Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Biểu cảm về mái trường thân yêu của bạn – Văn mẫu lớp 7

Văn biểu cảm là một dạng văn dành cho các em học sinh lớp 7. Dạng văn biểu cảm rất đặc biệt và để làm tốt không đơn giản đâu nhé. Để giúp các em có thể học tốt môn văn hơn, bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lập dàn ý và những bài văn mẫu hay “Biểu cảm về mái trường” cho các em tham khảo.

bieu-cam-ve-mai-truong-than-yeu-cua-ban-van-mau-lop-7-1

Biểu cảm về mái trường

Dàn ý bài văn biểu cảm về mái trường

Mở bài:

  • Giới thiệu một cách khái quát và chung nhất về ngôi trường của em
  • Nêu tình cảm của em với mái trường ấy nơi có thầy cô, bạn bè
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, học sinh có thể kể về một tình huống, hoàn cảnh cụ thể dễ biểu đạt được cảm xúc chân thành.

Thân bài:

  • Giới thiệu về mái trường thân yêu qua những hình ảnh, sự vật và sự việc cụ thể thân thuộc, gắn liền với mái trường như: lớp học, hàng cây ghế đá, cổng trường, cây phượng, trống trường…
  • Giới thiệu về thầy cô và bạn bè – những người gắn liền với em ở mái trường: kể ra một vài tình huống để bộc lộ cảm xúc.
  • Bày tỏ tình cảm và cảm xúc của em về mái trường thân thuộc, nơi đã có biết bao kỉ niệm, nơi em đã trưởng thành và lớn khôn từng năm học.

Kết bài:

  • Một lần nữa khẳng định lại tình cảm của em với mái trường
  • Hướng đến sự xây dựng trường, phát triển trường trong tương lai.

bieu-cam-ve-mai-truong-than-yeu-cua-ban-van-mau-lop-7-2

Văn mẫu biểu cảm về ngôi trường

Những bài văn mẫu biểu cảm về mái trường

Bài văn mẫu biểu cảm về mái trường số 01

“Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…” – mỗi lần nghe câu hát ấy, lòng tôi lại dạt dào cảm xúc nghĩ về ngôi trường thân thuộc của mình. Nơi đây không chỉ có thầy cô bạn bè mà còn là nơi cho tôi hành trang kiến thức bước vào đời với biết bao kỉ niệm khó quên.

Ngôi trường của tôi nằm ở vùng ngoại ô của thành phố - chính điều đó đã làm nên nét đặc trưng của trường: không hề ồn ào hay khói bụi, không hề xô bồ hay bon chen. Mỗi năm vào ngày khai giảng, chúng tôi đều được nghe thầy hiệu trưởng kể về lịch sử hình thành của trường và lần nào cũng vậy, cảm xúc tự hào trong tôi vẫn vẹn nguyên về một ngôi trường có bề dày lịch sử và thật nhiều thành tích. Những lớp học sinh đầu tiên của trường giờ cũng đã làm cha làm mẹ, thậm chí không ít thế hệ con của những lớp học sinh ấy cũng đang được học dưới mái trường này.

Ngôi trường không quá rộng nhưng được bố trí vô cùng khoa học. Trước đây, ngôi trường chỉ là mái tranh vách đất, nhưng thế hệ chúng tôi sau này đã được học trong những lớp học khang trang. Ngay chính giữa là khoảng sân rất rộng để tiện cho việc tổ chức các hoạt động của trường.

Tôi rất thích đến trường thật sớm, khi mới chỉ có bác bảo vệ và các cô lao công, bởi lúc này ngôi trường thật yên bình khác hẳn những lúc có lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Khi ấy, tôi chưa vào lớp vội mà lặng lẽ đi dạo dưới hàng cây. Cây phượng, cây bàng, cây bạch đàn… những cây này có tuổi đời bao lâu tôi cũng chẳng biết nhưng với tôi từng gốc cây thân thuộc đến vô bờ. Khi lác đác có thêm vài bạn học sinh tới trường tôi mới bắt đầu vào lớp.

Cũng tại ngôi trường này đã có biết bao thế hệ học sinh lớn lên và trưởng thành. Tôi không biết cuộc sống sau này sẽ ra sao nhưng chắc chắn một điều những kỷ niệm với mái trường thân yêu sẽ luôn in đậm trong tâm trí tôi, khiến tôi bồi hồi xúc động mỗi khi nhớ về. Nhìn thấy em học sinh mới vào trường với gương mặt thơ ngây và hớt hải, kỉ niệm về ngày đầu tiên lại ùa về vẹn nguyên như mới hôm qua. Tôi lúc đó cũng đầy rụt rè và bỡ ngỡ lại còn chạy vào nhầm lớp nữa chứ. Mỗi góc sân trường, mỗi hàng ghế đá… đều lưu giữ đầy ắp và chan chứa những kỷ niệm của tôi và bạn bè.

Nơi đây có thầy có cô – những người cha người mẹ của chúng tôi ở trường. Chúng tôi không chỉ được học kiến thức, học văn hóa mà còn được học cách làm người, học cách trưởng thành. Sự nghiêm khắc của thầy cô với mong muốn, hi vọng học sinh nên người, tình yêu thương của thầy cô với học trò chan chứa và nhiều vô kể như cánh hoa phượng vĩ nở rực rỡ mùa hè.

Người ta nói, đối với mỗi người, ngôi trường giống như ngôi nhà thứ 2. Điều đó quả không sai khi ngoài gia đình, tôi gắn bó nhất với mái trường này nơi tôi được vui vẻ, vô tư và học hỏi được nhiều điều. Nơi đây tôi có thêm những người cha người mẹ làm công việc chèo đò cao quý, nơi đây tôi có thêm những người bạn cùng trang lứa để san sẻ những ước mơ và hoài bão.

Nhặt một cánh phượng đỏ kẹp vào trang vở, tôi muốn lưu giữ mãi những mảng ký ức đẹp tuyệt thời học sinh này, để sau này dù có đi đâu tôi vẫn luôn nhớ về.

Bài văn mẫu biểu cảm về mái trường số 02

Tuổi thơ của tôi không chỉ có mái ấm gia đình mà còn có ngôi trường – như ngôi nhà thứ 2. Ở nơi ấy tôi đã lớn khôn và trưởng thành với những kỷ niệm và ký ức tuyệt đẹp tuổi học sinh.

Năm nay, tôi mới là học sinh lớp 7. Tôi đã gắn bó với ngôi trường ngày 2 năm rồi đã không còn sự bỡ ngỡ như mới đầu, thay vào đó là những kỷ niệm đầy ắp. Tôi nghe mẹ kể, ngày trước mẹ cũng từng học ở đây, khi đó trường còn là những lớp học nhà tranh vách đất chứ không được khang trang đẹp đẽ như bây giờ. Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy ngôi trường ẩn chứ nét gì đó rất cổ kính và trang nghiêm dù đã được tu sửa.

Đi từ cổng trường vào bất cứ ai cũng phải ấn tượng với hàng bằng lăng tím thơ mộng. Tôi thân thuộc với từng hàng cây ở đây đến mức chỉ cần nhìn ảnh chụp thân cây tôi sẽ biết ngay cây đó ở vị trí nào. Cũng đúng thôi bởi mái trường này đã lưu giữ biết bao kỷ niệm không chỉ của tôi mà còn của biết bao thế hệ học sinh đã lớn khôn, trưởng thành.

Hàng ngày đi học, tôi không thể không đứng lặng lắng nghe âm thanh của những cây phượng, cây bàng, cây bằng lăng; lặng nhìn những bác ghế đá đã chứng kiến bao lớp học trò lớn khôn. Ở nơi đây tôi đã được học biết bao điều hay và lẽ phải, và những phút giây vui chơi, nô đùa thật thoải mái bên bạn bè mỗi giờ ra chơi. Những bài giảng của thầy cô sẽ trở thành hành trang tri thức vững vàng cho chúng tôi bước vào đời. Nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai của tôi khi tôi đã từng cười, từng khóc, từng xúc động trước biết bao khoảnh khắc đáng nhớ. Tất cả giờ đây như một thước phim quay chậm đầy chân thực lướt qua tâm trí tôi. Cũng tại ngôi trường này, tôi có thêm nhiều người bạn tốt trở thành một phần quan trọng và đẹp đẽ trong cuộc sống của tôi.

Cây phượng vĩ giữa sân trường đã bắt đầu nở những chùm hoa đầu tiên đỏ và rực rỡ như đốm lừa thắp sáng tâm hồn lũ học trò nhỏ. Đứng từ trên tầng 3 của dãy nhà học, phóng tầm mắt ra xa để thu lại trời xanh, mây trắng khơi gợi trong tôi biết bao cảm xúc êm đềm. Hè đã sắp về, tôi cũng sắp kết thúc một năm học đầy ý nghĩa. Mấy tháng hè xa trường, xa thầy cô và bạn bè, tôi sẽ nhớ lắm đây. Nhưng đây là cảm xúc bất cứ ai trong những năm tháng học trò của mình cũng đều phải trả qua.

Ngôi trường thân yêu đã đi vào trong tâm thức của mỗi người. Riêng với tôi, nó sâu đậm và tôi mãi muốn lưu giữ trong trái tim mình. Sẽ thật khó khăn để tôi phải tạm biệt và rời xa ngôi trường này, nhưng rồi ai cũng cần lớn và trưởng thành. Dù thế nào, tôi cũng sẽ mãi không quên mái trường với thầy cô và bạn bè những năm tháng vui vẻ, hồn nhiên ấy.

Bài văn mẫu biểu cảm về mái trường số 03

Trong cuộc đời của mỗi người, quãng thời gian học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường luôn trong sáng và đẹp đẽ nhất. Suốt những năm tháng học trò ấy, chúng ta đã gắn bó với ngôi trường yêu dấu nơi có thầy cô và bạn bè thân thương.

Ngôi trường của tôi mới được sơn sửa lại nên rất khang trang và đẹp đẽ. Những dãy nhà cao tầng màu vàng nổi bật đan xen trong những hàng cây xanh. Từ những phòng học vang tên lời giảng ân cần của thầy cô trong giờ học hay tiếng cười đùa, nói chuyện hồ nhiên của lũ học trò trong những giờ ra chơi. Sân trường rộng rãi và thoáng mát là nơi tổ chức các hoạt động tập thể của trường và là nơi lý tưởng cho lũ học trò chúng tôi chơi các trò chơi.

Tôi yêu ngôi trường này và cảm thấy thân thuộc với từng ghế đá, từng hàng cây, từng góc sân trường… Bởi bất cứ đâu cũng chan chứa những kỷ niệm đẹp đẽ tuổi học trò của tôi. Cũng tại ngôi trường này, tôi đã có thêm những người bạn thân thiết, những người bạn bên cạnh tôi mỗi khi tôi buồn, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, cùng chia đôi chiếc bánh mì ăn buổi sáng. Khoảng thời gian đẹp đẽ nhất tuổi học trò dưới mái trường không thể thiếu đi thầy cô. Thầy cô không chỉ dạy kiến thức cho chúng tôi còn dạy chúng tôi những bài học làm người. Người ta nói, nghề giáo là nghề cao quý quả không sai.

Tôi ngẩng đầu lên nhìn cây phượng giữa sân trường nở hoa đỏ rực như nhiệt huyết của tuổi trẻ. Có những cánh phượng bi gió thổi bay liệng trong khung trung và đáp xuống đất. Đã biết bao lần hoa phương nở là bấy nhiêu lần một thế hệ học sinh trưởng thành rời khỏi ngôi trường này và bước tiếp tương lai rộng mở phía trước, nhưng tôi tin chắc rằng bất cứ ai cũng lưu giữ một góc nhỏ trong tim mình những kỷ niệm về trường.

Chỉ còn 2 năm nữa thôi, tôi cũng sẽ như các anh, các chị những thế hệ trước phải rời xa ngôi trường này, tôi sẽ học ở ngôi trường mới với bạn bè mới nhưng làm sao tôi có thể quên thầy cô, quên bạn bè, quên những hàng cây ghế đá ở nơi đây. Ít nhất trong những tháng năm này, tôi sẽ trân trọng từng giây từng phút, cố gắng học thật tốt dưới mái trường cấp 2 thân yêu.

Coi thêm bài nguyên văn tại : Biểu cảm về mái trường thân yêu của bạn – Văn mẫu lớp 7


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Tóm tắt những ngôi sao xa xôi – Văn mẫu lớp 9

Những ngôi sao xa xôi – tác phẩm văn học xuất sắc của Lê Minh Khuê. Trong quá trình học, các em học sinh cần phải tóm tắt tác phẩm này và nhiều tác phẩm khác. Nếu em chưa biết cách tóm tắt tác phẩm văn học ra sao, hãy đọc bài viết này của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách làm một bài tóm tắt văn bản cũng như giới thiệu những đoạn tóm tắt hay để các em tham khảo.

tom-tat-nhung-ngoi-sao-xa-xoi-van-mau-lop-9-1

Tóm tắt tác phẩm văn học

Cách tóm tắt một tác phẩm văn học

Tóm tắt một tác phẩm văn học yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chí: ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ ý. Có rất nhiều cách để tóm tắt một tác phẩm, nhưng một trong những cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất là lựa chọn tóm tắt theo nhân vật chính của tác phẩm. Các em chỉ cần dựa theo những diễn biến xoay quanh nhân vật chính để tóm tắt mà thôi. Cụ thể nên thực hiện 4 bước sau:

Bước 1: Đọc thật kỹ tác phẩm

Nếu các em học sinh không đọc thật kỹ tác phẩm, các em sẽ không thể tóm tắt được do không thể tổng hợp hoặc tổng hợp thiếu tinh thần của tác phẩm đó. Vì vậy, hãy đảm bảo tối thiểu mình đã đọc tác phẩm đó 3 lần trước khi bắt tay vào làm bài nhé.

Bước 2: Xác định nhân vật chính trong tác phẩm

Chúng ta cần dựa vào nhân vật chính để tóm tắt tác phẩm. Việc xác định đúng nhân vật chính cũng như những sự kiện và những nhân vật khác gắn liền, xoay quanh nhân vật chính đó rất quan trọng.

Bước 3: Sắp xếp, bố cục những sự kiện chính theo trình tự trong tác phẩm

Dù các em tóm tắt tác phẩm chỉ trong vài dòng nhưng không được làm thay đổi diễn biến, trình tự sự việc. Vì thế hãy sắp xếp theo đúng trình tự trong tác phẩm nhé.

Bước 4: Dùng lời văn của mình để tóm tắt tác phẩm

Lưu ý, các em cần sử dụng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích để thu gọn độ dài so với văn bản gốc nhưng vẫn đòi hỏi sự chính xác và đầy đủ nội dung. Riêng đối với dạng bài văn tóm tắt tác phẩm như thế này, không đòi hỏi các em học sinh phải sáng tạo. Sự sáng tạo trong dạng bài này là không cần thiết.

Chỉ với 4 bước trên đây, các em đã đủ tự tin để tóm tắt bất cứ tác phẩm văn học chưa nào?

tom-tat-nhung-ngoi-sao-xa-xoi-van-mau-lop-9-2

Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Những bài văn tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi hay

1. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi số 01

Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê kể về cuộc sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong Phương Định, Nho và chị Thao. Cả 3 đều thuộc tổ trinh sát mặt đường. Nơi sinh sống của họ là một cái hang trên cao điểm nằm ngay giữa vùng trọng điểm của chiến trường trên tuyến đường Trưởng Sơn những năm chống Mỹ. Họ thực hiện công việc quan sát địch ném bom, san lấp hố bom di địch gây ra, tìm kiếm những quả bom chưa nổ và thực hiện công việc nguy hiểm: phá bom. Công việc của những cô gái này vô cùng nguy hiểm và cận kề giữa cái sống với cái chết. Nhưng đối lập với thực tại, với chiến trường khốc liệt, tâm hồn họ vẫn giữ được sự vui tươi, hồn nhiên của tuổi trẻ. Họ vẫn tìm cho mình những giây phút mơ mộng và thảnh thơi. Mặc dù làm cùng một nhiệm vụ, đều gan dạ nhưng mỗi người có một tính cách riêng. Họ gắn bó, yêu thương lẫn nhau điều đó được thể hiện qua một lần Nho bị thương do phá bom, hai người đồng đội còn lại hết lòng lo lắng và chăm sóc.

2. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi số 02

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi kể về ba nhân vật nữ thanh niên xung phong Phương Định, Thao và Nho. Bao người làm thành một tổ trinh sát trên mặt đường tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Phương Định là nhân vật kể chuyện. Hàng ngày, họ quan sát máy bay địch thả bom, tính toán lượng đất cát để san lấp đường giữ cho đường luôn được nối liền và phá những quả bom chưa nổ. Giữa chiến trường khốc liệt, công việc hiểm nguy có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng cả ba nữ thanh niên xung phong vẫn luôn yêu đời, hồn nhiên bất chấp thực tại. Những phút giây thanh thản, mơ mộng của ba cô gái tuổi mười tám, đôi mươi là điều tất yếu. Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn kết keo sơn khi Nho bị thương liền nhận được sự chăm sóc và lo lắng của hai người em. Một cơn mưa kéo đến khiến 3 cô gái với 3 tính cách khác nhau như mềm lại, dịu lại và thích thú vô cùng.

3. Tóm tắt những ngôi sao xa xôi số 03

Tại một trọng điểm trên tuyết đường Trường Sơn có 3 nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát. Cả 3 cô gái đều còn rất trẻ có tên: Phương Định, Thao và Nho. Chị Phương Định lớn tuổi hơn và làm tổ trường. Nhiệm vụ của họ rất quan trọng: quan sát máy bay địch ném bom, tính toán khối lượng cát đá để san lấp mặt đường nơi những quả bom địch đã nổ và phá bom. Họ thường xuyên phải đi trên cao điểm giữa ban ngày nơi mà máy bay địch có thể tới bất cứ lúc nào. Mặc dù khó khăn và nguy hiểm là thế, nhưng họ không hề sợ hãi vẫn luôn bình tĩnh đối mặt mỗi lần phá bom. Công việc nguy hiểm ấy, chiến trường khốc liệt ấy cũng chẳng thể nào làm tắt đi niềm vui tươi và hồn nhiên của tuổi trẻ. Họ vẫn biết cách tìm đến những phút giây mơ mộng, bình yên đúng với lứa tuổi mình. Qua một lần nhân vật Nho bị thương do phá bom, Phương Định và Thao hết sức lo lắng, chăm sóc thể hiện tình đồng đội, tình chị em gắn bó. Phần cuối truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của 3 nhân vật với 3 tính cách khác nhau. Cơn mưa đến làm cả 3 chị em tổ trinh sát vui tươi và thích thú.

4. Tóm tắt truyện ngắn những ngôi sao xa xôi số 04

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là câu chuyện kể về tổ trinh sát mặt đường gồm 3 cô gái tuổi mười tám đôi mươi Phương Định, Nho và Thao. Ba cô gái sống trong một hang xa căn cứ, ngay tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Ba cô gái có nhiệm vụ quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp đồng thời tìm và đánh dấu những quả bom chưa nổi sau đó phá bom đảm bảo cho xe tải được thuận lợi di chuyển khi đi qua tuyến đường Trường Sơn. Công việc gian khổ và nguy hiểm, nhưng vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô gái vẫn được tỏa sáng. Ba cô gái với ba tính cách khác nhau nhưng đều dũng cảm, đoàn kết và yêu đời, hồn nhiên là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

5. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi mẫu 05

Phương Định (người kể chuyện), Nho và Thao là ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ có nhiệm vụ rất quan trọng giữ cho tuyến đường huyết mạch được nối liền, xe của bộ đội đi qua thuận lợi: quan sát máy bay địch thả bom, san lấp mặt đường do bom nổ, phá bom. Mặc dù công việc của họ vô cùng nguy hiểm nhưng họ vẫn có những giây phút thanh thản và mơ mộng, vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ. Đặc biệt, dù mỗi người một tính cách nhưng cả 3 đều yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau thể hiện qua một lần chị Nho bị thương do phá bom. Kết truyện là một cơn mưa đá kéo đến trên trọng điểm và niềm vui của ba cô gái cũng như những hi vọng vào tương lai.

6. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi số 06

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao – tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở trên tuyến đường Trường Sơn. Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm của một vùng trọng điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm và cần sự chính xác, bình tĩnh. Mỗi ngày họ phải phá bom ít thì ba lần, nhiều thì năm lần. Họ luôn phải đối diện với thần chết trong mỗi lần phá bom. Cuộc sống của ba cô gái dù khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng ở họ vẫn có những niềm vui, hồn nhiên của tuổi trẻ. Thao – một người chị cả rất thích hát, thích chép lời bài hát, thậm chí cả lời Phương Định bịa ra. Cô tỉa lông mày nhỏ như cái tăm, áo lót nào cũng thêu chỉ màu. Nho là em út trong tổ, tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng. Cứ mỗi lần Nho đi trinh sát về, cô lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng đến một que kem mát mẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã hết lòng lo lắng, chăm sóc. Phương Định – nhân vật kể chuyện cũng là cô gái hồn nhiên, giàu cảm xúc, mơ mộng và hay sống với những kỷ niệm tuổi thiếu nữ hồi ở thành phố. Cuối truyện, một cơn mưa đá bất chợt ập đến khiến Phương Định nhớ về gia đình và thành phố của mình.

7. Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi số 07

Qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi với lời kể của nhân vật Phương Định, tác giả đã tái hiện phần nào cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong. Ngoài Phương Đình còn có cả Nho và Thao trên trọng điểm chiến trường Trường Sơn. Do công việc là quan sát máy bay địch thả bom, san lấp mặt đường, phá bom… nên 3 cô gái phải ở lại một cái hang ngay giữa trọng điểm và xa căn cứ. Mặc dù sống giữa chiến trường khốc liệt, công việc nguy hiểm với cái chết cận kề nhưng cả 3 cô gái chẳng có một chút sợ hãi, chùn chân. Ngược lại, trong hoàn cảnh ấy mỗi cô gái với các tính cách khác nhau vẫn tìm cho mình những phút giây hồn nhiên, mơ mộng đúng với lứa tuổi của mình. Trong một lần phá bom chẳng may Nho bị thương và cũng thông qua đó tình cảm và sự quan tâm, lo lắng cho nhau của 3 chị em được bộc lộ. Một cơ mưa đá kéo đến, cả ba nhân vật đều thích thú và đuổi theo những suy nghĩ của riêng mình.

Qua bài viết này, mong rằng các em đã biết cách tóm tắt truyện Những ngôi sao xa xôi cũng như các tác phẩm văn học khác nhé.

Xem nguyên bài viết tại : Tóm tắt những ngôi sao xa xôi – Văn mẫu lớp 9


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Văn mẫu lớp 10

Để giúp các em học sinh lớp 10 có thể học và làm tốt bài văn phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đăng Trần Côn, bài viết này cũng tôi sẽ hướng dẫn cách lập dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu, phân tích hay cho các em tham khảo.

phan-tich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-van-mau-lop-10-1

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Dàn ý phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
  • Khái quát tâm trạng sầu bi chủ đạo của người chinh phụ trong suốt tác phẩm

Thân bài:

  • Nỗi cơ đơn tột cùng của người chinh phụ được lột tả trong 8 câu thơ đầu:
  • Cảnh ngộ của người chinh phụ là chồng đi đánh trận và phải ở nhà cô đơn một mình.
  • Hành động của người chinh phụ lột tả sâu sắc cảnh ngộ ấy:

“Gieo từng bước” – bước chân chậm rãi

“Rủ thác đòi phen” – hành động lặp đi lặp lại nhiều lần trong vô thức

  • Hành động của người chinh phụ không chủ đích dường như muốn giết thời gian, sự bần thần và cô đơn được lột tả trọn vẹn.
  • Những hình ảnh xuất hiện:

Chim thước – loài chim báo tin lành nhưng lại không xuất hiện như người chinh phụ đang chờ ngóng tin chồng trong vô vọng.

Ngọn đèn: chỉ thời gian đêm khuya – người chinh phụ vẫn thức đợi và ngóng trông. Sự cô đơn lên đến đỉnh điểm khi không ai sẻ chia.

Hoa đèn – bóng người: Người chinh phụ trằn trọc nhớ chồng đến mức không còn chút sức sống nào. Tâm trạng cũng vì thế mà buồn sầu, nhớ nhung nhưng tất cả chỉ trong vô vọng.

  • Lời độc thoại của người chinh phụ: thể hiện tâm trang buồn triền miên từ ngày này sang tháng khác. Nỗi lòng bi thương ấy chẳng nói lên lời và chẳng thể ngỏ cùng ai chỉ có thể tâm sự với những vật vô tri vô giác xung quanh. Với câu hỏi tu từ được sử dụng là lời khắc khoải tô đậm tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích.
  • Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ được lột tả trong 8 câu thơ tiếp theo
  • Cảnh vật được tái hiện:

Gà eo óc, năm trống là những âm thanh của sự cô quạnh và lẻ loi, của sự trống vắng đêm khuya.

Cây hòe bên hiên nhà dường như không còn sức sống.

  • Tất cả gợi sự lẻ loi, cô quạnh đến quặn lòng.
  • Thời gian: Bằng biện pháp tu từ, tác giả thể hiện một giờ xa cách như một năm đằng đẵng, mối sầu ấy được tô đậm hơn và dàn trải.
  • Hành động của người chinh phụ:

Miễn cưỡng đốt hương một cách gượng gạo. Đến đánh đàn cũng không cảm xúc, soi gương cũng là sự cố gắng nhưng tất cả đổi lại là lệ chan, là sự mê man trong nỗi sầu nỗi nhớ.

  • Hình ảnh sắt cầm, dây duyên, phím loan xuất hiện đại diện cho hạnh phúc đôi lứa nhưng càng khiến người chinh phụ khắc sâu hơn tình cảnh chia lìa hiện tại
  • Niềm thương nhớ chồng vô bờ của người chinh phụ trong 8 câu thơ tiếp theo
  • Không gian

Tác giả sử dụng hình ảnh gió đông, non Yên – là hình ảnh ước lệ như người chinh phụ chỉ biết dùng gió đông gửi đến chồng nỗi nhớ thương.

Không gia và chẳng có điểm cuối với hình ảnh “đường lên bằng trời”

  • Sự xa cách giữa người chinh phụ và chồng dường như đằng đẵng và trùng khơi.
  • Tính chất của nỗi nhớ được thể hiện qua những từ láy “thăm thẳm” và “đau đáu” gợi độ sâu của nỗi nhớ cùng trạng thái nhớ nhung quay quắt trong lòng, chẳng lúc nào nguôi. Nỗi nhớ ấy cứ kéo dài vô tận trong thời gian và không gian vô tận, dằng dặc và khắc khoải.
  • Tâm trạng của người chinh phụ được lột tả qua các hình ảnh

Cảnh buồn, thiết tha lòng: lòng buồn cảnh cũng buồn.

Cành cây sương đượm: sự lạnh lẽo buốt giá của không gian hay trong lòng người chinh phụ.

Tiếng trùng hoang vắng: đêm tịch mịch đến mức âm thanh của côn trùng nghe rõ rệt.

  • Tâm trạng cô đơn nhưng tất cả nỗi niềm chỉ đổi lại sự vô vọng mà thôi.

Kết bài:

  • Khái quát lại tâm trạng của người chinh phụ
  • Thái độ của tác giả trước tâm trạng ấy: sự thương xót, đồng cảm. Từ đó lên án chiến tranh thời phong kiến đã gây ra cảnh chia lìa lứa đôi.

phan-tich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-van-mau-lop-10-2

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bài văn mẫu hay phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Được trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn, đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện một cách chân thật và sâu sắc nỗi cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ ngóng trông, nhớ thương người chồng đi chinh chiến nơi xa. Không chỉ mang ý nghĩa lớn về giá trị văn chương, tác phẩm còn mang ý nghĩa nhân đạo lớn lao.

Sau khi tiễn chông đi nơi biên ải xa xôi, người vợ trẻ mới trở về với cuộc sống hàng ngày – cuộc sống của sự lẻ bóng và cô đơn được khắc họa rõ nét qua 8 câu thơ đầu tiên:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”

Chỉ qua 2 câu thơ, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh một người chinh phụ với hành động đi đi lại lại ngoài hiên, rồi cuốn rèm lên lại hạ rèm xuống. Dường như các hành động được thực hiện trong vô thức, chứ người chinh phụ vốn chẳng màng để tâm đến. Những hành động lặp đi lặp lại ấy phải chăng cũng để giết thời gian, chất chứa đầy nỗi lòng của người phụ nữ. Nỗi cô đơn cứ bủa vây xung quanh khi nàng phải sống một mình trong ngôi nhà đó.

“Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Tring rèm, dường đã có đèn biết chăng”

Câu thơ này có sự xuất hiện của hình ảnh chim ô thước – loài chim may mắn luôn báo tin vui. Thế nhưng “chẳng mách tin” – chim ô thước không báo tin vui về làm người vợ trẻ lo lắng ngày đêm cho người chồng nơi sa trường, trận mạc. Nỗi day dứt trong lòng người chinh phụ càng được tô đậm với câu hỏi tu từ “Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng”.

“Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Ngọn đèn là hỉnh ảnh chỉ thời gian đêm khuya – người chinh phụ vẫn thức đợi và ngóng trông. Sự cô đơn lên đến đỉnh điểm khi không ai sẻ chia. Hoa đèn – bóng người cho thấy người chinh phụ trằn trọc nhớ chồng đến mức không còn chút sức sống nào. Tâm trạng cũng vì thế mà buồn sầu, nhớ nhung nhưng tất cả chỉ trong vô vọng.

“Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”

Tác giả tả cảnh nhưng thực chất để ngụ tình. Cảnh vật xuất hiện nhưng cũng chỉ để khắc họa rõ nét hơn, lột tả sâu sắc hơn tình cảnh của người chinh phụ mà thôi. Đúng như Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Tâm trạng não nề của người chinh phụ đã nhuốm màu lên cảnh vật khiến cảnh vật và sự sống đều trở nên trống trải, hoang vắng và buồn bã tột cùng. Tiếng gà gáy vang vọng – dường như cả đêm khuya thanh vắng người chinh phụ chẳng thể ngủ được vì nỗi nhớ chồng. Tiếng gà ấy khắc khoải như khoan sâu thêm vào tâm trạng người phụ nữ đang đau đáu nhớ chồng. Cây hòe dường như cũng chẳng còn sức sống, chỉ phất phơ bên thềm. Nỗi nhớ, nỗi buồn ấy cứ đầy lên theo thời gian, cứ chồng chất lên theo thời gian và kéo dài ra đằng đẵng.

“Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Một giờ xa cách như một năm, cứ trải qua từng khắc từng giờ, nỗi nhớ trong lòng người chinh phụ lại càng được nối dài dằng dặc như biển xa. Liệu có ai có thể thấu hiểu nỗi lòng ấy cho người chinh phụ hay không? Nỗi buồn ấy chẳng có điểm dừng, chẳng có hồi kết khiến tâm trạng của người chinh phụ bị đẩy lên tột cùng:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”

Sự rối bời và cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ khiến nàng làm bất cứ thứ gì cũng chỉ là sự gượng gạo và miễn cưỡng mà thôi. Nàng miễn cưỡng đốt hương mong thấy sự tỉnh táo thì tâm hồn lại mê man trong nỗi nhớ. Nàng miễn cưỡng soi gương để chải chuốt dung nhan lại nhìn thấy mình u sầu với lệ chan nhạt nhòa phản chiếu. Nàng định đánh đàn để giải khuây, để vơi bớt đi nỗi buồn, nỗi nhớ đang giăng kín trong lòng mình lại càng thêm sầu khổ bởi “dây uyên”, “phím loan” là đại diện của lứa đôi hạnh phúc khác hoàn toàn với thực tại nàng đang trải qua. Tất cả như đang cuộn xoáy trong lòng nàng, chất chứa thêm chẳng thể vơi bớt, chẳng thể giải tỏa cùng ai. Nàng hướng đến nơi biên ải xa xôi có người chồng nàng ngày đêm mong nhớ:

“Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

Không gian trở lên rộng lớn hơn, xa xôi hơn nhưng cũng chỉ toàn chất chứa nỗi buồn và cách biệt nghìn trùng chẳng thể nào đi tới. Trời thăm thẳm như chính nỗi nhớ trải dài trong triền miên không dứt, nỗi nhớ ấy còn có cả sự “đau đáu” ngóng trông trong vô vọng, mòn mỏi. Người chinh phụ cũng chỉ đành biết gửi tới người chồng nỗi nhớ qua gió miền, nhưng núi cao liệu gió có tới nơi?

“Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Nỗi lòng của người chinh phụ đã trở nên quá bí bách cần được sẻ chia, nhưng ngoài cảnh vật xung quanh, người chinh phụ còn biết chia sẻ nơi ai. Dường như hiểu được nỗi lòng ấy, cảnh vật xung quanh cũng có sự đồng cảm. “Sương đượm” và “mưa phun” là sự lạnh giá như lòng nàng bây giờ cũng đã giá băng và tan nát theo từng nỗi nhớ.

Bằng thể thơ song thất lục bát với giọng thơ buồn bi thương kết hợp các biện pháp nghệ thuật tư từ tác giả Đặng Trần Côn đã lột tả trọn vẹn tỉnh cảnh lẻ loi, tâm trạng buồn khổ, nỗi nhớ mong day dứt của người chinh phụ ấy. Không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương, thông qua tác phẩm này tác giả bày tỏ sự xót thương và đồng cảm sâu sắc với thân phận phụ nữ có chồng đi chinh chiến xa nhà đồng thời còn gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến đã gây ra cảnh chia ly và thậm chí cảnh nước mất, nhà tan…

Trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” chỉ là diễn biến tâm trạng của người phụ nữ đợi chồng, chờ chồng chinh chiến nơi xa nhưng bằng tài năng và tấm lòng của mình, Đặng Trần Côn đã tái hiện thật đặc sắc, sâu đậm nỗi lòng ấy.

Xem thêm bài nguyên mẫu tại : Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Văn mẫu lớp 10


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

Bài văn tả món đồ chơi em yêu thích – Văn mẫu lớp 4

Trong bộ môn ngữ văn của các em học sinh có một chủ đề rất quen thuộc đó là văn miêu tả, làm tốt dạng bài này thực ra không dễ, các em chỉ cần chịu khó quan sát và vận dụng vốn từ của mình một cách linh hoạt hoặc cũng có thể tham khảo các bài văn mẫu để thêm ý tưởng của mình. Vì vậy, dàn ý và các bài văn mẫu tả đồ chơi sau đây được làm ra để giúp các em học tốt hơn môn ngữ văn đặc biệt là miêu tả đồ vật.

Dàn ý vài văn tả món đồ chơi

Mở bài:

Giới thiệu về món đồ chơi mà em thích, em được nhận nó từ ai bào dịp nào.

Thân bài:

- Tả bao quát món đồ chơi

-Tả chi tiết của món đồ chơi : hình dáng, kích thước, màu sắc,…

- Công dụng món đồ chơi đối với em.

- Kỉ niệm găn bó của em với món đồ chơi đó

Kết bài:

Nêu cảm nghỉ và tình cảm của em dành cho món đồ chơi mà em vừa tả.

Bài văn tả đồ chơi số 1 

bai-van-ta-mon-do-choi-em-yeu-thich-van-mau-lop-4-1

Chú gấu bông mà em yêu quý nhất

Trong thế giới đồ chơi của em thì có một thứ mà em vô cùng yêu quý đó là bạn gấu bông, đây là món quà mà em được nhận trong dịp sinh nhật tròn 10 tuổi từ cô bạn thân của em. Em rất thích bạn gấu bông ấy vì nó là cả một kỉ niệm đẹp về tình bạn của em.

Bạn gấu bông của em cao khoảng 30cm ôm vừa một vòng tay của em, bộ lông của bạn có màu trắng mượt mà và càng điệu hơn khi khoác lên mình một bộ váy màu hồng tươi trông rất đáng yêu. Bộ váy của bạn ấy có hai lớp, bên trong được làm bằng vải phi bóng, bên ngoài được làm bằng vải voan rất mềm còn được đính rất nhiều những bông hoa cúc hoạ mi nhỏ nữa có thể dễ dàng hình dung như bạn gấu đang đứng giữa một rừng hoa thơm ngát. Cái đầu của bạn gấu tròn như một quả bóng hai cái tai nhỏ nhỏ vểnh lên nhìn thật ngộ nghĩnh đáng yêu, đôi mắt tròn đen và một chiếc mũi to rất giống những chú gấu trúc ngoài đời thật. Hằng ngày cứ mỗi khi đi học về hay những khi có chuyện buồn em thường tâm sự cùng với bạn gấu, tuy bạn ấy không trò chuyện lại với em được nhưng chỉ cần ngồi nghe em nói ra hết nỗi lòng cũng đủ làm em xua tan hết nỗi buồn rồi. Còn mỗi tối khi đi ngủ bạn ấy luôn là người bạn đồng hành cùng giấc ngủ say của em thế nhưng đôi khi em chợt tỉnh dậy vẫn thấy bạn nhìn em và em có cảm giác như bạn đang canh giấc mơ ngọt ngào cho em vậy.

Dù cho chỉ là vật vô chi vô giác nhưng với em nó là bạn tri kỉ hàng đêm, là người bạn thay thế cho cô bạn thân đã đi xa của em, em rất yêu quý bạn gâu bông này và coi đây là một kỉ vật thời thơ ấu của mình.

Bài văn tả đồ chơi số 2

bai-van-ta-mon-do-choi-em-yeu-thich-van-mau-lop-4-2

Chiếc xe ô tô cảnh sát bố tặng em

Nếu như các bạn nữ gắn liền với món đồ chơi là những con búp bê thì ô tô lại là món đồ chơi được các cậu con trai tụi em ưa thích nhất. Chiếc ô tô của em là một chiếc ô tô cảnh sát giao thông đây là món quà đầu tiên bố mua tặng em sau một chuyến công tác dài ngày.

Chiếc xe của em được làm bằng sắt tuy nhỏ nhưng lại mô phỏng được hết tất cả từ chi tiết nhỏ nhất cũng giống như một chiếc xe cảnh sát ngoài đời mà em thường thấy. Chiếc xe có màu trắng thuộc dòng xe bốn chỗ với 4 cánh cửa thiết kế tự động có thể mở ra đóng vào được phía ghế dành cho tài xế cũng có vô lăng có bàn đạp có cần gạt đầy đủ mọi nút chỉnh tốc độ, hai ghế sau là ghế băng dài khác với hai ghế trước là không có dây thắt an toàn nhưng bù lại thì có phần để chân vịn chắc chắn cho người ngồi phòng khi xe thắng gấp có thế để vịn tránh gây tai nạn giao thông. Để thực hiện việc di chuyển phải cần đến động cơ và 4 chiếc bánh xe ở dưới mới có thể vận hành được, vì là xe đặc vụ nên dù chỉ là chiếc bánh xe cũng được lựa chọn chất liệu rất kĩ càng cũng không thể quên một đặc điểm dễ nhận dạng nhất là chiếc đèn hiệu phía trên nóc xe cũng được gắn đèn nhấp nháy màu đỏ. Phải nói đây là một thiết kế vô cùng công phu chỉ cần nhìn thôi là đã thấy cả một tuyệt tác rồi.

Đó là món đồ chơi mà em rất yêu thích và trân trọng, vì đó không chỉ là món quà bố tặng em mà nó còn là hình ảnh mang biểu tượng cho công việc hàng ngày của bố. Em mong rằng sau này khi lớn lên em có thể học thật giỏi để cùng bố ngồi trên chiếc xe nghiệp vụ đó cùng bố bảo vệ tổ quốc.

Bài văn tả đồ chơi số 3

bai-van-ta-mon-do-choi-em-yeu-thich-van-mau-lop-4-3

Con búp bê baby mẹ tặng em nhân ngày sinh nhật

Từ nhỏ em đã rất thích sưu tập các món đồ chơi nên gian hàng đồ chơi của em phải kể đến cả một tủ to. Thế nhưng trong đó có một con búp bê baby là món đồ em yêu thích nhất vì đó là món quà sinh nhật mẹ tặng em khi em tròn 10 tuổi.

Con búp bê của em cao tầm 50cm trông rất đẹp, sở hữu đôi mắt đen tuyền cùng bộ tóc nâu được tết nửa đầu càng tăng thêm độ dịu dàng của búp bê, đôi môi trái tim nhỏ nhắn được tô son màu hồng nhìn mới đáng yêu làm sao. Bộ đầm mang trên người của con búp bê là bộ đầm dạ hội màu đỏ tươi kèm kim tuyến lấp lánh kết hợp chân đi đôi hài đỏ trông như một nàng công chúa trong truyện cổ tích Lọ Lem vậy. Từ khi làm bạn với búp bê em như có thêm một người bạn chia sẻ mọi chuyện thầm kín trong lòng giúp em cảm thấy thoải mái hơn, mỗi khi buồn tâm sự với búp bê nhìn khuôn mặt đáng yêu với nụ cười tươi ấy là em như cảm nhận rằng búp bê đang an ủi mình muốn nói với mình hãy cười lên mọi chuyện sẽ qua thôi. Rồi thi thoảng có những ngày chủ nhật rảnh dỗi tận dụng sự khéo léo của mình em lại ngồi may thêm cho cô bạn ấy vài bộ đầm mới, có vẻ như cô bạn này cũng thích được diện thêm những trang phục mới hay sao mà lúc nào được em thay đồ mới là khuôn mặt tươi hẳn lên và những khi em mải chơi bỏ bê cô bạn thì dường như bạn ấy lại tĩnh lặng lại hơn ngày thường. Có thể tuy mọi người nói rằng đó chỉ là con búp bê làm gì co cảm xúc đâu nhưng không phải vậy đâu, em nghĩ rằng nếu như em có tình cảm với một món đồ nào đó em sẽ cảm nhận được những tình cảm của món đồ đó dành lại cho em.

Em luôn trân trọng bạn búp bê ấy và sẽ giữ gìn con bup bê đó để nó mãi luôn là người bạn thân của em.

Bài văn tả đồ chơi số 4

bai-van-ta-mon-do-choi-em-yeu-thich-van-mau-lop-4-4

Món đồ chơi lego được mẹ tặng rất yêu thích

Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng sẽ có cho mình những thứ đồ chơi thật đẹp thật ý nghĩa, với riêng em chẳng có những món đồ chơi hàng hiệu mà đơn giản chỉ một bộ xếp hình đơn giản bằng nhựa, đó là bộ đồ chơi mà mẹ đã mua cho em trong dịp hè vừa rồi nhằm giúp em tăng khả năng sáng tạo trong lắp ráp mô hình.

Bộ đồ chơi khi mẹ mua về được bọc gọn trong một chiếc túi nilong cứng với 64 mảnh xếp hình đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, tím, hồng và một quyển sách hướng dẫn sử dụng nữa. Khi đổ chiếc túi ra là vô vàn những khối nhựa được thiết kế theo dạng khối vuông và khối chữ nhật to nhỏ khác nhau, ở trên mỗi khối nhựa ấy là những núm tròn nhỏ được thiết kế nhô lên giúp các khối liên kết với nhau trong mỗi lần lắp ráp. Số lượng núm tròn tuỳ thuộc vào độ to nhỏ của khối nhựa, khối nhỏ thì 4 lớn hơn chút thì 6 hay những khối chữ nhật dài thì lại là một số lượng lớn hơn nữa. Và cứ như thế cả mùa hè em hí hoáy cho tạo ra những ngôi nhà, con chim hay là những con rôbot từ bộ xếp hình ấy, tuy nó chỉ là một bộ xếp hình rất bình thường vậy thôi nhưng lại có thể thoả sức sáng tạo ra rất nhiều món đồ chơi khác nữa. Em cảm thấy đây là món quà vô cùng ý nghĩa vì mẹ đã tặng cho em một mùa hè thật bổ ích và giúp em tăng thêm trí tuệ nữa.

Trên đây là món đồ chơi mà em cảm thấy mang nhiều giá trị nhất mà em từng có và em sẽ luôn trân trọng món quà nhỏ bé này.

Bài văn tả đồ chơi số 5

bai-van-ta-mon-do-choi-em-yeu-thich-van-mau-lop-4-5

Cánh diều ghi dấu kí ức tuổi thơ

Tuổi thơ của em sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên có một món đồ chơi đặc trưng mà ai cũng dễ nhận thấy đó chính là cánh diều. Cũng như bao các cậu bé trong làng thì em cũng được bố sắm cho một con diều sáo để mỗi ngày hè về có thể vui chơi cùng các bạn chung trang lứa.

Chiếc diều sáo của em có hình dạng hình thoi, phía trên là một lớp vải diều bảy sắc cầu vồng còn phần đuôi là những chiếc đuôi dài nhìn tựa như một con cá dưới lòng đại dương vậy. Ở phía dưới con diều được gắn thêm một con sáo nữa để mỗi khi diều cất cánh sẽ vang lên một âm thanh trong veo từ đó ra. Và cứ vậy là mỗi khi có dịp hè về, chiều chiều em và các bạn nhỏ khác trong xóm rủ nhau ra cánh đồng cỏ ở cách nhà không xa cùng nhau cất cánh những con diều lên, có đôi khi là vài trò thử thách nho nhỏ như thi xem diều ai bay cao nhất hay sáo diều nào thổi hay nhất to nhất. Trong khi những cánh diều ấy đã cất cánh bay cao thì đám trẻ con tụi em lại được dịp cùng nhau trò chuyện kể nhau nghe vài ba câu chuyện vu vơ thường ngày tuy chỉ đơn giản vậy thôi nhưng những tiếng cười sảng khoái mới là giá trị tinh thần quý giá mà em nhận được. Chắc chắn rằng nếu như bạn nhỏ nào có một tuổi thơ gắn liền với cánh diều như của em sẽ cảm thấy thật vui và sẽ coi cánh diều như kí ức không thể phai trong tâm trí mình vậy.

Cánh diều tuổi thơ của em là đây chứ đâu, cánh diều đã mang bao ước mơ của nhiều bạn nhỏ đi xa và cao hơn nữa và sẽ chẳng ai trong số tụi em quên được những cánh diều ấy. Em cảm ơn bố đã cho em được thưởng thức một tuổi thơ đầy ý nghĩa như vậy.

Trên đây là một vài bài văn mẫu hay được chọn lọc hy vọng đã giúp các em biết các tự làm dàn ý và phát triển bài văn của mình, chúc các em ngày càng tiến bộ trong môn ngữ văn nhé.

Tham khảo thêm bài viết gốc ở : Bài văn tả món đồ chơi em yêu thích – Văn mẫu lớp 4


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Bài văn mẫu tả cánh đồng lúa quê em – Văn mẫu lớp 5

Chủ đề tả cánh đồng lúa quê em là một chủ đề quen thuộc trong bộ môn Ngữ văn của các em học sinh lớp 5, nhằm giúp các em làm quen với văn miêu tả chuẩn bị học Ngữ văn lớp 6 với những kiến thức nâng cao hơn chúng tôi giới thiệu đến các bạn và các em những bài văn mẫu và hướng dẫn viết bài dựa trên dàn bài được lập sẵn. Hy vọng qua đây các em sẽ thêm ý tưởng, biết cách hành văn, hoàn thành bài của riêng mình một cách tốt nhất.

Giới thiệu dàn ý bài văn mẫu tả cánh đồng lúa quê em

Mở bài:

giới thiệu chung về cánh đồng lúa, quang cảnh, không gian, thời gian em miêu tả cánh đồng là thời gian nào.

Vd: chiều đến ngang qua con đường từ trường về nhà là em lại được ngắm nhìn đồng lúa đang mùa chín rực rỡ của quê em. Một khung cảnh tuyệt đẹp mà các bạn ở thành phố không tài nào nhìn thấy…

Thân bài:

  • Tả bao quát quang cảnh cánh đồng: cánh đồng lúa chín (cánh đồng trải dài như một tấm thảm), trên bờ những con trâu đang gặm cỏ, những hàng cây lao xao, con mương nước chảy róc rách…
  • Tả những hoạt động cụ thể: các bác nông dân đang làm ruộng cười nói vui vẻ, những câu nhóc cậu nhóc đang tung tăng thả diều trên bờ, cánh diều no gió vi vu trên bầu trời

Kết bài:

cảm nhận của em khi ngắm nhìn cánh đồng lúa (em rất yêu quê hương và cánh đồng lúa quê em, nhìn thấy những bông lúa trĩu hạt em thầm cảm ơn các bác nông dân đã vất vả hai sương một nắng để em có được những bát cơm trắng ngần, cố gắng học tập để xây dựng quê hương…)

Bài văn mẫu tả cánh đồng lúa quê em mẫu số 1

bai-van-mau-ta-canh-dong-lua-que-em-van-mau-lop-5-1

Cánh đồng lúa chín vàng như tấm thảm khổng lồ tuyệt đẹp

Sáng sớm, khi mặt trời còn chưa thức giấc hẳn, chiếu thứ ánh sáng màu bạc xuống nhân gian nên mọi vật còn chưa rõ, vì đang nghỉ hè nên em được dậy sớm cùng mẹ và mấy bác hàng xóm đi tập thể dục. Băng băng trên con đường qua cánh đồng lúa quê em mới thấy thật tuyệt, chưa khi nào em thấy hay nhìn ngắm kỹ cánh đồng như lúc này, khung cảnh như một bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc. Cảnh đẹp như muốn níu chân em lại để nhìn ngắm và ghi nhớ những ấn tượng đẹp đẽ này.

Trời chưa sáng hẳn nhưng đã thấy bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng tươi, lúa đã đến độ chín hẳn, chỉ ít hôm nữa thôi sẽ bước vào mùa thu hoạch. Từ xa trông cánh đồng như một tấm vải khổng lồ, từng làn gió thổi đung đưa mái tóc mát rượi mang theo cả hương lúa thơm lừng sộc vào từng cánh mũi, mùi hương lúa chín là một trong những mùi có sức quyến rũ nhất, em cứ hít lấy hita để hương lúa chín đến no căng cả lồng ngực. Không khí của buổi sớm mai trong lành và thật yên bình, những hàng cây lao xao gió như muốn kể chuyện, vài chú chim trên cành đã dậy hót líu lo như muốn gửi lời chào đến mọi vật. Những bờ mương ngoằn nghèo chạy khắp cả cánh đồng, mùa này đang cạn nước nhưng khi mương chứa đầy nước sẽ trông giống như một dòng sông nhỏ bao quanh lấy từng thửa ruộng. Em và lũ con nít trong làng rất thích được ngồi trên bờ và thả chân xuống kênh mương, nước mát lạnh khiến cho ai cũng thích thú. Khi mặt trời dần lên cao càng hiện rõ cánh đồng, trước mắt em là một màu vàng ươm của lúa chín, gió thổi từng đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như reo vui, hơi ấm của mặt trời làm tan lớp sương đọng lại trên đầu những ngọn cỏ hay lá lúa nhữn hạt pha lên trong suốt, lấp lánh. Ánh mặt trời đánh thức cả lũ côn trùng đang sau sưa ngủ, vài chú cào cào nhảy ra khỏi nơi trú ngụ, những con bọ rùa sặc sỡ bay từ ngọn cỏ này sang ngọn cỏ kia. Nhìn kỹ ta thấy những bông lúa nặng trĩu hạt đang cúi đầu xuống để chống đỡ, hạt lúa căng mẩy, chắc tròn trông mới thích làm sao. Mẹ và các bác trong xóm đang bạn luận rất rôm rả về mùa lúa chín, ai cũng vui mừng vì mùa lúa năm nay rất bội thu, sẽ có thêm tiền để mua cho các con bộ quần áo hay chiếc xe đạp để đi học, những câu chuyện tưởng chừng như rất tầm thường bình dị này lại chứa đựng rất nhiều sự hy sinh, vất vả. Trên đường trở về đã thấy một vài người ra đồng từ sớm, mọi người chào hỏi nhau rất thân tình, thấm đượm tình làng nghĩa xóm.

Yêu biết bao quê hương và cánh đồng lúa ở quê, nơi chứa đựng biết bao giọt mồ hôi, biết bao sự vất vả của cha mẹ và những người nông dân, cho chúng em được ấm no, nuôi dưỡng những ước mơ của em. Ghi nhớ mãi trong em là những ký ức đẹp đẽ này, tự hứa với bản thân sẽ học táp thật tốt để sau này xây dựng quê hương ấm no hơn.

Bài văn tả cánh đồng lúa quê em mẫu 2

bai-van-mau-ta-canh-dong-lua-que-em-van-mau-lop-5-2

Những thửa ruộng nối tiếp nhau tạo thành dải lụa xanh mướt một màu

 Chiều chiều ngang qua con đường từ trường trở về nhà em phải băng qua cánh đồng quê, đây cũng là thời điểm em thích nhất bởi em được chậm rãi ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, trải dài tận phía chân trời kia là thảm lúa xanh mướt một màu trông mới đẹp làm sao.

Cánh đồng lúa quê em đang đến độ xuân thì, những cây lúa đã cao lớn nhưng chưa trổ bông, từng cây vươn cao như đang dưỡng sức trước khi “chửa” những bông lúa nặng trĩu. Nhìn từ xa cả cánh đồng trải một màu xanh mướt mắt như một tấm lụa khổng lồ kéo dài tận phía tít chân trời, những cánh cò bay bải miết tìm chỗ đậu chân. Nổi bật trên nền xanh của cây lúa là những con đường ngoằn nghèo dẫn lối đến khắp nơi của cánh đồng. Những con đường này là trục chính sau đó rẽ lối đến từng thửa ruộng khác nhau, để thuận tiện hơn cho việc di chuyển nên mọi người đã cùng nhau đổ bê tông phẳng lì, sạch sẽ. Đến mùa gặt lúa những chú trâu, chú bò không cần phải oằn mình ra kéo lúa nữa vì con đường đã êm như mây. Trời sẩm tối, không khí bắt đầu đã đặc lại, những chú trâu đã vác chiếc bụng no căng, mắt lim dim thủng thẳng gặm cỏ, vài cánh chim bay về tổ sau một ngày dài, trên những cành cây cao kia từng tán lá thì vẫn đang lao xao rì rào như chưa muốn dứt câu chuyện. Các bác nông dân làm cỏ chuẩn bị ra về, mọi người tập trung bên bờ mương để rửa ráy, tiếng gọi nhau í ới, tiếng nói chuyện rôm rả xua tan hết mệt mỏi của một ngày dài lao động. Trên đường lớn từng tốp học sinh ra về cũng rất sôi động, tiếng xe đạp cọc cạch xen lẫn tiếng cười vui vẻ. Vài em nhỏ đang thi nhau thả diều trên cánh đồng, những cánh diều cao vút vi vu trong gió bay lượn như những cánh chim trời. Lúc này ánh mặt trời nhuộm một màu vàng đỏ rực rỡ trên tấm thảm lúa màu xanh, sự kết hợp màu sắc tài tình của thiên nhiên khiến cho ai cũng say đắm, từng đám mây trên trời như tan ra bay theo mặt trời để rồi biến mất ở cuối phía cánh đồng kia. Nhìn cảnh làng quê với cánh đồng lúa em cảm thấy rất bình yên, cơn gió bất chợt thổi tung mái tóc đánh thức tâm hồn lãng du của em. Đã đến giờ phải về nhà, nơi có mẹ đang nấu bữa cơm nóng hổi, cha đang ở sau vườn cho heo ăn, sau đó cả gia đình sẽ kết thúc một ngày dài bằng bữa cơm đầm ấm, vui vẻ.

Những năm tháng tuổi thơ thật đáng nhớ biết bao, em sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh bình yên, mộc mạc của cánh đồng làng quê, mảnh đất thấm bao nhiêu mồ hôi rơi để nuôi lớn em, chắp cánh cho những ước mơ của em sau này.

Bài văn tả cánh đồng lúa quê em mẫu 3

bai-van-mau-ta-canh-dong-lua-que-em-van-mau-lop-5-3

Cánh đồng làng quê yên bình gieo những ký ức đáng nhớ của tuổi thơ

Mỗi mùa hè đến em lại rất háo hức bởi em sẽ được bố mẹ cho về quê với ông bà, em rất thích quãng thời gian này vì nó để lại trong em những kỷ niệm rất đáng nhớ, nhớ nhất là những buổi chiều theo chân các anh chị họ trong nhà chơi đùa ở ngoài cánh đồng đến mệt nhoài. Cánh đồng rộng bao la bát ngát trải dài một màu vàng rực thơm ngát mùi lúa chín. Em rất thích cánh đồng ở quê.

Đối với các bạn ở nông thôn thì hình ảnh đồng lúa quê hương chắc chắn không còn xa lạ gì nhưng với một đứa gắn mác thành phố như em thì cánh đồng lúa chín quả thật là điều gì đó rất kỳ diệu. Em còn nhớ lần đầu về quê được ông dẫn đi chơi ra cánh đồng em đã thích mê ly, ở đó thật rộng, khoảng trời phía trên cánh đồng như vô tận, phóng tầm mắt xa đến đâu cũng không hết, không như khoảng trời chật hẹp trên thành phố mà em thường nhìn thấy. Mỗi độ nghỉ hè về quê, hàng ngày em đều cùng các anh chị họ và các bạn trong xóm chỡi đủ mọi trò ngoài đồng đến tối mịt. Cánh đồng mỗi khi vào vụ trải dài một màu vàng ươm của lúa chín, những bông lúa nặng trĩu hạt cúi đầu chúi xuống, thân cây cũng chuyển sang màu vàng sẫm. Trên bờ bao nhiêu côn trùng cũng đang cùng nhau vui chơi chạy nhảy, lẫn trong đám cỏ là mấy chú cào cào, châu chấu đang thi xem ai nhảy được xa hơn, những chú bọ rùa lẩn dưới là đậu im lìm, nghe ngóng. Vài đám cỏ xấu hổ lá cụp lá xòe, trông thật kỳ diệu. Vài chú trâu, bò thi nhau gặm cỏ non đôi mắt thì lim dim tỏ vẻ thích thú, thi thoảng nổi lên trên nền vàng ươm là vài cánh cò trắng phau phau đang tìm chỗ đậu chân. Ngoài đồng gió thổi mát rượi mang theo hương lúa thơm ngào ngạt, em rất thích mùi hương đó, thơm mùi thơm rất dễ chịu. Mỗi đợt gió thổi tới tạo nên những cơn sóng lúa dập dìu rất thích mắt, nghiêng ngả theo chiều gió thổi. Trên bờ trẻ con đang thi nhau thả diều, đứa nào cũng tranh nhau cầm đầu dây để thả, đôi khi cầm dây chạy để đón gió ngã đến chảy máu vẫn cười khoái chí. Khi mặt trời lặn dần xuống biển lúa mênh mông tạo nên khung cảnh nên thơ như tranh vẽ thì cả đám với rủ nhau về không quên hẹn nhau ngày mai lại tiếp tục cuộc chơi.

Em rất thích cánh đồng làng quê, mỗi lần ra cánh đồng được chứng kiến các bác nông dân làm việc rất vất vả em tự nhủ với bản thân mình luôn phải biết quý trọng mỗi bát  cơm, mỗi hạt gạo và học tập thật tốt để sau này giúp đỡ mọi người.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau đọc hết các bài văn mẫu hay tả cánh đồng lúa quê em ở trên, hy vọng các em thích và có thêm ý tưởng cho các bài viết của mình.

Coi nguyên bài viết ở : Bài văn mẫu tả cánh đồng lúa quê em – Văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Bài văn tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói – Văn mẫu lớp 5

Bài văn tả cảnh, tả người là một trong những chủ đề quen thuộc trong bộ môn ngữ văn của các em học sinh, muốn làm thành thạo chủ đề này để đạt điểm cao khi làm bài kiểm tra hay đi thi các em hãy đọc nhiều sách, tham khảo các bài văn mẫu để thu nạp thêm vốn từ, trau dồi cách viết của mình. Dưới đây là tài liệu gồm có dàn ý và chùm các bài văn mẫu tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói mà chúng tôi chuẩn bị, các em hay dành thời gian tham khảo trước khi viết bài của riêng mình nhé.

Giới thiệu dàn ý bài văn tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói

Mở bài:

Giới thiệu về em bé mà em định tả, em bé bao nhiêu tuổi, là con của ai, có quan hệ với em như thế nào (cháu gái, cháu nhà hàng xóm..)

Thân bài:

Tả hình dáng của em bé đó: dáng vóc, khuôn mặt, làn da, tả chi tiết những đường nét đáng yêu trên khuôn mặt em như hàng lông mi cong vút, đôi mắt đen lay láy tựa như hạt nhãn to tròn, cái miệng chúm chím đáng yêu…

Tả tính nết, những hoạt động thường ngày của bé: thi thoảng khóc nhè, đang tuổi tập đi nên thường bị ngã, thích chơi với đồ chơi gì, giọng nói còn ngọng nghịu nhưng rất thích hát…

Kết bài:

Nêu lên tình cảm của em dành cho em bé đó

Bài văn tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói mẫu 1

bai-van-ta-mot-em-be-dang-tuoi-tap-di-tap-noi-van-mau-lop-5-1

Niềm vui nho nhỏ khi nhìn thấy em bé tập đi tập nói rất vui và ý nghĩa

Cuộc sống thường ngày quanh ta rất nhiều niềm vui và ý nghĩa, đôi khi niềm vui chỉ rất đơn giản như có tiếng nói, tiếng cười, tiếng bi bô của đứa trẻ đang tuổi tập đi tập nói. Quả thật như vậy, trong xóm nhỏ em có một em bé tên Hoa, em là con của anh Tuấn chị Xinh trong xóm, tuy không phải anh em thân thích gì nhưng mọi người rất yêu em bé, bé Hoa là niềm vui cho cả xóm, là sợi dây kết nối mọi người lại với nhau, tình cảm ấy thật đáng quý và kỳ diệu.

Bé Hoa năm nay hơn 2 tuổi, cô bé khá dễ thương và xinh cắn với thân hình mũm mĩm, mái tóc đen lo thơ những cọng tóc xoăn trông vừa buồn cười lại vừa thấy đáng yêu. Đôi má phúng phính như hai chiếc bánh bao úp lên má khiến cho ai nhìn cũng muốn cắn một cái, làn da bé trắng mịn hồng hào, dưới ánh nắng còn hiện rõ những chiếc lông tơ trên da trông mới đẹp làm sao. Trên khuôn mặt xinh xắn đó là đôi mắt to tròn đen lay láy như hai hạt nhãn, lúc nào cũng long lanh tựa hồ như có những giọt nước trong mắt vậy, chiếc mũi nhỏ xinh xắn, đặc biệt là cái miệng chúm chím hồng hồng khi cười để lộ mấy cái răng trông thật dễ thương. Trên khuôn miệng xinh xắn như búp bê ấy luôn thốt lên những câu nói còn ngọng nghịu mà ai nghe thấy cũng như tan chảy trước độ đáng yêu của em. Vì chưa đến tuổi đi học nên hàng ngày bé được mẹ đưa đến nhà bà Lan gửi nhờ trong khi bố mẹ đi làm, nghiễm nhiên từ khi đó bé trở thành một chân trong hội những bà tám của các bà trong xóm. Có lẽ được thường xuyên tiếp xúc với nhiều người nên em khá dạn dĩ, em thường không lạ ai cả mà ai cũng có thể trò chuyện được với em, những câu nói không đầu không cuối lại là liều thuốc bổ cho mọi người, thi thoảng ai nấy lại cười ồ lên trước những câu thốt lên như “ối giời ơi” từ mồm bà cụ non 2 tuổi. Tuy nói còn rất ngọng nghịu nhưng em lại rất hay hát và thích hát, đặc biệt là chưa đi học nhưng lại thuộc rất nhiều bài hát, em thường bắt các bà ngồi xếp hàng thành khán giả để xem em biểu diễn, đôi khi tiếng hát còn đứt quãng vì không thuộc lời nhưng em rất say sưa. Giọng hát thánh thót, lanh lảnh vang lên nghe thật dễ chịu, ai nấy đều vừa nghe em hát vừa vỗ tay cổ vũ. Chiều đến, nơi góc xóm, khi mọi người tụ tập ngồi với nhau vừa hóng gió vừa nói chuyện thì em luôn là nhân vật trung tâm, ai đi qua cũng dừng chân đứng lại để tham gia vào câu truyện cùng, cứ thế đến khi trời xẩm tối vẫn chưa dứt.

Xóm nhỏ trở nên đầm ấm và chan chứa tình cảm hơn từ khi có bé Hoa xuất hiện, em giờ đây là nhân vật không thể thiếu với mọi người, ai cũng rất yêu quý em, mong em lớn lên bình an trong tình yêu của những người trong xóm nhỏ này.

Bài văn tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói mẫu 2

bai-van-ta-mot-em-be-dang-tuoi-tap-di-tap-noi-van-mau-lop-5-2

Em bé là sợi dây kết nối các thành viên trong gia đình

Tình cảm gia đình là thứ quý giá nhất trong cuộc đời của mỗi người, em rất yêu gia đình của mình, nơi đó có mẹ hiền dịu luôn chăm sóc và nấu cho em những món ăn ngon, có bố tuy nghiêm khắc nhưng lại rất tình cảm. Đặc biệt có một thành viên nhỏ tuổi nhất nhưng lại chiếm gọn hết tình cảm của cả nhà đó là Mộc Hân – em gái của em.

Em bé Mộc Hân nhà em kém em tới 9 tuổi, năm em học lớp 4 thì mẹ sinh em bé, em còn nhớ khi đó em đã cảm thấy xấu hổ với các bạn như thế nào lúc mẹ mới sinh em vì khi mẹ sinh bé mẹ cũng đã khá nhiều tuổi. Vậy mà bây giờ Mộc Hân đã trở thành cái đuôi thật sự của em, đi đâu cũng chỉ bám lấy anh trai, yêu vô cùng em bé của em. Mộc Hân năm nay vừa tròn 2 tuổi, lúc lắc 2 bím tóc mỏng trên đầu trông em xinh xắn đáng yêu vô cùng. Làn da của em trắng nõn, mịn mượt như nhung, em thích nhất được vuốt ve chiếc má phúng phính như bánh bao trên gương mặt, nếu vào mùa đông đôi má phúng phính ửng hồng vài vết nẻ trông rất dễ thương. Đôi bàn tay múp míp luôn bám lấy tay mọi người nũng nịu khi muốn đòi thứ gì đó, bàn tay nhỏ bé lọt thỏm trong tay của em, em thường dẫn Mộc Hân đi chơi ngoài ngõ chiều đến mỗi khi đi học về. Đôi môi nhỏ chúm chím để lộ những chiếc răng còn đang mọc dở thi thoảng từ miệng lại chảy nước miếng. Bé Mộc Hân đang tập nói nên những câu nói của em ngô nghê rất đáng yêu, em rất ngoan ngoãn nghe lời mọi người đặc biệt là rất tình cảm, mỗi khi ai đó trong nhà có chuyện gì không vui em đều đến an ủi bằng cách ngồi ngoan trong lòng, đôi khi lại vuốt vuốt hay thơm vào má. Mộc Hân có một món đồ chơi yêu thích nhất đó là con gấu bông được em mua tặng nhân dịp sinh nhật năm 1 tuổi, từ đó em luôn mang theo mình kể cả khi đi ngủ, nhớ có một lần con gấu bông chó chó cắn rách mất chiếc bụng mà em đã khóc suốt cả ngày, phải dỗ dành mãi mới chịu nín. Những kỷ niệm đáng nhớ của cả nhà từ khi em sinh ra đều mang tên Mộc Hân, lúc em chập chững những bước đi đầu tiên, lúc em cất tiếng nói đầu tiên, đến bây giờ em vẫn đang tập nói những câu ngọng nghịu nhưng rất đáng yêu, phát ra từ chiếc miệng xinh xắn của em là những câu hồn nhiên đều khiến cho ai nấy thấy rất quan trọng, cần phải lắng nghe và ghi nhớ. Nhớ những bữa cơm tối cả nhà quây quần bên nhau vui vẻ bên nhau, đố nhau dịch được câu nói của Mộc Hân sau đó phá lên cười khoái chí. Từ cảm giác thấy xấu hổ khi mẹ sinh em bé bây giờ Mộc Hân đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu với gia đình và với cả riêng em nữa, là sợi dây kết nối mọi người lại gần bên nhau hơn. Được chứng kiến những khoảnh khắc theo em gái lớn lên từng ngày sẽ trở thành kỷ niệm đáng nhớ theo em trong suốt cuộc đời.

Em rất yêu em gái bé nhỏ của mình, tự hứa với bản thân phải học tập và nỗ lực rèn luyện nhân cách tốt hơn nữa làm tấm gương em noi theo và luôn tự hào về anh trai của bé.

Bài văn tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói mẫu 3

bai-van-ta-mot-em-be-dang-tuoi-tap-di-tap-noi-van-mau-lop-5-3

Khoảng thời gian tập đi, tập nói là thời gian quý báu của mỗi người

Để bước đi vững vàng và nói năng lưu loát khi lớn chắc chắn ai cũng trải qua khoảng thời gian tập đi tập nói khi còn bé. Em có một cháu trai đang độ tuổi tập đi, tập nói , em bé mang đến cho cả gia đình niềm vui không thể diễn ta bằng lời, nhìn những khoảnh khắc cháu trai tập đi hay bi bô tập nói em lại tưởng tưởng ra cảnh mình ngày bé như vậy, chắc cũng đáng yêu không kém.

Bảo Nam là con của chị gái em, cháu trai em vừa mừng sinh nhật 1 tuổi cách đây không lâu. Bảo Nam là đứa cháu đầu tiên của bố mẹ em mà người ta hay gọi là “con đầu cháu sớm” nên bé rất được yêu thương và cưng nựng. Bảo nam có thân hình khá bụ bẫm, dù chỉ mới có hơn 1 tuổi nhưng bé đã được 13kg, trên cánh tay hay bắp đùi lộ rõ những ngấn thịt sâu hoắm trông hết sức đáng yêu, tuy là con trai nhưng bé lại khá trắng trẻo, làn da mịn mượt như nhung càng tôn vẻ đáng yêu lên gấp bội phần. Hai bên má phình ra khiến ai cũng muốn cắn một cái, đôi mắt tròn xoe đen láy toát ra vẻ thông minh, lanh lợi, bé đã mọc được mấy chiếc răng cửa mà mỗi lần nhoẻn miệng cười lại để lộ ra trông rất đáng yêu. Bé Bảo Nam đang trong giai đoạn tập đi, bé đã có thể tự bước được vài bước, ngày nào bé cũng rất chăm chỉ tập đi và mỗi lần như vậy lại được chứng kiến những khoảnh khắc rất đáng yêu. Do thân hình khá bụ bẫm nên mỗi bước chân của bé hơi khó khăn một chút, mỗi bước đi thân hình tròn tròn của bé lại nghiêng theo bước chân giống như con lật đật, miệng thì nhoẻn cười, tay dang ra giữ thăng bằng cố bước nhanh đến phía người đối diện. Đôi khi vì bước quá nhanh mà bị ngã sõng xoài trên mặt đất, tuy vậy nhưng bé không hề khóc mà nhanh chóng ngồi dậy sau đó lại tiếp tục tập đi, kiên trì đến người lớn cũng còn phải chào thua. Ai nấy đều bảo phải học tập Bảo Nam luôn kiên trì và cố gắng để đạt được mục tiêu của mình nhé. Những lúc tập đi đã rất đáng yêu rồi tập nói còn muôn vàn đáng yêu hơn. Từ cái miệng xinh xinh phát ra những tiếng đơn giản như “bà’, “bố’, “gà”, “chó kìa”, “gâu gâu”, chao ôi nghe mới thích làm sao. Bé còn hay nhìn miệng của mọi người như muốn học hỏi và bắt chước để nói, trông lúc ấy cái mặt tròn tròn rất nghiêm túc, dần dần bé biết bắt chước theo những câu dài mà mọi người dạy, những lúc ấy cả nhà lại được phen cười khoái chí.

Ai rồi cũng lớn lên, rồi một ngày bé Bảo  Nam cũng lớn lên, những giây phút và khoảnh khắc quý giá của bé khi tập đi tập nói như bây giờ cũng qua đi nhưng sẽ không bao giờ phai trong ký ức mỗi thành viên trong gia đình, chúc bé con luôn ngoan ngoãn, nhanh lớn nhé.

Hy vọng chùm bài văn tả một em bé đang tuổi ăn tuổi lớn trên đây sẽ là gợi ý giúp các em tự viết được bài văn hoàn chỉnh của mình nhé.

Coi thêm ở : Bài văn tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói – Văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Cảm nhận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ – Văn mẫu lớp 9

Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là chủ đề tập làm văn trong chương trình ngữ văn của các em học sinh lớp 9. Để làm tốt bài văn cảm nhận các em học sinh cần có vốn từ ngữ phong phú và khả năng sử dụng ngôn từ để câu văn được trau chuốt hơn. Sau đây chúng tôi giới thiệu đến các em và các bạn bài văn mẫu và dàn ý cho chủ đề cảm nhận bài thơ mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải hy vọng sẽ giúp các em hoàn thành bài văn của mình tốt hơn.

Giới thiệu dàn ý bài văn cảm nhận bài thơ mùa xuân nho nhỏ

cam-nhan-ve-bai-tho-mua-xuan-nho-nho-van-mau-lop-9-1

Bài mùa xuân nho nhỏ là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Thanh Hải

Mở bài:

Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Thanh Hải, những tác phẩm tiêu biểu của ông từ đó dẫn vào giới thiệu bài thơ mùa xuân nho nhỏ của ông, nội dung chính của bài thơ nói điều gì (nói lên tình yêu của nhà thơ đối với cuộc sống, niềm khao khát được cống hiến sức mình của nhà thơ với đất nước).

Thân bài:

  • Phân tích 4 câu thơ đầu thể hiện tình yêu của tác giả trước thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, chú ý đến những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để vẽ nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này.
  • Các hình ảnh được chọn lọc như bông hoa tím, dòng sông, bầu trời, con chim đang bay
  • Âm thanh: tiếng con chim chiền chiện hót
  • Giọt long lanh

Thanh Hải mang con mắt của kẻ si tình yêu say đắm bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp của đất nước

  • Phân tích đoạn thơ 10 câu thơ tiếp theo, đoạn văn này đã bắt đầu thấy nhịp thời gian như nhanh hơn với những hoạt động của con người vẫn đang ngày đêm vun đắp cho bức tranh tươi đẹp của đất nước, thể hiện tình yêu đất nước tha thiết của Thanh Hải.
  • Các hình ảnh: người ra đồng gieo mạ, người cầm súng, sử dụng các từ láy “xôn xao”, “hối hả” để miêu tả nhịp sống vội vã, khẩn trương nhưng vui vẻ
  • Đất nước được tác giả so sánh đẹp như vì sao => thể hiện thêm tình yêu đất nước, giục giã mọi người cống hiến, xây dựng quê hương
  • Phân tích các câu thơ còn lại, đây là đoạn thơ chủ chốt của cả đoạn bởi ý chính của tác giả nằm ở đoạn thơ này đó là mong muốn được cống hiến mùa xuân của mình xây dựng mùa xuân đất nước.

Kết bài:

Cảm nhận của em với bài thơ mùa xuân nho nhỏ như thế nào, khẳng định lại tình cảm yêu quê hương đất nước của tác giả

Bài văn cảm nhận bài thơ mùa xuân nho nhỏ

cam-nhan-ve-bai-tho-mua-xuan-nho-nho-van-mau-lop-9-2

Bài thơ thể hiện tình yêu với thiên nhiên và đất nước của nhà thơ

Nhà thơ Thanh Hải bút danh Phạm Bá Ngoãn, ông sinh ra và lớn lên là một người con của xứ Huế mộng mơ, quê hương xứ Huế đã sinh ra một người con với tâm hồn đầy rung cảm, những bài thơ của ông đã góp phần thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong những năm kháng chiến. Bài thơ nho nhỏ của Thanh Hải được viết khi ông đang nằm trên giường bệnh, thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước da diết và mong muốn được đóng góp mùa xuân nhỏ của bản thân cho mùa xuân rộng lớn của đất nước.

Mở đầu bài thơ là 4 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của đất nước mà tác giả đã vẽ, bức tranh mùa xuân đất nước được tác giả phác họa bằng những nét chấm phá:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Chỉ với vài nét vẽ đơn giản nhưng thật đặc sắc với những hình ảnh bình dị và thân quen Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh đẹp, thơ mộng. Bao quát bức tranh là không gian thoáng đãng của bầu trời rộng lớn, dòng sông xanh, sử dụng những tông màu sáng như xanh, tím ta có thể thấy rằng tâm hồn của nhà thơ vui vẻ, tràn ngập tình yêu như thế nào. Bức tranh còn có sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh sống động của tiếng chim hót. Đọc bốn câu thơ hiện ngay lên trước mắt chúng ta bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế của tác giả, đồng thời có thể cảm nhận được niềm hân hoan của tác giả như thế nào khi nghĩ về quê hương bưng những từ ngữ rất da diết như “ơi”. Trên dòng sông Hương thơ mộng thấp thoáng đâu đó những tà áo dài của những cô gái Huế có tiếng chim hót rộn ràng, đây là con mắt nhìn và tiếng lòng của kẻ si tình, có phải ý của tác giả là như vậy chăng? Dưới con mắt của kẻ si tình mùa xuân bỗng trở nên tươi vui hơn, không còn trầm mặc như vốn có của nó. Cảm xúc của nhà thơ còn được thể hiện chi tiết rất đặc sắc và tạo hình:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Trong mùa xuân của tác giả từng giọt long lanh rơi là giọt của âm thanh của giọt mưa mùa xuân hay giọt tiếng chim hót vang ngân lên giữa không gian. Đưa tay hứng lấy những giọt rơi bằng sự trân trọng, bằng tất cả lòng mến yêu. Sự chuyển đổi giác quan từ thị giác, thính giá đến xúc giác khiến cho hình ảnh trong thơ như thật hơn, đa nghĩa hơn giúp cho những tâm tư của tác giả được diễn tả trọn vẹn hơn. Đọc những câu thơ đầu ta không hề nghi ngờ gì về tình yêu đất đước, đến niềm ngấy ngây của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân. Từ tình yêu thiên nhiên mùa xuân của quê hương tác giả, ông đã chuyển sang cảm nhận mùa xuân ở không gian lớn hơn đó là mùa xuân của đất nước với những câu thơ miêu tả vẻ đẹp lao động của con người trong tiết xuân:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc dắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Những câu thơ phân chia rõ thành hai mảng sóng đôi với nhau như một câu đối, một vế nói về những chiến sĩ đang cầm súng bảo vệ mùa xuân đất nước, vế còn lại  nói về những người nông dân cũng đang ra sức góp phần xây dựng mùa xuân, xây dựng đất nước. Trong những hoạt động đó của mỗi người cũng luôn có chị xuân dịu dàng bên cạnh, “lộc” xuân theo từng bước chân của các chiến sĩ ra chiến trận, theo bàn tay của người nông dân ra ruộng đồng, lộc xuân gieo niềm hân hoan đến khắp mọi miền của tổ quốc. Có lẽ bởi trong niềm vui, niềm hân hoan đó nên không khí cũng trở nên hân hoan, rộn ràng, khẩn trương hơn:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Từ láy “hối hả”, “xôn xao” kết hợp với điệp từ “tất cả” khiến cho không khi khẩn trương hơn bao giờ hết. Cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ của tác giả cho thấy được sự tài tình của nhà thơ khi muốn dùng từ ngữ để nói lên tâm tư của mình. Càng say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên bao nhiêu, càng yêu quê hương đất nước bao nhiêu thì càng ra sức muốn bảo vệ cái đẹp đó, càng muốn nhanh đuổi hết sạch quân thù để đất nước thanh bình vui chung niềm vui khi xuân đến. Nối tiếp những tâm tư của tác giả về đât nước là lòng tự hào dân tộc, về hào khí hào hùng trong những trận chiến bảo vệ dân tộc của cha anh từ xa xưa:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Đoạn thơ thể hiện rõ niềm tự hào dân tộc của nhà thơ, tổ quốc đã phải chịu nhiều đau thương từ trong quá khứ, luôn oằn mình phải chịu sự ức hiếp của kẻ thù, bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu giọt mồ hôi rơi, bao nhiêu người đã phải hy sinh, bao người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những đứa trẻ mồ côi cha nhưng tinh thần đoàn kết dân tộc đã chiến thắng tất cả. Sử dụng những hình ảnh đẹp, lung linh như ‘vì sao” và phép so sánh tác giả ví tổ quốc đẹp lung linh, rực rỡ như niềm chiến thắng hết chiến trận này đến chiến trận khác, hùng dũng hiên ngang bước lên phía trước. Sự vận động không ngừng của những vì sao được so sánh với sự phát triển của tổ quốc thúc giục mỗi người hăng say cống hiến cho quê hương, xây dựng đất nước tươi đẹp hơn nữa. Khát vọng hiến dâng của nhà thơ được thể  hiện trong những câu thơ tiếp theo:

cam-nhan-ve-bai-tho-mua-xuan-nho-nho-van-mau-lop-9-3

Khát khao mong được cống hiến hết sức mình xây dựng đất nước

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Qua mấy câu thơ thấy rõ được sự tài tình của tác giả, tâm hồn lãng mạn và đậm chất thi ca của nhà thơ được thể hiện thông qua những câu thơ hóa thân trên. Nếu như mở đầu bài thơ tác giả đã vẽ bức tranh mùa xuân đẹp với hình ảnh dòng sông lãng mạn, bông hoa tím biếc, tiếng chim hót rộn ràng thì ở đây tác giả tiếp tục lặp lại ý thơ với sự đối ứng khá chặt chẽ nhưng lần này tác giả mong muốn được trực tiếp tham gia vào bức tranh trên khi muốn được làm nhành hoa, làm tiếng chim hót, khát khao được hiến dâng thân mình vào bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia cũng như vào mùa xuân của đất nước. Dù chỉ là một cánh chim nhỏ bé, dù chỉ là một nhành hoa mỏng manh nhưng cũng nguyện được đóng góp sức mình để mùa xuân tươi đẹp hơn. Sự chuyển đổi ngôi xưng từ “tôi” ở câu thơ đầu sang “ta” thể hiện quan hệ cá nhân tác giả với cộng đồng, cùng với đó là các điệp từ “ta làm” không chỉ thể hiện sự quyết tâm của tác giả mà còn là lời kêu gọi mọi người cùng tham gia để góp phần thêm màu sắc và hình ảnh của bức tranh mùa xuân thêm đẹp hơn. Nốt trầm cũng là thể hiện sự hy sinh mà tác giả đang muốn nhắn đến. Ta cảm nhận được sự chân thành, được sự khiêm nhường và cảm xúc tha thiết của nhà thơ trong những câu thơ tiếp nối như sau:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Điệp từ “dù là” được sử dụng để nhắn nhủ giữa lớp người đi trước và những thế hệ tiếp theo thì đều nên góp sức của mình bảo vệ và dựng xây đất nước. Mặt khác khi đọc những câu thơ cuối ta thấy được sự bất lực của tác giả, mong muốn được cống hiến sức mình nhiều hơn nữa cho đất nước nhưng bất lực. Ta biêt rằng tác giả viêt bài thơ này khi đang nằm trên giường bệnh, có lẽ đây là những tâm tư chân thật nhất, khát khao nhưng sức lực đã không còn mặc dù tâm trí thì luôn hướng về quê hương, đất nước. Thay vào đó thông qua việc thể hiện tâm tư mình tác giả muốn thức tỉnh, thúc giuc, kêu gọi mọi người hãy luôn yêu và bảo vệ đất nước, bảo vệ mùa xuân tươi đẹp trên quê hương.

Bài thơ kết thúc trong niềm xúc động dành cho tác giả - một người con luôn đau đáu nỗi niềm với tình yêu quê hương, đất nước. Với ý thơ đẹp như hoa lay động trái tim mỗi người, thúc giục mọi người cần hành động để bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương đất nước tươi đẹp hơn. Chúng em may mắn khi sinh ra trong hòa bình, nhiệm vụ của chúng em cần phải làm là trở thành thế hệ có thể làm rạng danh đất nước.

Bài văn mẫu và dàn ý ở trên hy vọng đã giúp ích được cho các em học sinh hiểu được bài thơ và thêm ý tưởng  cho bài văn của mình để hoàn thành bài được tốt nhất.

Coi nguyên bài viết ở : Cảm nhận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ – Văn mẫu lớp 9


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed