thân. Các loài vật thường nuôi trong gia đình phải kể đến gà, chó, mèo, trâu, bò, lợn…Với riêng em em thích nhất là những chú gà được nuôi trong vườn.

Gà là loại động vật thuộc họ chim, vốn là một loại chim hoang dã nhưng đã được thuần hóa thành loài động vật có tập tính và hình dạng như bây giờ từ cách đây hàng nghìn năm. Gà có nhiều giống khác nhau, chỉ riêng ở Việt Nam đã có rất nhiều loại như gà ri, gà tre, hà tam hoàng, hà công nghiệp, gà ta…Mỗi loài gà lại có những đặc điểm phân biệt riêng mà những ai nếu không hiểu biết về các loại gà khó có thể phân biệt được. Các giống gà có đặc điểm khác nhau là một chuyện nhưng trong cùng một giống giữa gà trống và gà mái cũng khác nhau về đặc điểm, gà trống thường có bộ lông sặc sỡ hơn, chiếc cổ cao với lớp lông nhọn bao ở ngoài, đuôi của chúng cong, có mào đỏ trên đầu và có cựa ở chân. Gà mái thường có bộ lông kém sặc sỡ hơn, không có cựa ở chân, thân hình nhỏ hơn và nhiều lông tơ hơn. Đa số loài gà không biết bay mà chỉ có một số loài gà có thể bay một đoạn nhỏ như gà tre hay gà rừng. Tập tính thường thấy của loài gà là chúng sống theo bầy, nếu trong đàn có nhiều con trống chúng sẽ đánh nhau tranh giành đia vị và ưu thế, gà đầu đàn cũng có quyền chọn gà mái cho mình. Tập tính của gà còn phải kể đến thói quen gáy vào buổi sáng giúp con người nắm rõ thời gian, gà mái thường chỉ cục tác khi mới đẻ trứng xong hoặc khi gọi con. Đối với con người gà có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế, chúng sẽ cung cấp trứng, thịt, nếu nuôi gà đến ngày xuất bán chúng sẽ mang lại một khoản kinh tế để trang trải chi phí sinh hoạt. Hiện nay rất nhiều gia đình làm nghề chăn nuôi gà. Về phương diện văn hóa, gà cũng là loài vật có ý nghĩa, chúng là 1 trong 12 con giáp trong văn hóa dân gian Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung. Hình ảnh loài gà được nhắc đến nhiều trong ca dao tục ngữ như “cõng rắn cắn gà nhà”, “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”…gà cũng là loài vật  trong bức tranh dân gan Đông Hồ…

Tóm lại, là là loài động vật gần gũi với con người, chúng không chỉ là vật nuôi mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Em rất thích loài gà, nhìn chúng thân thiện, dễ mến, là người bạn đáng quý đối với em.

Bài viết số 1 lớp 9 đề số 3: thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích, lịch sử ở quê em

top-3-bai-tap-lam-van-so-1-lop-9-hay-nhat-3

Công trình di sản văn hóa Thành Nhà Hồ

Giới thiệu dàn ý bài thuyết minh

Mở bài: giới thiệu di tích lịch sử mà em định thuyết minh

Thân bài:

  • Giới thiệu những thông tin về di tích đó: địa điểm, tên gọi, diện tích,…
  • Đặc điểm nổi bật của công trình đó
  • Ý nghĩa của di tích lịch sử đó đối với văn hóa Việt Nam

Kết bài: nêu nhận xét của em về di tích lịch sử đó

Bài làm

Việt nam là một nước giàu truyền thống văn hóa, những công trình di tích lịch sử là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Di tích là một phần lịch sử của dân tộc, có quá khứ chúng ta mới có hiện tại và tương lai, do vậy trách nhiệm của chúng ta là phải gìn giữ lại cho những thế hệ kế tiếp. Ở quê của em có một di tích lịch sử được công nhận di sản văn hóa thế giới đó là di tích Thành Nhà Hồ.

Thành Nhà Hồ hiện nay thuộc địa phận  của 2 xã là xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành được xây dựng năm 1397 và được xây dựng bởi Hồ Quý Ly, Thành Nhà Hồ cỏn có một tên gọi khác là An Tôn, thành Tây Giai, Tây Đô. Năm 1400 sau Hồ Quý Ly lên ngôi thay cho Trần Thuận Tông thì Thành Hà Hồ chính thức trở thành kinh đô mới, tuy vậy triều đại này cũng chỉ kéo dài được 7 năm. Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011 bởi những giá trị độc đáo trong kiến trúc, văn hóa, lịch sử của công trình này đối với nhân loại. Trong những tiêu chí đánh giá để xếp hạng di sản văn hóa thế giới ngoài tiêu chí “thể hiện giá trị nhân văn quan trọng và sự ảnh hưởng qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay một khu vực” thì tiêu chí quan trọng hơn đó là “trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình, một quàn thể kiến trúc, kỹ thuật minh họa được giá trị trong lịch sử nhân loại”. Quả thật, kỹ thuật xây dựng của Thành Nhà Hồ với các khối đá được cho là công trình duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Các khối đá được đục đẽo vuông vức, nhắn mịn, kỹ thuật xếp các khối đan xen nhau, không cần chất kết dính nhưng vẫn đứng vững qua nhiều biến động đến ngày nay. Đặc biệt kỹ thuật đục đẽo đá và xếp chồng các khối đá hoàn toàn thủ công bằng trí óc và bàn tay con người. Có những khối đá nặng 20 tấn, cao đến hơn 6m, bằng đá vôi màu xanh, có chỗ còn đục đẽo hoa văn rất tinh xảo.

Trải qua thời gian và những tác động của lịch sử, chiến tranh, bom đạn đã phá hủy hầu hết các công trình kiến trúc bên trong chỉ còn lại những bức tường thành bao quanh bên ngoài. Hiện nay các nhà khảo cổ học đang dày công khai quật, tái dựng lại công trình để thế hệ sau như chúng em có cơ hội được biết thêm về công trình di sản có ý nghĩa rất lớn về văn hóa này.

Hiện nay rất nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng nét độc đáo trong kiến trúc và văn hóa của di sản Thành Nhà Hồ. Nhắc nhở thể hệ chúng em về lòng tự hào, trách nhiệm gìn giữ nét đẹp này đến đời sau.

Trên đây là bài văn viết số 1 lớp 9 bao gồm các bài văn mẫu và dàn ý hy vọng sẽ giúp các em củng cố kiến thức ngữ văn của mình, chúc các em luôn học tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp.

Đọc nguyên bài viết tại : Top 3 bài tập làm văn số 1 lớp 9 hay nhất


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Những bài văn tả cái bàn học của em hay nhất – Văn mẫu lớp 4

Những bài văn mẫu tả cái bàn học được sưu tầm và chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em học sinh biết cách làm bài văn miêu tả nói chung cũng như có thêm vốn từ phong phú, kỹ năng viết văn hay của riêng mình. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo nhé!

nhung-bai-van-ta-cai-ban-hoc-cua-em-hay-nhat-van-mau-lop-4-1

Tả cái bàn học

Gợi ý lập dàn ý miêu tả cái bàn học

Phần mở bài:

Giới thiệu về cái bàn học của em, em có bàn học đó từ bao giờ và từ đâu?

Phần thân bài:

  • Tả hình dáng của bàn học: chiều dài bao nhiêu, chiều rộng bao nhiêu và chiều cao bao nhiêu.
  • Màu sắc của bàn
  • Cấu tạo của bàn: ghế đi liền hay tách rời, ngăn bàn như thế nào?
  • Nêu công dụng của bàn giúp em học tập tốt.

Phần kết bài:

Khẳng định lại tình cảm của em với chiếc bàn thân yêu.

nhung-bai-van-ta-cai-ban-hoc-cua-em-hay-nhat-van-mau-lop-4-2

Miêu tả cái bàn học

Những bài văn mẫu tả cái bàn học

Bài văn mẫu tả cái bàn học số 01

“Đến giờ học học bài rồi đấy cô bạn nhỏ của tôi ơi” - thì ra là tiếng nhắc nhở của bạn bàn thân yêu vang lên. Em liền ngồi vào bàn và bắt đầu làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài học cho ngày hôm sau.

Chiếc bàn này của em được bố mẹ mua cho từ những năm em học lớp 1. Tuy nhiên đến hiện tại em vẫn có thể sử dụng rất thoải mái. Bàn học của em từ chất liệu nhựa đài loan không lo mối mọt và không sợ hoen gỉ. Bạn bàn khoác một chiếc áo màu hồng tươi tắn với hình trang trí là hình công chúa trong phim hoạt hình em rất yêu thích. Đi kèm với bàn học còn có cả giá sách gắn liền và một chiếc ghế ngồi nữa đấy.

Bàn cao khoảng 70 cm, rộng khoảng 50 cm và dài khoảng 1 mét. Mặt bàn hình chữ nhật trên đó có in bảng chữ cái và bẳng cửu chương. Phía trước mặt bàn là một giá sách chia thành nhiều ngăn là nơi em để sách vở, dụng cụ học tập cũng như những chú gấu bông trang trí và chiếc đồng hồ báo thức. Ngoài ra, bàn có ngăn với cánh cửa mở ra mở vào là nơi em để những đồ “bí mật” như nhật ký hay những món đồ kỷ niệm. Đi kèm với bàn không thể thiếu ghế. Em không rõ chiều cau của ghế bao nhiêu nhưng em ngồi rất thoải mái, không cảm thấy bất cứ sự khó chịu, bất tiện nào. Bố mẹ em đã lựa chọn vị trí gần cửa sổ để kê bàn học cho em. Ở vị trí này vừa thoáng mát lại có nhiều ánh sáng tự  nhiên nữa. Tuy nhiên mỗi trưa ánh nắng gắt, em phải kéo rèm tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào làm hư hại bàn.

Hàng ngày, sau khi ăn tối và nghỉ ngơi 1 lúc, em đều ngồi vào bàn học để làm bài tập về nhà và đọc trước bài cho ngày hôm sau. Nhờ có chiếc bàn thân yêu nên em ngồi học đúng tư thế không bị ảnh hưởng cột sống hay bị ảnh hưởng đến mắt. Chiếc bàn này đã cùng em đi qua mấy năm học, giúp em đạt được những thành tích tốt trong học tập. Mỗi lần học xong, em không quên sắp xếp sách vở thật gọn gàng và lau sạch sẽ mặt bàn rồi mới đi ngủ.

Em rất yêu quý chiếc bàn của em. Em cảm ơn bố mẹ đã mua tặng cho em chiếc bàn thật đẹp.

Bài văn mẫu tả cái bàn học số 02

Em năm nay đã lên lớp 4, chiếc bàn học cũ đã không còn phù hợp với em. Bố em thấy thế liền đóng ngay cho em một chiếc bàn học mới thật xinh xắn, dễ thương. Em rất vui vì món quà này của bố.

Nói qua về bố em, bố em làm thợ mộc nên những đồ dùng gỗ trong nhà đa phần đều do bàn tay bố làm ra và chiếc bàn học của em cũng vậy. Chiếc bàn học của em không sặc sỡ sắc màu, không lung linh như những bàn học được mua sẵn khác nhưng đối với em nó thật đặc biệt bởi do chính tay bố em làm ra mà. Trước khi đóng bàn học mới, bố đã đo chiều cao của em để lựa chọn kích thước bàn phù hợp, giúp em có thể ngồi học thoải mái nhất.

Chỉ sau vài ngày, em đã có một chiếc bàn học mới. Bàn học của em làm từ gỗ xoan đào – loại gỗ tự nhiên khá phổ biến hiện nay. Chính vì thế chiếc bàn có màu nâu gỗ vô cùng gần gũi và mộc mạc. Em khẽ hít hà ngửi mùi gỗ mới thật sảng khoái biết bao. Chiếc bàn được bố em thiết kế vô cùng đơn giản nhưng không kém phần tiện lợi. Mặt bàn hình chữ nhật có chiều dài 1 mét và chiều rộng 70 cm, riêng chiều cao so với bàn học tiêu chuẩn có cao hơn bởi em cũng cao hơn các bạn cùng lớp. Trên mặt bàn, bố em còn gắn sẵn một ống bút bằng tre liền vào mặt bàn để em cắm bút, thước và các dụng cụ học tập khác. Riêng phần ngăn bàn, bố em chia thành 2 phần: một phần ngăn bàn thiết kế mở và một phần ngăn bàn như một hộc tủ cánh cánh tủ và có khóa. Bố em bảo phần ngăn bàn đó dành cho em chứa đựng những điều riêng tư và bí mật ngay cả bố mẹ cũng không biết. Đi kèm với chiếc bàn, còn có cả chiếc ghế cũng từ gỗ xoan đào. Ghế có phần tựa lưng để em ngồi học nếu mệt mỏi có thể ngả lưng ra nghỉ ngơi một chút. Chiều cao của ghế cũng rất phù hợp với em. Để đồng bộ cùng chiếc bàn học, bố làm luôn cho em giá sách đóng lên tường ngay trước mặt.

Từ ngày có chiếc bàn học mới, em ngồi học không còn phải gò bó nữa. Diện tích của chiếc bàn đủ để em bày sách vở hay dụng cụ học tập giúp quá trình học tập được thoải mái, tiện ích hơn. Em rất thích chiếc bàn này. Em sẽ giữ gìn bàn thật cẩn thận và cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng của bố.

Bài văn mẫu tả cái bàn học số 03

Nhà em có 2 chị em gái, chị em hơn em 5 tuổi nên khi em bắt đầu vào lớp 1, chị em bước vào trường trung học phổ thông. Do chị đã lớn không thể ngồi thoải mái trên chiếc bàn học cũ nên bố mẹ mua bàn học mới cho chị em và em được thừa hưởng lại chiếc bàn học đã gắn bó với chị em nhiều năm liền.

Mặc dù là bàn học cũ, nhưng nó vẫn còn mới và dùng rất tốt do chị em sử dụng rất giữ gìn. Chiếc bàn đã được chuyển vào trong phòng em, được bố mẹ lựa chọn vị trí gần cửa sổ đặt bàn. Cũng kể từ đó, chiếc bàn học này trở thành một người bạn thân thiết của em. Để giúp bàn học mới hơn, bố em đã nhờ chú em là thợ mộc đến sơn sửa lại bàn. Chỉ sau một ngày, chiếc bàn đã được khoác chiếc áo mới vô cùng xinh xắn, dễ thương. Một vài vết xước vết ố mực trên mặt bàn đã biến mất thay vào đó là lớp sơn màu xanh mát dịu, mượt mà. Ngày nào em cũng dùng một chiếc khăn mềm để lau sạch sẽ bụi bặm trên mặt bàn. Thi thoảng em ra vườn hoa trước nhà hái những bông hoa tươi cắm vào chiếc lọ nho nhỏ đem lại sức sống và hơi thở mới cho góc học tập của em.

Chiếc bàn của em khá gọn gàng nhưng đủ để em ngồi học thoải mái. Mặt bàn được làm từ chất liệu gỗ cẩm lai nên có thể sử dụng nhiều năm liền vẫn tốt vẫn chất lượng. Ngay cả bây giờ sau rất nhiều năm, em vẫn ngủi được mùi hương gỗ thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Mặt bàn hình chữ nhật rộng rãi đủ cho em 1 góc nhỏ bày trí thêm các đồ trang trí như lọ hoa hay đồng hồ. Ngay phía dưới mặt bàn là ngăn bàn có nắp kéo ra đóng vào dễ dàng. Trong ngăn bàn đó là cả một thế giới bí mật của riêng em. Một phần em để ngay ngắn những quyển sách giáo khoa, một phần em để tài liệu học tập, một phần em để những quyển vở và một phần em để đồ dùng học tập. Ngoài ra có riêng 1 góc em để những quyển truyện tranh như doremon, conan và những đồ kỉ niệm được tặng trong dịp sinh nhật. Nhờ có ngăn bàn nên sách vở và đồ dùng học tập của em được bảo quản cẩn thận và bàn học được ngăn nắp, gọn gàng.

Chiếc bàn từ lâu đã trở thành một người bạn gắn bó thân thiết với em. Em biết chị em rất buồn khi phải tạm biệt chiếc bàn này nên em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

Bài văn mẫu tả cái bàn học số 04

Ngay đầu năm học mới, bố em đã đưa em ra cửa hàng đồ gỗ để mua cho em một chiếc bàn học. Bố em bảo, em đã cao hơn lớn hơn nên cần một góc học tập thuận tiện và phù hợp hơn.

Chiếc bàn học của em cũng có hình chữ nhật như bàn học ở lớp, chiều cao cũng tương tự nhưng chiều rộng và chiều dài nhỏ hơn. Mặt bàn được làm bằng gỗ và bào nhẵn có đánh véc ni màu nâu bóng vô cùng đẹp mắt, đặc biệt những đường vân gỗ hiện lên tạo nên sự đặc biệt cho bàn học. Mặt bàn có thiết kế hơi dốc 1 chút giúp cho việc ngồi học của em được dễ dàng hơn.

Phía dưới mặt bàn là hai chiếc hộc bàn là nơi em để sách vở và dụng cụ học tập. Em sắp xếp sách vở và dụng cụ riêng để dễ dàng lấy sử dụng khi cần. Trên mặt bàn có gắn một chiếc đèn học với ánh sáng gần giống ánh sáng tự nhiên để em học không bị cận thị. Bàn có 4 chân chắc chắn và phía dưới có thanh ngang làm nơi để đặt chân.

Không giống với các mẫu bàn khác, chiếc bàn này có ghế gắn liền với bàn để  khi ngồi học em phải ngồi đúng tư thế. Khoảng cách giữa bàn và ghế đã được tính toán theo đúng kích thước tiêu chuẩn nên rất phù hợp với em. Ghế còn có cả phần tựa lưng để khi học bài nếu mỏi em có thể ngả lưng ra sau vươn vai và thư giãn.

Hàng ngày em đều ngồi làm bài tập về nhà thật chăm chỉ sau đó em mới đọc truyện hay vẽ tranh. Ngay cả khi đọc truyện giải trí em cũng không nằm trên giường mà ngồi bàn học cẩn thận để tránh bị cận thị.

Em luôn giữ gìn bàn học cẩn thận và chẳng bao giờ viết vẽ bậy lên bàn. Nếu chẳng may có vết mực xuất hiện, em sẽ nhanh chóng dùng khăn ẩm lau sạch sẽ. Em rất yêu thích chiếc bàn học của em.

Trên đây là những bài văn mẫu hay về tả cái bàn học. Chúc các em học sinh đạt điểm cao môn văn nhé.

Coi thêm bài nguyên văn tại : Những bài văn tả cái bàn học của em hay nhất – Văn mẫu lớp 4


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Top 3 bài văn tả cây bút mực hay nhất – Văn mẫu lớp 4

Đối với mỗi em học sinh cấp 1, cây bút mực giống như một người bạn thân thiết luôn đồng hành cùng các em trong mỗi ngày học trên lớp. Vậy các em đã biết các làm bài văn miêu tả người bạn này chưa? Chúng tôi sẽ giúp các em làm tốt hơn bài văn miêu tả cây bút mực lớp 4 với những bài văn mẫu được chọn lọc dưới đây.

top-3-bai-van-ta-cay-but-muc-hay-nhat-van-mau-lop-4-1

Tả cây bút mực

Dàn ý miêu tả cây bút mực gợi ý

Trước khi làm văn, các em đừng quên lập dàn ý nhé. Việc lập dàn ý vừa giúp các em không bị quên ý, bài văn được mạch lạch và đầy đủ hơn. Khi tả cây bút mực em có thể lập dàn ý gồm 3 phần như sau:

Phần mở bài:

Giới thiệu sơ qua về cây bút mực: cây bút mực này từ đâu em có và có trong dịp nào? (Ví dụ: Em được bố tặng một cây bút mực nhân chuyến công tác của bố…)

Phần thân bài:

  • Tả bao quát chiếc bút mực:
  • Cây bút được làm từ chất liệu gì
  • Màu sắc của cây bút ra sao
  • Hình dáng của cây bút và kích thước của cây bút như thế nào
  • Tả chi tiết chiếc bút mực:
  • Ở bên ngoài, cây bút có 2 phần bao gồm phần nắp bút và phần vỏ thân bút.
  • Ở bên trong: Ngòi bút bằng chất liệu gì? Ngòi trơn mịn như thế nào? Phần ruột bút còn có ống mực và phải được bơm đầy mực mới sử dụng được.
  • Công dụng của cây bút mực: Giúp em viết chữ đẹp, học tập tốt hơn.

Phần kết bài:

Khẳng định lại tình cảm của em với cây bút và lời hứa em sẽ giữ gìn cây bút thật cẩn thận.

top-3-bai-van-ta-cay-but-muc-hay-nhat-van-mau-lop-4-2

Văn mẫu tả cây bút mực

Những bài văn mẫu tả cây bút mực lớp 4

Bài văn mẫu tả cây bút mực số 01

“Này cô bạn nhỏ của tôi ơi, cô chưa cho tôi ăn no để chuẩn bị cho ngày mai đến trường sao?”. Em đang chuẩn bị đi ngủ thì tiếng nói ở đâu vang lên khiến em giật mình. Thì ra chính là cây bút mực đang nhắc nhở em. Suýt chút nữa em đã quên không bơm mực và chuẩn bị sách vở cho ngày mai đến trường rồi.

Cây bút mực này không phải cây bút mực hiếm có khó tìm, nhưng đối với em nó lại vô cùng đặc biệt. Trong một lần bố đi công tác xa, bố đã mua cây bút này để làm quà cho em với lời chúc mong em học tập thật tốt trong năm học mới. Cũng kể từ ấy, cây bút mực trở thành người bạn thân thiết của em trong suốt năm học lớp 4.

Cây bút của em có mặc chiếc áo màu xanh dương và được trang trí thêm nhiều chi tiết sắc màu khác. Vỏ bút được làm từ chất liệu kim loại không gỉ sét. Nhìn từ bên ngoài, cây bút chỉ dài bằng một gang tay người lớn và được chia thành 2 phần nắp bút và thân bút. Phần nắp bút ngắn chỉ bằng một nửa phần vỏ thân bút và được thiết kế có thể liên kết chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ của vỏ bút chính là bảo vệ cho những bộ phận bên trong của bút. Riêng phần nắp có thiết kế thêm quai cài màu đồng lấp láp giúp em có thể cài bút vào vở tránh làm rơi bút. Phần vỏ thân bút hơi thon về phần đuôi có thêm dòng chữ “Nét chữ nết người” màu vàng nổi bật, viết cách điệu rất đẹp mắt. Mỗi khi em đóng hay mở nắp bút ra đều phát ra âm thanh tách nghe rất vui tai.

Phần bên trong của bút cũng được chia thành các bộ phận khác nhau. Phần đầu là ngòi bút cũng bằng kim loại và hình lưỡi gà. Đầu nhọn là đầu viết chữ. Phần ruột bút dài khoảng 5cm được làm bằng nhựa dẻo làm nơi chứa mực cung cấp mực cho đầu bút tạo thành nét chữ.

Em rất thích cây bút này bởi ngòi bút viết trơn và mịn, thân bút cầm nhẹ tay giúp em lướt nét chữ nhanh hơn. Từ ngày có cây bút, em luyện chữ đẹp hơn và học tập cũng tốt hơn nữa. Mỗi tối trước khi đi ngủ em luôn giữ thói quen bơm đầy mực vào bút để chuẩn bị cho ngày học hôm sau. Mỗi lần dùng bút xong em luôn nắp bút thật cẩn thận để tránh mực bị khô và chẳng may làm rơi bút thì ngòi bút sẽ hỏng. Thi thoảng em sẽ rửa bút bằng nước ấm để làm sạch mực cặn bên trong giúp bút bền hơn, đẹp hơn và sử dụng tốt hơn.

Em rất cảm ơn bố đã tặng em một cây bút máy đẹp. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng yêu thương của bố.

Bài văn mẫu tả cây bút mực số 02

Hôm nay là cuối tuần, em được nghỉ học nên em rảnh rỗi và dọn dẹp lại bàn học, giá sách của mình. Bỗng một chiếc hộp nhỏ rơi ra, em nhặt lên thì ra trong đó có chứa cây bút mực đã theo em suốt mấy năm học, nhưng giờ đây cây bút mực này đã bị hỏng, không còn sử dụng được nữa. Em bồi hồi nhớ lại!

Cây bút mực này chẳng có gì đặc  biệt khi nó được bán rất nhiều ở ngoài cửa hàng sách, nó cũng chẳng quý giá vì làm từ nhựa chứ không phải vàng bạc hay kim cương. Nhưng đối với em, cây bút mực đáng trân trọng và vô giá hơn bất cứ đồ vật nào bởi đó là món quà ông nội đã tặng cho em. Dù hiện tại cây bút đã không còn sử dụng được nữa nhưng em vẫn luôn cất nó thật cẩn thận. Ông nội tặng cho em cây bút mực này vào năm em bắt đầu lên lớp 1.

Cây bút của thương hiệu Trường Sơn với lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa cứng màu xanh dịu mắt. Cũng như các cây bút máy khác, phần vỏ thân bút được chia làm 2 phần nắp bút và thân bút. Khi cây bút được nắp lại cẩn thận cũng chỉ có chiều dài khoảng 15 cm mà thôi. Phần nắp bút ngắn hơn dùng để bảo quản đầu bút và có cả quai cài nữa. Phần vỏ thân bút để bảo vệ ruột bút. Nắp bút và vỏ thân bút rất ăn khớp với nhau qua những vòng ren được thiết kế có thể xoáy vào chặt chẽ. Khi em đóng nắp bút cho dù bút có rơi cũng không làm ảnh hưởng đến ngòi bút đâu nhé.

Mở nắp bút ra, em sẽ thấy ngay phần ngòi bút nhọn màu đen. Ở ngay bên dưới là phần lưỡi gà có công dụng điều tiết mực, giúp mực ra đều không quá đậm cũng không quá nhạt. Ngòi bút rất quan trọng quyết định đến nét chữ có đẹp không, có mềm mại không. Còn phần thân bút thì sao? Ở đó có ruột bút là nơi chứa mực. Nếu không có mực, bút cũng chẳng thể sử dụng được. Khi bơm mực, em chỉ cần nhẹ nhàng xoắn phần ruột bút bằng cao su mềm sau đó thả ra, mực sẽ được hút lên.

Trong suốt những năm học lớp 1, lớp 2 và lớp 3, cây bút này đã theo em đến trường, cùng em làm biết bao bài toán bài văn. Ngay cả trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh em cũng sử dụng cây bút này nữa. Đối với em, cây bút còn như một người bạn.

Do sử dụng trong thời gian dài, nên cây bút bị hỏng và không còn dùng được nữa. Dù đã được mẹ mua cho cây bút mới, nhưng em vẫn giữ người bạn cũ này lại làm kỉ niệm và cất vào một góc trên giá sách cũng như một góc nhỏ trong trái tim mình.

Bài văn miêu tả cây bút mực số 03

Em vừa đạt giải nhất trong kỳ thi viết chữ đẹp cấp tỉnh, điều đó khiến em rất vui và bố mẹ vô cùng tự hào. Thế nhưng để đạt được thành tích dù nhỏ bé này em đã phải trải qua một quá trình rèn luyện gian khổ và người bạn đồng hành của em chính là cây bút mực mẹ mua cho.

Em nhớ những ngày mới cầm bút viết những nét chữ đầu tiên, không hiểu sao chữ em rất xấu. Thậm chí, cô giáo còn phải nói chuyện riêng với mẹ em về việc nhắc nhở em cần được luyện chữ thêm ở nhà. Mẹ không mắng mỏ em, không phạt em nhưng mẹ rất buồn. Chính vì thế em đã quyết tâm luyện chữ. Mẹ đưa em đi nhà sách để mua bút máy và vở mới cho em.

Cây bút máy này do chính em chọn có chiếc áo màu hồng em yêu thích. Trên thân bút có hình chú bướm được in vô cùng xinh xắn và sắc nét. Chất liệu tạo nên vỏ bút từ kim loại nhưng khi cầm không hề nặng tay đâu nhé. Bạn bút này của em phần có có 2 bộ phận nắp bút và thân bút. Chức năng của phần vỏ để bảo vệ các bộ phận bên trong của bút. Riêng phần nắp có thêm kẹp gài cũng bằng thép không gỉ để mắc vào sách vở hay vào cặp không bị rơi mất bút. Em mở nắp ra, phần ngòi bút giống như hình lá tre hiện lên. Ngòi bút này được gắn liền với phần màu đen hay còn gọi là lưỡi gà. Cả hai phần được gắn vào quản bút vô cùng chắc chắn. Phần ruột bút bên dưới làm từ chất liệu nhựa có vai trò chứa mực. Mỗi ngày em chỉ cần bơm mực 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ với thao tác vô cùng đơn giản: nhúng đầu ngòi bút vào lọ mực sao cho ngập qua phần lưỡi gà và đẩy lên thế là mực được hút đầy vào phần ruột.

Em vẫn nhớ như in những ngày đầu luyện chữ đầy khó khăn. Tay em lúc đó khá cứng và cầm bút ngượng ngịu. Chỉ cần luyện chữ một lúc em đã mỏi tay và còn buồn ngủ nữa. Lắm lúc em cũng nản chí chỉ muốn buông bút xuống và đi ngủ thôi. Thế nhưng em nghĩ đến sự quan tâm của bố mẹ, sự động viên của cô giáo nên em lại cố gắng từng chút một, nắn nót từng nét chữ. Mỗi ngày em cố gắng luyện chữ thêm vào dòng, viết nét chữ mềm mại hơn một chút và không quên nhờ mẹ góp ý, sửa chữa cho. Dần dần em đã tiến bộ lúc nào không hay và em cũng yêu thích viết chữ nữa. Em tự luyện các mẫu chữ viết thường và viết hoa đẹp chẳng khác nào in trong sách. Cuối năm học, em được cô giáo và nhà trưởng cử đi thi viết chữ đẹp.

Thành tích của em đạt được tuy không phải lớn nhưng đối với em đó là một quá trình cố gắng. Cũng nhờ có bạn bút máy đồng hành em đã thay đổi được chữ viết xấu của mình. Ông bà ta có câu “Nét chữ nết người” quả không sai. Em sẽ giữ gìn cây bút này thật cẩn thận.

Trên đây là những bài văn mẫu tả cây bút mực lớp 4. Các em tham khảo để viết bài văn của mình hay hơn, giàu cảm xúc hơn nhé.

Xem thêm bài nguyên mẫu tại : Top 3 bài văn tả cây bút mực hay nhất – Văn mẫu lớp 4


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu- văn mẫu lớp 10

Phú sông Bạch Đằng – một tác phẩm văn học tiêu biểu của tác giả Trương Hán Siêu. Chúng tôi sẽ giúp các em học sinh hiểu hơn về tác phẩm này qua những bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng dưới đây.

thuyet-minh-ve-phu-song-bach-dang-cua-tac-gia-truong-han-sieu-van-mau-lop-10-1

Phú sông Bạch Đằng

Dàn ý bài văn thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng

Mở bài:

Giới thiệu về tác phẩm Bạch Đằng giang phú và tác giả Trương Hán Siêu.

Thân bài:

1. Đôi nét về tác giả và tác phẩm

  • Nêu vắn tắt những thông tin về cuộc đời, thời đại và sự nghiệp sáng tác… của tác giả Trương Hán Siêu
  • Tác phẩm: Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên 50 năm. Sông Bạch Đằng là nơi đã ghi dấu những chiến công hiển hách đó của quân và dân ta. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể.

2. Trình bày về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

  • Nội dung: Bài phú thể hiện những bình luận về chiến thắng vang dội, lừng lẫy của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng đã đánh tan khiến quân thù phải khiếp sợ.
  • Nghệ thuật: Xuyên suốt bài phú là giọng điều hào hùng thể hiện niềm tự hào vô bờ nhưng cũng không kém phần suy tư, lắng đọng.

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ về tác phẩm, tác giả.

thuyet-minh-ve-phu-song-bach-dang-cua-tac-gia-truong-han-sieu-van-mau-lop-10-2

Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu

Những bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng

Bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng số 01

Là một cây bút văn học không chỉ có học vấn sâu rộng, có tài văn chương, Trương Hán Siêu còn giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện rõ nét và đầy đủ qua tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” mà ông để lại cho nền văn học Việt Nam.

Trong lịch sử nền văn học Việt Nam có rất nhiều tác gia lớn để lại cho đời những tác phẩm văn học bất hủ như Nguyễn Trãi ghi dấu ấn với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Du gây ảnh hưởng bởi Truyện Kiều… thì Trương Hán Siêu để lại một kiệt tác văn học như áng thiên cổ hùng văn mang tên “Bạch Đằng giang phú”.

Trương Hán Siêu sinh ra ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Theo sử sách có ghi chép lại, xuất thân của Trương Hán Siêu là môn khách của Trần Hưng Đạo. Ông có học vấn uyên thâm và tính tình cương trực, thẳng thắn. Bản thân ông là một người văn võ song toàn khi ông vừa là tác gia văn học lớn vừa lập được rất nhiều công trạng trong những trận đánh chống giặc Mông Nguyên xâm lược. Trong sự nghiệp chính trị, ông được vua Trần Dụ Tông tin tưởng và giao nhiều chức vụ quan trọng và được phong chức Hàn lâm Học sĩ. Ông mất năm 1353 để lại nhiều tiếc thương trong lòng dân. Khi ông mất, nhà vui đã truy tặng ông chức Thái phó và được thờ ở văn miếu quốc gia ngang với các bậc hiền triết. Ông đã từng là người bài xích đạo Phật, tuy nhiên hiểu được con người và tài năng của ông, vua không trách mà còn giao cho ông làm quản tự ngôi chùa lớn. Đến những ngày cuối đời, ông lại là người sùng bái đạo Phật và cho ra những tác phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tôn giáo này. Về sự nghiệp văn chương, ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm hay như bài thơ: Cúc hoa bách vịnh, Qúa tông đô, Dục Thúy sơn, Hóa châu tác… và các tác phẩm văn xuôi: Dục Thúy sơn linh tế tháp ký, Khai Nghiêm tự bi ký đều được viết bằng chữ Hán.

Tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” là một trong những bài phú chữ Hán đặc sắc nhất của ông còn lưu giữ đến ngày nay. Xuyên suốt bài phú, tác giả sử dụng giọng điệu, ngôn từ căm thù quân giặc, tự hào về ý chí quật cường của dân tộc. Đây không chỉ là một tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông mà còn trở  thành tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Lý Trần. Bài phú được xem là áng thiên cổ hùng văn với nội dung sâu sắc, ý nghĩa và nghệ thuật văn học đỉnh cao.

Đọc bài phú, chúng ta dễ dàng cảm nhận tình yêu đất nước sâu sắc của tác giả cũng như niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc như đạo nhân nghĩa ở đời đã được nhắc đến trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Gía trị nhân văn cao đẹp trong bài phú thể hiện qua việc đề cao vị trí và vai trò của con người đã làm nên lịch sử.

Niềm tự hào chứa chan trong bài phú thể hiện đậm nét qua những câu thơ tổng kết lại chiến thắng vang dội Bạch Đằng năm xưa:

"Giặc tan muôn thủa thăng bình,

Bởi đâu đất hiểm, bởi mình đức cao".

Bài phú được chia thành 4 phần với kết cấu mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. Phần mở là phần cảm xúc của nhân vật khách khi nhìn thấy cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. Miêu tả lại trận Bạch Đằng hào hùng qua lời kể của các bô lão cũng như những bình luận, suy ngẫm của các bô lão trước nguyên nhân đem lại chiến thắng hiển hách của quân ta trên sông Bạch Đằng. Các bô lão cũng kết lại bằng lời ca khẳng định nhân nghĩa, vai trò đức độ của con người.

Tác phẩm theo thể phú với kết cấu tứ thơ theo hình thức đối đáp giữa khách và chủ. Khách mang tâm hồn yêu thiên nhiên yêu cảnh trí vô cùng khoáng đạt, thích du ngoạn khắp nơi và yêu thích tìm hiểu lịch sử của dân tộc. Khách du ngoạn trên sông Bạch Đằng không chỉ để ngắm nhìn cảnh thiên nhiên thỏa lòng yêu thích mà còn để hồi tưởng lại, để sống lại nơi đã từng ghi dấu chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta.

Mang trong mình khát vọng tìm hiểu lịch sử của dân tộc, Khách muốn noi gương những sư gia nổi tiếng trong lịch sử. Trong quá trình ngao du, khách gặp chủ là những bô lão sống ở ven sông là người dân địa phương – họ là nhân chứng sống khi đã trực tiếp tham gia kháng chiến năm xưa. Nhân vật bô lão cũng chỉ là nhân vật hư cấu qua trí tưởng tượng để giúp tác giả dễ dàng bày tỏ, bộc bạch những cảm xúc và suy nghĩ của mình hơn bao giờ hết.

Về nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu cho giá trị văn chương bởi nghệ thuật đỉnh cao. Trương Hán Siêu đã rất khéo léo khi sử dụng thể phú tự do không bị gò bó về hình thức nhưng toàn bộ bài thơ lại vô cùng gắn kết và xuyên suốt giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Kết cấu bài phú chặt chẽ với thủ pháp liêm ngâm thể hiện tài năng văn chương của tác giả cũng như lối tư duy sắc sảo nâng tầm giá trị văn học. Hình tượng nghệ thuật trong bài phú cũng được tác giả xây dựng vô cùng sinh động với giọng điệu trang trọng, hào hùng không kém phần lắng đọng cảm xúc, đôi lúc lại triết lý sâu xa khiến người đọc bị cuốn đi và sống trong những cảm xúc, tâm tư của tác giả về niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào về con người nước ta và niềm tin mãnh liệt vào tương lai và vận mệnh của dân tộc.

Không chỉ giàu lòng yêu nước, học vấn sâu rộng, Trương Hán Siêu còn có tài văn chương bậc thầy được thể hiện qua bài “Bạch Đằng giang phú”, ông xứng đáng là một tác gia lớn trong nền văn học nước nhà.

Bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng số 02

Đất nước ta – một đất nước có nền văn hiến lâu đời đã trải qua nhiều cuộc chiến thắng chống quân xâm lược hào hùng. Những chiến thắng đó đã  đi vào lịch sử dân tộc như chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền khẳng định nước ta dù nhỏ bé nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất. Chiến thắng vang dội ấy đã đi vào thơ ca như Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

Theo sử sách ghi lại, Trương Hán Siêu không rõ năm sinh nhưng mất vào năm 1354 quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh thuộc tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan dưới 4 đời vua Trần và có tham gia vào cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông Nguyên lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông được vua Trần Anh Tông phong chức Hàn lâm Học sĩ. Cả bốn đời mua đều rất trọng dụng Trương Hán Siêu và gọi ông đầy kính trong là thầy. Không chỉ là một nhà văn học lừng lẫy, Trương Hám Siêu còn là nhân vật chính trị, nhà văn hóa có sức ảnh hưởng lớn tới đất nước và được sử sách ghi nhận, ngợi ca sau này. Tuy không đỗ đạt cao nhưng ông lại là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tham hóa của Phật giáo đương thời đề cao ý thức quốc gia được mọi người yêu quý và kính trọng.

Phú sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu viết theo thể phú – một thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc không bị gò bó bởi luật bởi vần và nghiêng nhiều về yếu tố trữ tình. Thể phú hay được dùng để tả cảnh vật, phong tục hay kể chuyện đời, miêu tả các hình tượng nhân vật có yếu tố tượng trưng và mang tính triết lý cao. Bài Phú sông bạch đằng mang đậm những đặc điểm ấy và còn rất gần gũi, mộc mạc.

Tác phẩm này ra đời sau chiến thắng Bách Đằng và được viết trong thời đại nhà Trần đang suy vong. Ông mang trên mình trọng trách đại thần với tình yêu nước lớn lao khó tránh khỏi sự hổ thẹn đặc biệt sự hổ thẹn trước lịch sử. Bài phú có kết cấu gồm 4 phần: phần mở, phần giải thích, phần bình luận và phần kết.

Phần mở thể hiện tráng trí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng. Phần giải thích tái hiện tại trận thắng trên sông qua lời kể, qua hồi tưởng của các bô lão. Phần bình luận là những nhận xét, chiêm nghiệm của các bô lão về nguyên nhân đem lại thắng lợi lẫy lững năm ấy. Và đến phần kết là lời khẳng định lại của các bô lão về vai trò đức độ của con người.

Nhân vật khách sự phân thân của tác giả với mục đích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên xuất hiện trong không gian biển lớn giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng.  Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể các bô lão với quân ta xuất thân với khí thế hào hùng “hùng hổ sáu quân” sức mạnh khí thế như hổ báo của các chiến sĩ thời nhà Trần, với lòng yêu nước với sức mạnh chính nghĩa. Còn quân địch ra oai “Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi” sự huênh hoang, hung hang kiêu ngạo. “Thế cường” với bao mưu moi chước quỷ.
Nhưng các bô lão lại suy ngẫm thời thế thuận lợi trời cũng chiều người, địa thế núi sông trời đất cho nơi hiểm trở, con người có tài có đức lạ giữ vai trò quyết định quan trọng. Tác giả gọi lên hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức đạo của con người.
Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công, sự lĩnh hằng của chân lí “Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ”.

Đọc xong bài phú ta cảm nhận sâu sắc về những cảm xúc về con người, về quê hương đất nước. Trương Hán Siêu xứng đáng là một tác gia lớn và Bạch Đằng giang phú xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn.

Tham khảo thêm bài viết gốc ở : Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu- văn mẫu lớp 10


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed