Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Top 3 bài văn mẫu hay giải thích câu tục ngữ lá lành đùm là rách

Ca dao tục ngữ là kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam, trong những câu ca dao tục ngữ luôn ẩn chứa những bài học quý giá. Trong chương trình Ngữ văn chủ đề giải thích câu ca dao tục ngữ không chỉ là bài văn bình thường giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ mà còn dạy các em những bài học quý giá. Sau đây là top 3 bài văn mẫu hay giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách, mời các em tham khảo.

Giới thiệu dàn ý bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

Mở bài:

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của cha ông ta được lưu truyền từ hàng ngàn đời nay đó là kho tàng ca dao tục ngữ.

Nhắc đến truyền thống đoàn kết, thuơng yêu và bảo vệ nhau của dân tộc ta, dẫn nhập câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

Thân bài:

  • Giải thích câu tục ngữ về nghĩa đen
  • Từ nghĩa đen liên tưởng đến nghĩa bóng
  • Những bài học mà cha ông ta muốn nhắc nhở, răn dạy chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lấy nhau, giúp đỡ lẫn nhau như vậy mới phải đạo
  • Dẫn chứng về bài học bằng những việc làm cụ thể mà em đã được chứng kiến như các chương trình từ thiện, ủng hộ lũ lụt, quyên góp cho các em thiếu nhi vùng cao. Những chương trình thiện nguyện phản ánh đúng giá trị của câu tục ngữ

Kết bài:

nhận xét của em về câu tục ngữ, nhận định có nên gìn giữ và phát huy câu tục ngữ trên hay không

Bài văn giải thích câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” mẫu số 1

top-3-bai-van-mau-hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-la-lanh-dum-la-rach-1

Tinh thần tương thân tương ái là truyền thống ngàn đời của người Việt

Việt Nam chúng ta là một đất nước nhỏ bé nhưng kiên cường, chúng ta đã đánh đuổi biết bao bao quân xâm lược, có được chiến thắng như vậy tất cả nhờ vào sức mạnh đoàn kết, tương thân tương ái. Truyền thống giúp đỡ lẫn nhau, biết yêu thương sẻ chia với nhau cũng là nét đẹp truyền bao đời nay. Bởi từ xa xưa ông cha ta đã dạy rằng “lá lành đùm lá rách”.

Vậy “lá lành đùm lá rách” là gì, ngày xưa thời còn chưa có túi nilon hay túi đựng như bây giờ mọi người thường dùng lá để bọc đựng những món đồ đi chợ về. Đương nhiên ai cũng muốn bọc bằng những mảnh lá lành nhưng không phải lúc nào cũng có, nếu phải bọc bằng lá rách sẽ rơi hết đồ bên trong vì vậy mọi người thường đùm một lớp lá lành bên ngoài, như vậy sẽ rất chắc chắn. Lấy hình ảnh lá lành đùm lá rách để đúc kết bài học rằng mọi người phải biết tương trợ cho nhau, chia sẻ khó khăn với nhau, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau có như vậy mới tạo nên sức mạnh làm nên tất cả. Đối chiếu câu tục ngữ trên với hiện thực xã hội từ xưa đến nay chưa khi nào giá trị của nó bị thuyên giảm, đăc biệt là với ngày nay, những chiếc lá rách đại diện cho lớp người nghèo khổ, khó khăn, những người gặp hoạn nạn, và đại diện cho những chiếc lá lành là lớp người điều kiện tốt hơn, những người giàu có. Lá lành đùm lá rách không chỉ để nhắn nhủ một bài học dành cho mọi người phải biết giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ khó khăn với nhau, đó cũng là trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Khi mọi người biết thể hiện tinh thần đoàn kết như vậy thì đất nước mới vững mạnh. Nhắc đến tình tương thân tương ái từ xưa đến nay cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác như: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” hay câu “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, quả thực đúng như vậy tuy chúng ta không cùng một gia đình, không chung huyết thống nhưng chúng ta đều là con trong gia đình lớn mang tên Việt Nam, dòng máu “con rồng cháu tiên” chảy trong huyết mạch của mỗi người, vậy tại sao chúng ta lại không yêu thương nhau. Không ai mong muốn có một cuộc sống khó khăn hay hoạn nạn nhưng đôi khi cố gắng mãi mà không được, hoặc không biết làm thế nào để khấm khá lên. Cũng không ai có thể chắc chắn rằng mình chẳng bao giờ gặp nạn, nếu ngày hôm nay chúng ta giúp đỡ người khác thì ngày mai khi ta gặp khó khăn sẽ có người khác giúp đỡ ta. Thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc và thực hiện những bài học trong câu tục ngữ mà cha ông đã răn dạy, hiện nay có rất nhiều nhưng chương trình từ thiện như hướng về miền trung lũ lụt, chia sẻ với người nghèo, các mạnh thường quân tài trợ cho quỹ trái tim cho em để thực hiện những ca mổ cho các em bé không may bị tim bẩm sinh, các quỹ học bổng, khuyến học dành cho các bạn học sinh khó khăn vươn lên học giỏi và rất rất nhiều những chương trình khác. Tất cả vì cộng đồng, tất cả vì một đất nước ai ai cũng được hạnh phúc.

Tiếp nối truyền thống cha ông, chúng em những thế hệ tiếp theo luôn cố gắng học hỏi, phát huy nhiều hơn nữa giá trị của bài học trong câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” thể hiện trách nhiệm của một người con đất Việt.

Bài văn giải thích câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” mẫu số 2

top-3-bai-van-mau-hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-la-lanh-dum-la-rach-2

Biết yêu thương, chia sẻ với nhau lúc hoạn nạn khó khăn

Đặc trưng trong văn hoá của người Việt so với những nước khác trên thế giới đó là luôn coi trọng chữ “tình” , mọi người sống với nhau luôn đặt chữ “tình” lên hàng đầu, chữ “tình” ở đây chính là tình làng nghĩa xóm, tình người, tình anh em chung một dòng giống. Bài học giáo dục ngay từ khi còn nhỏ luôn được răn dạy đó là phải biết chia sẻ, biết đồng cảm, biết yêu thương con người, biết giúp đỡ người gặp hoạn nạn dù chỉ một chút sức lực của bản thân, như người xưa đã nói “lá lành đùm lá rách”

Điểm chung của những câu ca dao tục ngữ mà cha ông truyền lại là đều sử dụng những hình ảnh hết sức bình dị, là những vật hàng ngày ai ai cũng có thể nhìn thấy để ẩn dụ, ví von cho ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong, quả thật là rất tinh tế. Như trong câu tục ngữ này “lá lành đùm lá rách” hình ảnh quen thuộc là chiếc lá trên cây, ở trên một cây thì có lá lành cũng có những chiếc lá bị rách, lá rách rất là những chiếc lá rất dễ bị tổn thương, một trận mưa lớn, một cơn gió cũng đủ làm lá rơi rụng xuống. Lá rách cũng giống như tầng lớp những người nghèo khổ, hoàn cảnh éo le trong xã hội, họ dễ dàng bị vùi dập, dễ bị tổn thương, họ không đủ sức để chống chọi lại những giông bão của cuộc đời. Lá rách không phải vì lá muốn như vậy cũng giống như con người, không ai mong muốn mình nghèo khổ, đói rách nhưng số phận từ khi sinh ra đã chặn đường phát triển của họ, họ cũng đã cố gắng phấn đấu nhưng không được và cũng có thể bỗng dưng một ngày họ gặp hoạn nạn. Khi những chiếc lá rách mỏng manh nhất chuẩn bị lìa cành thì sự tương trợ của lá lành sẽ giúp nó vượt qua. Tầng tầng lớp lớp lá lành che chở cho lá rách một phần mưa gió thì cả cây sẽ không bị rơi một chiếc lá nào, tạo thành tán cây toả bóng rộng xuống đất. Đối chiếu với con người, những chiếc lá lành là tầng lớp người giàu có hay chỉ đơn giản là đang có cái ăn, cái mặc, có nhà để che mưa che nắng hãy biết dang tay để đùm bọc, sẽ chia với những người khó khăn hơn mình, tất cả chung tay vì một đất nước vững mạnh hơn. Nói đến truyền thống tương thân tương ái lá lành đùm lá rách ta có thể kể đến những chương trình như Lục lạc vàng trai tặng bò cho bà con nông dân, những học bổng cho các bạn học sinh khó khăn hay gần đây nhất khi dịch bệnh xảy ra các bạn sinh viên đã nhường chỗ ở của mình ở ký thúc xá làm nơi cách ly, những anh bộ đội làm nhiệm vụ chăm sóc người cách ly đến quên cả thân mình, những tin nhắn ủng hộ quỹ, những lời động viên lời cảm ơn gửi đến các bác sỹ ngày đêm làm nhiệm vụ.

Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” đã truyền từ rất lâu rồi, qua bao thế hệ vẫn không làm mất đi giá trị của nó. Chúng em những thế hệ tiếp theo của đất nước cần phải biết gìn giữ và phát huy hơn nữa giá trị và sức mạnh mà cha ông đã để lại.

Bài văn giải thích câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” mẫu  số 3

top-3-bai-van-mau-hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-la-lanh-dum-la-rach-3

Sự chia sẻ dù là nhỏ nhất cũng giúp họ vững bước vượt qua khó khăn

Đất nước Việt Nam của chúng ta là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, suốt chiều dài lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đến nay có rất nhiều truyền thống tốt đẹp được lưu giữ và ngày càng phát huy qua hết thế hệ này đến thế hệ khác. Truyền thống tốt đẹp nhất mà những người con Việt luôn tự hào đó là tình tương thân tương ái, sự sẻ chia đùm bọc nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn, đúng với tinh thần mà cha ông ta đã dạy trong câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

Trong những câu tục ngữ từ xa xưa của cha ông ta những bài học răn dạy luôn được ẩn chứa đằng sau những hình ảnh và ngôn từ rất bình dị. Vì vậy để hiểu câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” chúng ta bóc tách từng lớp nghĩa của nó, gồm có nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen bên ngoài chính là lớp nghĩa có thể nhìn thấy ngay của hình ảnh được nhắc đến, lá lành đùm lá rách, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na là trên một cái cây không thể chỉ có mình những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ được mà luôn có cả những chiếc lá rách, lá lành đùm lá rách để che cho lá rách khỏi những hạt mưa, cơn gió có thể khiến lá rách rơi rụng xuống, như vậy cái cây lúc nào cũng trông sum suê. Từ lớp nghĩa đen bài học được ẩn giấu trong đó được giải nghĩa rằng trong xã hội có người giàu người nghèo, có người lành lặn khỏe mạnh cũng có người ốm yếu, có người may mắn bình yên cũng có người không may gặp nạn. Nếu như những người khỏe mạnh, giàu có biết bao bọc, chia sẻ với những người khó khăn hơn mình thì đất nước mới vững mạnh như cái cây kia vững mạnh vượt qua giông bão. Truyền thống đó được xem là truyền thống tốt đẹp từ hàng ngàn đời nay, người có nhiều góp sức nhiều, người có ít góp sức ít, các chương trình quy mô lớn như “vì người nghèo”, “trái tim cho em” hay trong khuôn khổ trường học chúng em cũng luôn có những hoạt động quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng để gửi lên vùng cao hay đơn giản nhất là các bạn trong lớp giúp đỡ bạn học có hoàn cảnh khó khăn của mình. Những hành động đó sẽ tiếp thêm sức mạnh, động viên, nâng đỡ nhau cùng tiến bước.

Câu tục ngữ trên quả thực rất ý nghĩa, là những thế hệ tiếp theo của đất nước chúng em có nhiệm vụ gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Với những bài văn mẫu trên hy vọng đã giúp các em hiểu câu tục ngữ và biết cách diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh hay nhất.

Xem thêm bài nguyên mẫu tại : Top 3 bài văn mẫu hay giải thích câu tục ngữ lá lành đùm là rách


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Những bài văn mẫu tả cây hoa mà em yêu thích hay nhất

Tả cây hoa mà em yêu thích là nội dung trong chương trình ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 4. Giúp các em có thể thành thục dạng bài văn miêu tả một cách tốt nhất chúng tôi xin giới thiệu bộ tài liệu có cách lập dang bài cùng với những bài văn mẫu tả cây hoa hay nhất được chọn lọc hy vọng sẽ giúp các em rèn luyện, trau dồi kỹ năng viết tốt nhất để luôn đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp.

Giới thiệu dàn ý bài văn tả cây hoa mà em yêu thích nhất

Mở bài:

Giới thiệu tên cây hoa mà em chọn sẽ miêu tả ở trong bài, cây hoa đó tên gì, được trồng ở đâu, ai trồng, nhân dịp gì, trồng từ bào giờ.

Thân bài:

  • Tả bao quát: cây hoa có cao không, đứng trong vườn tô điểm cho cả khu vườn thêm xinh đẹp, trong nắng sớm mai những hạt sương đọng lại trên từng chiếc lá hay cánh hoa lung linh, gió thổi mang theo hương hoa thơm bay xa cả một góc trời.
  • Tả chi tiết: thân cây thế nào, cành cây ra sao, hoa có màu gì, cánh hoa, nhụy hoa..
  • Có thể miêu tả những yếu tố có liên quan như các cây trong vườn, chim chóc, ong bướm..

Kết bài:

em có yêu thích cây hoa không, em thấy lợi ích của cây hoa như thế nào, em làm gì để cây luôn tươi tốt, ra hoa đẹp.

Bài văn tả cây hoa mà em yêu thích nhất mẫu số 1

nhung-bai-van-mau-ta-cay-hoa-ma-em-yeu-thich-hay-nhat-1

Hoa giấy mỏng manh nhưng dẻo dai như cánh bướm

Bà ngoại của em là một người rất thích hoa, trong vườn nhà bà trồng rất nhiều loại hoa khác nhau nào hoa huệ, hoa lan, hoa mười giờ, cây hoa hồng…nhưng có một cây hoa bà đặc biệt yêu thích đó là cây hoa giấy, em cũng rất thích cây hoa giấy nhà bà ngoại.

Cây hoa giấy được trồng từ rất lâu rồi, bà em kể ông đã tặng và trồng cây hoa đó cho bà, bà chăm chút cây hoa rất cẩn thận như muốn lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ về ông. Cây hoa giấy được trồng trong chậu ngay ở trước sân, ngồi từ trong nhà nhìn ra là thấy ngay cây hoa được. Vì được trồng trong chậu không có nhiều đất nên cây không phát triển cao như những cây được trồng dưới đất. Tuy vậy nó lại mang một vẻ đẹp khác, cành lá không tươi tốt nhưng đặc biệt lại ra rất nhiều hoa. Thân cây màu xanh thẫm to bằng ba ngón tay của em chụm lại, vỏ cây sần sùi như in dấu thời gian, từ thân cây mọc ra những cành khẳng khiu có gai nhọn, lá cây màu xanh tươi. Trên những cành cây khẳng khiu mọc ra đầy những chùm hoa màu hồng đậm, cánh hoa mỏng phấp phới bay trong gió như những cánh bướm, hoa giấy rất lâu tàn, một một mùa hoa chắc phải đến cả tháng chưa rụng, khi hoa rụng xuống đất vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp của nó, thật kỳ diệu. Vẻ đẹp của hoa giấy khiến cho bất cứ ai cũng xiêu lòng.

Hàng ngày em đều phụ giúp bà chăm sóc khu vườn và đặc biệt là chăm sóc cây hoa giấy, mong cây hoa của bà luôn được tươi tốt, mang đến cho đời những bông hoa tươi xinh và giúp bà luôn vui khỏe như bây giờ.

Bài văn tả cây hoa mà em yêu thích nhất mẫu số 2

nhung-bai-van-mau-ta-cay-hoa-ma-em-yeu-thich-hay-nhat-2

Những bông cúc đại đóa to như miệng bát ăn cơm

Mùa xuân đến, không khí ấm áp trở lại thay vì những cơn gió lạnh lẽo là những giọt mưa lất phất bay, nàng xuận gõ cửa khiến cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở. Cứ mỗi độ xuân về trong vườn nhà em lại ngập sắc hoa, nào hoa lan của bố, hoa thủy tiên, hoa thược dược nhưng em thích nhất là những bông hoa cúc đại đóa được trồng trong một góc vườn.

Cây hoa cúc đại đóa này mới chỉ được trồng cách đây hai năm, trước đó mẹ em mua chậu cúc về để chơi tết, ra tết bố đã giúp mẹ trồng cây cúc từ trên chậu xuống đất để cây có thể sống lâu hơn. Có lẽ vì hiểu được tâm tư của mẹ nên từ đó lúc nào cây hoa cúc cũng tươi tốt và cho hoa mấy mùa trong năm liền. Những cây hoa cúc với thân mập mạp, bên trong thân rỗng chứa các ống để hút nước nuôi dưỡng cho cây, mọc ra từ dưới gốc lên đến ngọn là những chiếc lá màu xanh thẫm, lá cây hình thù cũng rất đặc biệt, nó chia thành các nhánh nhỏ tự như các ngón tay vậy. Ở đầu thân cây chia thành các cành nhỏ, ở mỗi cành lại mọc ra một vài bông hoa. Điều đặc biệt ở cây hoa cúc là nó không có cành cây, chỉ có một thân cây duy nhất, do vậy mà khi trồng hoa cúc người ta thường trồng từng cụm. Hoa cúc đẹp diệu kỳ như câu truyện cổ tích kể sự tích của hoa vậy, chắc hẳn các bạn còn nhớ truyện cổ tích “sự tích hoa cúc trắng” nhỉ, vì muốn mẹ của mình được sống lâu hơn nên cô bé trong truyện đã cố gắng xé nhỏ từng cánh hoa đến mức có thể, bao nhiêu cánh hoa là mẹ bé sẽ được sống bấy nhiêu ngày. Nhìn vào bông hoa cúc ta không thể đếm xuể được có bao nhiêu cánh đang xếp với nhau, hoa to phải bằng miệng chiếc bát ăn cơm vậy, những cánh hoa cong lại và chụm vào giữa che đi nhụy hoa nhỏ nhắn bên trong. Những nụ nhỏ chưa nở thì e ấp, chúm chím chờ đợi đến lúc thích hợp thì bung nở rực rỡ. Màu hoa cúc vàng tươi trông thật nổi bật trên nền lá xanh mướt, trong không khí ngày tết những bông hoa cúc bung nở khiến không khí thêm rộn ràng hơn. Mẹ em bảo rằng hoa cúc trong ngày tết tượng trưng cho sự thịnh vượng, trù phú, ấm no, tràn đầy sức sống, hoa cúc còn tượng trưng cho sức khỏe, tuổi thọ. Nếu như thiếu những chậu cúc trong nhà thì tết dường như không còn trọn vẹn nữa.

Khóm cúc của mẹ nghiêng mình trong gió nở rực rỡ báo hiệu mùa xuân đã về, bông cúc cố gắng hết sức mình để góp phần hương sắc của mình trong khu vườn mùa xuân đẹp đẽ.

Bài văn tả cây hoa em mà em yêu thích nhất mẫu số 3

nhung-bai-van-mau-ta-cay-hoa-ma-em-yeu-thich-hay-nhat-3

Hoa mai khoe sắc rực rỡ trong nắng xuân khiến tâm hồn thêm rạo rực

Tết đến, xuân về, trăm hoa lại đua nhau khoe sắc, những ngày tết không thể thiếu các loại hoa như hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, miền Bắc thì không thể thiếu hoa đào còn miền Nam chúng em thì loài hoa tượng trưng cho những ngày tết chắc chắn là hoa mai.

Cây mai thường chỉ được trồng trong miền Nam vì thời tiết trong này ấm áp hơn ngoài Bắc rất nhiều, trong vườn nhà em bố cũng trồng một cây mai cứ mỗi độ tết đến lại nở những bông hoa rực rỡ. Trước tết khoảng một tháng bố thường tuốt hết lá mai đi, bố bảo rằng làm như vậy để cây  tập trung năng lượng ra hoa, sau khi tuốt hết lá một thời gian sau sẽ mọc ra lá xanh non mơn mởn tựa như sự vươn lên mạnh mẽ của con người. Khi đã đủ độ chín muồi những bông hoa mai bung nở rực rỡ sẵn sàng chào xuân. Hoa mai có 5 cánh, từng cánh mỏng manh khoe sắc trong nắng sớm, cơn gió xuân vô tình nhẹ lướt qua cánh hoa rung rinh như chào hỏi. Chen lẫn trong những bông hoa bung nở kia là những chiếc nụ bé bé xinh xinh e thẹn ẩn mình chờ đợi cơ hội. Hoa mai mang vẻ đẹp trang nhã, thanh cao, màu vàng rực rỡ tô điểm sắc xuân thêm đặc sắc và ấm áp hơn. Lá của cây mai nhọn và hơi dài, màu xanh nõn nà, thân cây xù xì màu nâu nhạt. Cây mai cũng là một loại cây cảnh nhiều người yêu thích, ngoài chơi hoa vào dịp tết mọi người còn thích chơi thân, thân cây mai được uốn thành những thế rất đẹp. Cây mai nhà em cũng được bố uốn thể hơi cong cong, trên thân mọc ra mấy cành tựa như cánh tay, em cũng không biết thế cây tên là gì, chỉ biết rằng để uốn được thế như vậy phải trải qua rất nhiều thời gian. Hoa mai là biểu tượng của sự giàu sang, người ta chơi hoa mai vào dịp tết với mong muốn một năm mới bắt đầu bằng sự giàu sang, phú quý, sang năm mới thịnh vượng, thành công hơn.

Nắng vàng và những ngọn gió xuân ấm áp len lỏi trong từng ngóc ngách, khẽ vờn lên những cành cây, trong gió xuân đua hoa rung rinh khoe sắc. Hoa mai vàng kiêu hãnh nổi bật cả một góc thấm đẫm hơi thở mùa xuân, hoa mai tự hào mang vẻ đẹp của mình dâng hiến cho mùa xuân đất nước.

Bài văn tả cây hoa mà em yêu thích mẫu số 4

nhung-bai-van-mau-ta-cay-hoa-ma-em-yeu-thich-hay-nhat-3

Hoa sen là quốc hoa của dân tộc Việt Nam

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”

Hoa sen được tôn là quốc hoa của Việt Nam, sống trong bùn lầy tanh hôi nhưng hoa sen lại vươn thên thanh cao, hương thơm tinh tế. Nhắc đến hoa sen người ta lại dành cho nó sự trân trọng trước một loài hoa giản dị, dịu dàng nhưng cao quý. Em cũng rất thích hoa sen, mỗi mùa sen nở trong nhà em lại ngập sắc và mùi hương sen, chao ôi mới tuyệt làm sao.

Hoa sen là đại diện tượng trưng cho bản sắc dân tộc Việt, loài hoa vươn mình mạnh mẽ khỏi đám bùn lầy để tỏa sắc rực rỡ, giống như dân tộc chúng ta chịu hàng ngàn năm đô hộ những vẫn không đánh mất bản sắc của mình, đấu tranh kiên cường để giành độc lập tự do. Khi những cơn gió bắt đầu mang theo hơi nóng, ánh mặt trời như rực rỡ hơn ấy là khi báo hiệu mùa hè chuẩn bị đến, những nụ sen e ấp ẩn mình trong đám lá to, cánh hoa hơi ngả xanh chụm đầu vào nhau, những chiếc lá to như cái ô trôi dập dềnh trên mặt nước. Vậy mà chỉ cần ngoảnh mặt đi cài hôm đến khi nhìn lại giật mình thấy hoa sen đã nở tự bao giờ. Người ta bảo chỉ những ai thật tinh tế, đủ kiên nhẫn mới thấy được hoa sen nở. Thân cây sen thẳng đứng trên mình xù xì những chiếc gai nhưng không nhọn mà tròn tròn, hoa sen màu hồng phớt, không rực rỡ như các loại hoa khác, chúng giản dị, mộc mạc như vẻ đẹp người con gái Việt Nam.

Những bông hoa sen nở trong hồ để chòi ra đài sen vàng rực như mặt trời, thứ quý giá được đài sen giấu kỹ bên trong chính là những búp sen, khi những sợi nhụy hoa trên đài dần rụng xuống nhường chỗ cho búp sen lớn dần lên. Bên trong búp sen lại chứa những tinh túy quý giá nhất của cây hoa sen. Những hạt sen bùi bùi, ngọt ngọt, nếu ăn lúc non ta có thể ăn luôn cả tâm sen mà không thấy đắng.

Hoa sen mang ý nghĩa rất sâu sắc, vẻ đẹp tinh tế mà khó có loài hoa nào sánh được, mỗi mùa sen nở em rất thích ra hồ mỗi buổi sáng, mùi thơm của hoa sen thật sảng khoái. Hoa sen mãi là loài hoa mà em yêu thích.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu đến các em những bài vă mẫu tả cây hoa hay nhất, các em hãy tham khảo để viết bài của mình hay hơn nhé.

Coi thêm ở : Những bài văn mẫu tả cây hoa mà em yêu thích hay nhất


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Những bài văn tóm tắt truyện lặng lẽ sa pa hay nhất – văn mẫu lớp 9

Lặng lẽ sa pa là truyện được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn lớp 9, tóm tắt tác phẩm này cũng là một chủ đề mà các em phải học thậm chí có thể là đề thi, đề bài kiểm tra. Do vậy nhằm giúp các em làm tốt chủ đề này sau đây chúng tôi giới thiệu những bài văn mẫu tóm tắt truyện lặng lẽ sa pa hay nhất, mời các em học sinh tham khảo.

Tóm tắt truyện lặng lẽ sapa mẫu số 1

nhung-bai-van-tom-tat-truyen-lang-le-sa-pa-hay-nhat-van-mau-lop-9-1

Tác phẩm ngợi ca những người hy sinh thầm lặng cống hiến cho đất nước

Tác phẩm lặng lẽ sa pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả cũng là một cây bút tài hoa có rất nhiều những tác phẩm tiêu biêu và lặng lẽ sa pa là một tác phẩm như vậy. Nguyễn Thành Long sáng tác truyện này năm 1970 trên chuyến đi thực tế đến Lào Cai của ông. Câu truyện ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi những con người thầm lặng đang ngày đêm góp sức mình vào để bảo vệ tổ quốc bảo vệ quê hương. Truyện lặng lẽ sa pa kể về hành trình đi thực tế của một ông hoa sĩ già đến Lai Châu, trên đường đi ông làm quen được với cô kỹ sư trẻ mới ra trường nhận công tác trên Lai Châu, ông hoạ sĩ, cô gái và bác lái xe nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau qua những câu chuyện kể đời thường. Sau đó bác tài xế giới thiệu cho cô gái và ông hoạ sĩ già chàng trai trẻ làm việc một mình trên đồi Yên Sơn, công việc của anh là khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa ba người trong căn nhà trên đỉnh núi xoay quanh những công việc của chàng trai trẻ, anh kể với giọng say sưa và tự hào được làm công việc đo mưa, đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động phục vụ cho dự báo thời tiết hàng ngày. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ anh thì chàng trai ngay lập tức tỏ ý không xứng được vẽ vì ngoài kia vẫn còn nhiều người xứng hơn anh, đó là bác kỹ sư làm ở vườn rau Sapa hàng ngày thụ phấn thay ong để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn, đó là đồng chí nghiên cứu khoa học làm công việc chờ sét, luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét để làn bản đồ sét cho nước ta, có cái bản đồ sét thì bao nhiêu của cải dưới lòng đất sẽ được biết hết. Trong căn nhà cũ tiếng nói rôm rả của chàng trai, tiếng lòng cảm động của cô gái và những tâm trạng như rối bời của ông hoạ sĩ. Kết thúc thời gian nghỉ giữa chặng cô gái và ông hoạ sĩ ra về mang theo rổ trứng của chàng trai làm quà, ông hoạ sĩ thì hứa nhất định sẽ quay trở lại, mỗi người đều mang một cảm giác luyến tiếc, lưu luyến của riêng mình.

Bài văn tóm tắt truyện lặng lẽ sa pa mẫu số 2

Nội dung chính của truyện lặng lẽ sa pa kể về cuộc gặp gỡ và nói chuyện của 3 người đó là ông hoạ sĩ già đang trên đường đi thực tế tìm cảm hứng sáng tác, cô kỹ sư trẻ nhận công tác mới và chàng trai làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong chuyến xe ô tô đến Lai Châu ông hoạ sĩ và cô gái được ghé thăm ngôi nhà trên đỉnh núi trồng đầy hoa, cuộc nói chuyện chỉ xoay quanh chủ đề về cuộc sống, công việc của chàng trai sống 1 mình trên đỉnh núi này. Qua câu chuyện tràng trai kể ông lão biết thêm những con người khác cũng đang ngày đêm miệt mài hy sinh bản thân và hạnh phúc riêng để làm công việc cống hiến cho đất nước. Nguồn cảm hứng bất ngờ ập đến, ông hoạ sĩ muốn được vẽ chàng trai nhưng thời gian không còn, ông hữa nhất định ông sẽ quay trở lại để nghe thêm nhiều câu chuyện nữa và sẽ kể cho chàng trai nghe chuyện dưới xuôi. Còn cô gái thì e lệ xúc động, khi ra về ai nấy cũng đều lưu luyến, cô gái ôm bó hoa chàng trai tặng, lão hoạ sĩ thì cầm rổ trứng với lời lứa hẹn.

Bài văn tóm tắt truyện lặng lẽ sa pa mẫu số 3

nhung-bai-van-tom-tat-truyen-lang-le-sa-pa-hay-nhat-van-mau-lop-9-2

Kể về chàng trai trẻ với tình yêu nghề khí tượng

Lặng lẽ sa pa là một trong những tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long, ông là cây viết với nhiều tác phẩm ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi những con người cống hiến cho tổ quốc trong thời bình mới và lặng lẽ sa pa là một tác phẩm như thế. Câu truyện lấy bối cảnh chính là trong một ngôi nhà ba gian cũ trên đỉnh núi Yên Sơn, đây là chỗ ở của chàng trai trẻ làm nghề khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Tuy còn rất trẻ nhưng anh đã làm công việc này được 4 năm và đó cũng là khoảng thời gian anh chưa được về nhà. Hàng ngày anh làm công việc đo mưa, đo gió, đo nắng, đo địa chấn để gửi về trung tâm dự báo thời tiết cho người dân. Làm việc một mình trên đỉnh núi cô độc đã có lúc anh thấy rất “thèm người”, anh thèm nghe những chuyện dưới xuôi, có lần anh còn lấy khúc cây ngáng đường xe chỉ để thấy người và nghe mọi người nói chuyện.

Nhân vật ông hoạ sĩ già sắp về hưu đang đi một chuyến “thực tế” cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Cô gái trẻ là kỹ sư mới đỗ đang trên đường đi nhận công tác mới. Hai người cô gái và ông hoạ sỹ đang quen nhau trên xe đi từ Hà Nội lên đây, trong chặng nghỉ chân cuộc gặp gỡ vô tình trong căn nhà đã để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc không nói thành lời. Những lời chàng trai bộc bạch tâm sự chuyện nghề, chuyện đời thường trên đỉnh núi Yên Sơn khiến cho ông hoạ sĩ và cô gái bồi hồi xúc động vì những người sẵn sàng hy sinh cuộc sống của mình để cống hiến cho quê hương cho đất nước, cảm phục trước chàng trai trẻ ông hoạ sĩ có ngỏ ý muốn được vẽ chân dung anh nhưng anh khước từ vì cho rằng mình không xứng. Sự khiêm tốn vô lý của anh khiến cho cả hai người thêm cảm phục. Cuộc trò chuyện kết thúc vì thời gian nghỉ giữa chặng đã hết, mọi người chia tay nhau trong lòng còn vấn vương bao nhiêu cảm xúc nhưng hứa hẹn môt ngày sẽ quay trở lại.

Bài văn tóm tắt truyện lặng lẽ sa pa mẫu số 4

Nhân vật chính trong câu truyện lặng lẽ sa pa của nhà văn Nguyễn Thành Long là một chàng trai trẻ làm nghề khí tượng kiêm vật lý địa cầu, chàng trai sống một mình trên căn nhà cô độc giữa đỉnh núi Yên Sơn. Tuy vất vả và chẳng có ai nói chuyện nhưng anh rất yêu công việc của mình, vậy mà anh đã sống và làm cái ông việc này được 4 năm, cũng là chừng ấy thời gian anh xa nhà. Để vơi bớt nỗi nhớ nhà anh thường canh lúc xe khách nghỉ giữa chặng để xuống trò chuyện cùng bác tài xế, họ dần trở thành những người thân thiết. Trên chuyến xe như thường lệ bác tài xế quen biết một ông lão hoạ sĩ già và một cô gái trẻ từ dưới xuôi lên, bác tài xế ngỏ ý muốn giới thiệu chàng trai cho hai người. Vậy là vô tình những người hoàn toàn xa lạ có cơ duyên gặp gỡ với nhau, tâm sự chia sẻ với nhau những câu chuyện đời. Chàng trai là một người rất nhiệt huyết, anh trẻ tuổi nhưng rất ngăn nắp, sạch sẽ, anh còn trồng hoa, nuôi gà, ông họa sĩ và cô gái đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác về chàng trai mà mình mới gặp gỡ. Thời gian xe nghỉ giữa chặng chỉ được 30 phút, trong khoảng thời gian đó ông hoạ sĩ già được lắng nghe chuyện báo cáo “ốp” của mình nào đo gió, đo mưa, đo nắng, đo địa chấn gửi “ốp” về trung tâm làm dự báo thời tiết. Anh kể có những hôm mưa tuyết anh phải ra ghi ốp lúc 1 giờ sáng, im lặng và gió tuyết bên ngoài chỉ đợi anh bước ra là ào ào xô tới, cái im lặng thì bị chặt ra từng khúc còn gió tuyết thì quét đi tất cả. Nghe anh kể vừa thấy vất vả nhưng sao mà tự hào, sao mà lãng mạn đến thế. Anh còn kể những người đồng nghiệp của anh, những người anh biết còn làm công việc đáng quý hơn anh nhiều, một bác làm trong vườn rau ở sapa vì muốn nhân dân toàn miền Bắc được ăn củ su hào to hơn, ngọt hơn nên đi thụ phấn cho cả vạn cây su hào. Một đồng nghiệp làm bản đồ sét cho đất nước, lúc nào cũng chỉ canh sét, sét đánh chỗ nào anh có mặt ở đó, không màng đi tìm hạnh phúc riêng, đầu thì càng ngày càng hói nhưng bản đồ cũng sắp hoàn thành. Chàng trai trẻ không thấy việc mình làm là đơn độc, anh thấy vui, thấy yêu nghề. Cả ông hoạ sĩ và cô gái đều thầm cảm phục những người như anh, họ ra về nhưng hứa một ngày sẽ quay trở lại để tiếp tục câu chuyện còn dang dở hôm nay.

Bài văn tóm tắt truyện lặng lẽ sa pa mẫu số 5

nhung-bai-van-tom-tat-truyen-lang-le-sa-pa-hay-nhat-van-mau-lop-9-3

Có những người im lặng, lặng lẽ âm thầm hy sinh, cống hiến cho tổ quốc

  • Ông lão hoạ sĩ già về hưu ngồi cùng chuyến xe từ Hà Nội đi Lai Châu với cô kỹ sư mới ra trường
  • Hai người trở nên thân thiết hơn trên chặng đường đi, thân thiết cả với bác tài xế
  • Bác tài xế giới thiệu hai người với chàng trai làm nghề khí tượng sống trên đỉnh núi cao hai nghìn sáu trăm mét
  • Ba người trò chuyện trong căn nhà ba gian sạch sẽ, gọn gàng xung quanh trồng nhiều hoa của chàng trai
  • Cô gái ngồi đọc sách trong khi ông lão và chàng trai ngồi uống chè nói chuyện. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và công việc của anh ở đây một mình. Những khó khăn, vất vả, sự cô đơn mà anh phải chịu để cống hiến cho đất nước
  • Ông lão và cô gái ra về với lòng cảm phục và mến chàng trai
  • Ông lãi hứa 10 ngày nữa sẽ quay trở lại để kể anh nghe chuyện dưới xuôi và chắc chắn ông lão đang muốn vẽ cho chàng trai một bức ảnh chân dung

Trên đây là những mẫu bài văn tóm tắt truyện lặng lẽ sapa hay, đúng và đầy đủ nhất. Khi biết tóm tắt câu truyện các em hiểu được nội dung chính của nó là gì, bài học để lại là như thế nào. Chúc các em làm tốt chủ đề này và đạt điểm cao cho những bài kiểm sắp tới.

Đọc nguyên bài viết tại : Những bài văn tóm tắt truyện lặng lẽ sa pa hay nhất – văn mẫu lớp 9


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Bài văn tả cảnh đẹp địa phương em – văn mẫu lớp 5

Để giúp các em học sinh lớp 5 tăng thêm vốn từ ngữ, trau dồi kỹ năng viết văn miêu tả và chuẩn bị cho bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ môn tiếng việt chúng tôi giới thiệu đến các em những bài văn hay miêu tả cảnh đẹp ở địa phương đã chọn lọc. Chúng ta hãy cùng tham khảo một vài bài văn hay sau đây nhé.

Gợi ý dàn bài tả cảnh đẹp địa phương em

Mở bài:

Giới thiệu về cảnh đẹp địa phương mà em định miêu tả (có thể là bất cứ cảnh đẹp, địa danh, địa điểm du lịch nào của quê hương mà em yêu thích)

Thân bài:

  • Tả bao quát chung: cảnh đẹp đó có rộng lớn không, nằm ở vị trí nào, màu sắc, mùi vị như thế nào…
  • Tả chi tiết: tả chi tiết cụ thể từng không gian (vd tả cánh đồng miêu tả những thửa ruộng kế tiếp nhau, cạnh những con kênh, có hàng cây, hạt lúa chín vàng, căng mẩy…), sinh hoạt của người nông dân trên cánh đồng (tiếng cười nói, hành động cắt lúa như thế nào…

Kết bài:

nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp quê hương, em có yêu quý không, thấy gắn bó và ghi dấu ấn với em thế nào.

Bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương em 1

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng ngoại ô, những khung cảnh đơn sơ và rất đỗi quen thuộc hàng ngày in đậm trong tâm trí em về một vùng quên đẹp yên bình như những hàng cây cổ thụ, cánh đồng lúa chín, con sông chảy hiền hòa. Một trong những cảnh đẹp mà em yêu thích nhất đó chính là cánh đồng lúa quê hương.

Ở những miền quê nông thôn hay vùng ngoại ô như quê hương em thì trồng và thu hoạch lúa vẫn là công việc chính mang lại thu nhập cho mọi nhà. Hàng ngày trên con đường dẫn từ nhà đến trường em đều đi qua cánh đồng lúa, được chứng kiến cây lúa lớn lên từng ngày từ cây mạ non đến khi lúa chín khiến em vô cùng thích thú. Em thích nhất cảnh đồng lúa khi chín, lúc này cả cánh đồng như được thay một chiếc áo mới rực rỡ báo hiệu một vụ mùa bội thu cho người nông dân. Những bông lúa nặng trĩu hạt đung đưa trong gió thoang thoảng mùi thơm lúa mới khiến cho bất kỳ ai cũng xao lòng. Mỗi buổi sáng đi ngang qua em đều tranh thủ hít hà hương thơm lúa mới và ngắm nhìn cảnh đẹp từ những con kênh chạy dọc cánh đồng, hàng cây lao xao trong gió, những bông hoa dại mọc ven bờ, tất cả như một bức tranh sinh động nhiều màu sắc in đậm trong ký ức của mỗi người dân quê.

Khi những hạt lúa vàng ươm, nở căng tròn, chắc mẩy cũng là lúc báo hiệu mùa thu hoạch đã đến. Rất nhanh thôi cả cánh đồng sẽ hiện lên cảnh tượng các bác nông dân thi nhau cắt lúa, tiếng cười, tiếng nói rộn rã vang lên khắp cả cánh đồng nghe rất vui tai. Lúc này không còn hiện lên cảnh đẹp của đồng lúa chín nữa mà thay vào đó là nét đẹp lao động của người nông dân. Những giọt mồ hôi rơi lẫn vào từng hạt lúa khiến cho em biết yêu quý hơn những bát cơm ăn hàng ngày hơn. Tuy lao động vất vả nhưng ai ai cũng đều cười nói vui vẻ vì mùa thu hoạch lúa sẽ mang đến nguồn hy vọng và thu nhập cho cả gia đình.

Mỗi một địa phương lại có những cảnh đẹp khác nhau, nếu như ở thành phố là những công trình cao tầng, đường xá tấp nập nhưng cảnh tượng đồng lúa chín với vẻ đẹp bình dị, yên bình ở vùng quê như quê em thì khó mà có được. Chỉ là một cảnh tượng rất đơn sơ nhưng em rất yêu và tự hào về quê hương của mình, chắc chắn sau này những ký ức đẹp đẽ ấy sẽ theo em trên bước đường trưởng thành.

Tả cảnh đẹp địa phương em 2

bai-van-ta-canh-dep-dia-phuong-em-van-mau-lop-5-1

Tả cảnh đẹp địa phương 

“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày, quê hương nếu ai không có, sẽ không lớn nổi thành người”. Câu hát quen thuộc mà chắc hẳn bất kỳ ai cũng ngân nga ghi nhớ. Mỗi một vùng quê sẽ có những cảnh đẹp khắc ghi vào tâm trí của mỗi người con quê hương để mỗi khi đi xa lại nhớ về nó da diết và quê hương em cũng vậy. Riêng đối với bản thân em thì dòng sông quê hương chính là một trong những cảnh tượng đẹp in sâu trong tâm trí mà sau này nếu có rời xa chắc chắn sẽ rất nhớ.

Con sông chảy qua quê hương em được gọi là sông Mã, em được ông bà lớn tuổi trong gia đình giải thích rằng vì nước sông chảy rất nhanh và rất mạnh như những chú ngựa phi nên được đặt tên là sông Mã. Quả thực, nước ở đây chảy rất nhanh nhưng cũng không phải là chảy siết nên hàng ngày rất nhiều người tắm và vui chơi ở sông. Những ngày trời trong, quang vắng nước sông trong vắt, hiện rõ dưới làn nước là những cây rêu, cây rong phủ đầy những hòn sỏi, thậm chí còn có thể nhìn thấy những chú cá bơi lội dưới lòng sông rất vui mắt. Ngược lại hôm nào trời trở mưa nước sông sẽ trở nên đục ngàu, người dân quê em thường nhìn vào dấu hiệu này để biết được thời tiết, thiên tai sẽ thế nào.

Hai bên bờ sông sẽ có bên lở, bên bồi và quê em may mắn được ở bên bồi, trải dài dọc bên bờ sông là bãi cát phủ trắng xóa. Ngay cạnh bãi cát là cánh đồng được sông bồi đắp phù sa nên trồng hoa màu rất tươi tốt, các bác nông dân thường trồng các loại cây như cây ngô, cây lạc, trồng rau bí, trồng rau cải nhìn xanh mướt một màu rất mát mắt…Những ngọn bí đua ra bãi cát mập ú xen lẫn là hoa bí, quả bí sai trĩu chỉ nhìn thôi đã thấy rất thích rồi. Vào mùa hè, mọi người tập trung dưới bãi sông rất đông, đặc biệt là tụi con nít như chúng em, nếu như say sưa tắm trên dòng sông mát lịm đến chán cả đám lại sẽ lên bờ chơi nghịch cát, tìm những đám cỏ gà để thi đấu hay đơn giản chỉ là cùng ngồi với nhau kể lại những câu chuyện vui hàng ngày.

Quê em tuy rất đơn sơ, không có những địa điểm tham quan nổi tiếng nhưng những địa phương khác hay tấp nập sầm uất như tại các thành phố lớn nhưng em rất yêu quê hương mình đặc biệt là dòng sông quê hương. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ những ký ức đáng nhớ này làm hành trang cho mình đến khi trưởng thành.

Tả cảnh đẹp địa phương em 3

Nếu hỏi em rằng cảnh đẹp quê hương nào em cảm thấy thích nhất thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là con đường làng em. Con đường gắn bó và in dấu chân em mỗi ngày đến trường, in dấu kỷ niệm đẹp đẽ mà sau này chắc chắn sẽ không thể nào quên.

Đường xuyên qua làng là con đường chính đi đến mọi địa điểm, bước chân ra khỏi ngõ là sẽ bắt gặp ngay con đường rộng lớn được trải bê tông phẳng lỳ, sạch sẽ. Nghe người lớn trong nhà kể lại rằng ngày trước cuộc sống còn nghèo khó, đường chưa được trải bê tông như bây giờ con đường chỉ là đường đất nếu trời mưa thì rất trơn trượt. Sau này, khi đời sống khấm khá lên mọi người trong làng cùng nhau gom góp để bê tông hóa giúp cho việc đi lại được dễ dàng hơn vậy nên thế hệ sau như chúng em khi di chuyển thuận tiện chúng em rất biết ơn.

Tuy được trải bê tông nhưng cảnh vật xung quanh vẫn rất bình dị, hai bên đường là những ngôi nhà mái ngói đỏ, xen lẫn suốt dọc đường dù đi đến bất cứ địa điểm nào bạn cũng thấy mát mắt bởi được phủ bóng những rặng cây cổ thụ nhiều năm tuổi. Có loại cây còn hơn tuổi cả tuổi ông nội em đó chính là cây bàng cổ thụ, đây cũng là nơi tụ tập của đám trẻ con trong làng, dưới tán cây bàng mát rượi chúng em tha hồ chơi những trò chơi của con nít như đuổi bắt, trèo lên cây bàng hái quả, lấy lá bàng làm trâu và thi nhau xem trâu của đứa nào khỏe hơn. Cứ thế cây bàng dang rộng tay như người mẹ che chở cho em khôn lớn. Vào mùa hè, hay mỗi độ xuân về những rặng cây lại thay áo hoa mới đỏ rực rỡ.

Sáng sáng, khi mặt trời vừa ló rạng là mọi người sẽ cùng đổ ra đường, có người đi chợ, có người đi ra đồng từ sớm, đám trẻ con thì tụ thành từng đám chờ nhau đi học. Tiếng người lớn chào hỏi nhau, tiếng cười nói ríu rít của tụi nhỏ, tiếng xe cộ đi lại rất vui tai và khiến con đường thêm nhộn nhịp.

Đi một đoạn vào trung tâm làng là chợ cóc, gọi là chợ cóc bởi ở đây chỉ buôn bán lẻ tẻ, hầu hết là những món đồ của người dân mang ra chợ bán, đôi khi chỉ là vài mớ rau, con cá, quả trứng gà hay những thức quả nhà trồng được. Tất cả đều sạch sẽ, an toàn chứ không dùng chất kích thích hay thuốc trừ sâu, mọi người rất yên tâm sử dụng. Nối tiếp từ chợ đến trường làng em phải đi qua một đoạn đường liên thôn qua cánh đồng. Phải nói đây là đoạn đường mà em thích nhất bởi được đi qua cánh đồng lúa, mùi hương lúa với làn gió mát rượi làm cho tâm hồn sáng khoái mỗi buổi sáng đến trường.

Phía cuối con đường hiện lên sau những lùm cây là ngôi trường thân yêu, càng đến gần sẽ càng hiện lên những thanh sắc rất quen thuộc, tiếng trống rộn rã thúc giục bước chân, em vội vã vào lớp mà lòng vui khôn tả.

Con đường làng trở thành người bạn thân thiết qua mỗi bước chân em, em rất yêu quý và trân trọng người bạn này, sau này lớn lên dù có đi đến đâu chắc chắc em sẽ luôn ghi nhớ con đường quê hương.

Tả cảnh đẹp địa phương em 4

bai-van-ta-canh-dep-dia-phuong-em-van-mau-lop-5-2

Quê hương đẹp hơn với cây bàng cổ thụ

Quê hương đối với ai cũng đều đẹp và ai cũng rất yêu quý quê hương, đối với em hình ảnh gắn liền với tuổi thơ và là hình ảnh đẹp đẽ nhất đó chính là cây bàng cổ thụ.

Cây bàng nằm ở ngay đầu làng em, không biết nó đã được trồng từ bao giờ đến cả ông nội em cũng bảo rằng khi ông biết thì cây bàng đã ở đó rồi. Vậy nên mọi người trong làng em đều xem cây bàng là một vị bô lão lớn tuổi, ai ai cũng yêu quý, kính trọng và bảo vệ cây bàng.

Nếu nhìn từ xa cây bàng cổ thụ như một người lính hiên ngang trấn giữ bình yên cho cả làng, cây tỏa bóng rộng làm râm mát một khoảng đất ở phía dưới, những tán cây vươn rộng như những cánh tay vươn ra bao bọc và che chở cho đàn con. Vào mùa hè, nếu được trú dưới tán cây hưởng những ngọn gió mát trong lành thì thật tuyệt. Đây cũng thường là nơi mọi người tụ tập trò chuyện vui vẻ, đám trẻ con thì đuổi nhau nô đùa thích thú, người đi xa thì dừng lại hỏi thăm, người đi làm đồng về thì dừng lại nghỉ chân rồi lại tiếp nối câu chuyện thật rôm rả.

Vào mùa thu khi những chiếc là bàng từ màu xanh chuyển thành màu vàng, rồi màu đỏ cây bàng như thay chiếc áo khoác khác mang vẻ đẹp trầm ấp, lãng mạn. Đến khi đông sang, lá bàng rụng đầy gốc để trơ ra những cành cây khẳng khiu, cây như thu mình trước giá rét, chuẩn bị sức lực cho mùa xuân đâm chồi nảy lộc.

Cảnh tưởng đẹp đẽ dưới tán cây bàng là ký ức in sâu nhất trong tâm trí em, chắc chắn sau này em sẽ còn nhớ mãi những kỷ niệm với bạn bè, người thân bên với cây bàng – người bạn nhiều tuổi nhưng rất thân thiết của mình.

Một vài những mẫu văn tả cảnh đẹp địa phương trên sẽ giúp các em có thêm ý tưởng, củng cố từ ngữ và cách hành văn cho những bài văn của mình. Các em học sinh có thể tham khảo và trau dồi kỹ năng viết văn miêu tả chuẩn bị cho kỳ thi phía trước nhé.

Coi thêm bài nguyên văn tại : Bài văn tả cảnh đẹp địa phương em – văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Để tóm tắt một văn bản tự sự hay một tác phẩm văn học sao cho ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý không hề đơn giản. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các em học sinh cách tóm tắt văn bản tự sự thông qua Chuyện người con gái Nam Xương.

tom-tat-van-ban-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-1

Tóm tắt chuyện người con gái nam xương

Đôi điều về tóm tắt văn bản tự sự

Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Hiểu một cách đơn giản, tóm tắt một tác phẩm là các em dùng chính ngôn từ, lời văn của mình để diễn tả, giới thiệu lại nội dung chính của tác phẩm. Lưu ý, bản tóm tắt phải trung thành và bám sát với tác phẩm gốc, không được tưởng tượng thêm thắt chi tiết và cũng không được làm thay đổi nội dung câu chuyện.

Vậy tại sao các em học sinh cần phải tóm tắt tác phẩm tự sự? Mục đích các em cần tóm tắt tác phẩm chính là để nắm chắc cốt truyện, là cơ sở để tìm hiểu chủ đề cũng như nắm được dễ dàng hơn giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Chỉ khi các em tóm tắt được mới chứng tỏ các em hiểu tác phẩm, nhớ được tình tiết và nội dung tránh tình trạng phân tích sai về tác phẩm khi làm bài.

Tóm tắt tác phẩm đòi hỏi kỹ năng, có khả năng phân tích cũng như tổng hợp tốt mới có thể tóm tắt tác phẩm tốt. Và chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây, các em học sinh có thể tóm tắt bất kỳ tác phẩm nào chứ không riêng Chuyện người con gái Nam Xương:

Bước 1: Đọc thật kỹ văn bản. Các em cần phải đọc văn bản nhiều lần mới dễ dàng tóm tắt. Việc đọc qua loa hay chỉ đọc 1, 2 lần không làm được điều này.

Bước 2: Xác định nhân vật chính của tác phẩm và những tình tiết xoay quanh nhân vật chính ấy. Bất kì một tác phẩm nào cũng có nhân vật chính và các chi tiết của câu chuyện đều xoay quanh nhân vật chính.

Bước 3: Sắp xếp lại các tình tiết theo diễn biến của câu chuyện, không được đảo lộn trật tự diễn biến đó tránh làm sai lệch nội dung.

Bước 4: Dùng chính lời văn của mình để diễn đạt lại câu chuyện thật ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo đúng và đầy đủ chi tiết chính, truyền tải được nội dung cho người khác đọc và hiểu nhé.

tom-tat-van-ban-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-2

Cách tóm tắt một tác phẩm tự sự

Những bài tóm tắt văn bản chuyện Người con gái Nam Xương chọn lọc

Tóm tắt chuyện Người con gái Nam Xương số 01

Vũ Thị Thiết – một người con gái xinh đẹp, nết na ở Nam Xương. Trương Sinh cảm mến dung nhan và đức hạnh của nàng đã đem trăm lạng vàng đến hỏi cưới. Vợ chồng son sống hạnh phúc chưa được  bao lâu, Trương Sinh phải đi lính. Ngày từ biệt Vũ Nương chỉ mong chồng bình yên trở về. Lúc Trương Sinh ra trận nàng đang có mang. Một mình Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già và con nhỏ. Mẹ Trương Sinh vì thương nhớ con trai nên cũng sớm qua đời, Vũ Nương lo ma chay và tiếc thương chẳng khác nào mẹ ruột của mình. Qua ba năm sau, giặc tan và Trương Sinh trở về nhà. Do lời nói ngây ngô của đứa trẻ nên chàng hiểu lầm vợ mình đã phản bội mình những năm qua. Chàng chưa hỏi đầu đuôi câu chuyện liền đánh đuổi Vũ Nương đi. Vũ Nương ra sông Hoàng Giang nhảy tự vẫn với lời thề trong sạch sẽ trở thành ngọc trai hoặc cỏ Ngu Mỹ, ngược lại lừa chống dối con sẽ làm mồi cho cá tôm. Nàng chết và được Linh Phi cưu mang làm cung nữ dưới thủy cung. Sau khi vợ chết, Trương Sinh dù giận nhưng vẫn nhớ thương. Một lần trong đêm tối, đứa con trai chỉ vào bóng chàng trên vách và nhận làm cha, chàng mới hiểu nỗi oan của vợ mình thì đã quá muộn.

Phan Lang là người cùng quê với Vũ Nương. Một ngày gặp nhau dưới thủy cung, Vũ Nương đưa tín vật cho Phan Lang nhờ gửi cho Trương Sinh cùng lời nhắn lập đàn giải oan. Trương Sinh thấy cây trâm cài nhận ngay ra vợ mình liền cho lập đàn giải oan trên sông Hoàng Giang. Vũ Nương có hiện về gửi lời từ biệt cuối cùng rồi biến mất mãi mãi.

Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương số 02

Vũ Thị Thiết – người con gái ở Nam Xương vừa xinh đẹp lại nết na được gả cho Trương Sinh nhà hào phú. Sau một thời gian, Trương Sinh phải đi ra trận đánh giặc. Một mình Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng và chăm lo cho người mẹ già. Chẳng bao lâu do thương nhớ con trai, người mẹ già qua đời, Vũ Nương lo ma chay báo hiếu. Khi giặc tan, Trương Sinh về lúc con đã tập nói. Trong một lần dẫn con ra mộ thăm mẹ và nhận là cha đứa trẻ ngây ngô trả lời ông cũng là cha tôi ư, cha tôi thường đến buổi tối và chẳng bao giờ nói gì. Do tính tình ghen tuông lại ít học, Trương Sinh nghĩ vợ mình có tư tình với người khác. Chàng liền chửi um lên và đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Qúa đau khổ vì không thể giải thích, Vũ Nương ra sông Hoàng Giang đắm mình tự vẫn và được Linh Phi cứu giúp cho làm cung nữ dưới thủy cung. Sau khi vợ qua đời, trong đêm Trương Sinh bế con ngồi bên ngọn đèn, đứa trẻ liền hò reo chỉ vào bóng Trương Sinh kêu bố đã tới, lúc này Trương Sinh mới hiểu nỗi hàm oan của vợ thì đã quá muộn. Phan Lang là một người cùng làng với Vũ Nương, do có công cứu Linh Phi nên trong một lần gặp nạn được Linh Phi cứu giúp đền ơn. Ở dưới thủy cung, Phan Lang gặp Vũ Nương. Nàng liền gửi cho Phan Lang chiếc trâm cài tín vật nhờ đem về cho Trương Sinh. Trương Sinh nhận được tín vật liền nghe lời lập đàn giải oan trên sông. Theo làn khói mờ ảo, Vũ Nương hiện về nhưng sau đó biến mất mãi mãi. Nàng vẫn kịp gửi tới Trương Sinh lời từ biệt sau cùng, cảm tạ tình cảm của Trương Sinh nhưng nàng không thể về được nữa.

Tóm tắt văn bản chuyện người con gái Nam Xương số 03

Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời của nàng Vũ Thị Thiết có dung hạnh vẹn toàn. Nàng kết duyện cùng Trương Sinh con nhà phú hào nhưng ít học và tính tình hay ghen. Vũ Nương mang thai con đầu lòng còn chưa sinh nở thì Trương Sinh bị gọi đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con, chăm sóc mẹ chồng vô cùng chu đáo. Mẹ chồng Vũ Nương vì tuổi già và nhớ thương con trai nên ốm nặng rồi mất. Nàng lo ma chay cho mẹ chồng chẳng khác nào mẹ đẻ. Hàng đêm dưới ngọn đèn dầu, Vũ Nương hay chỉ vào bóng của mình và nói đùa với con trai đó chính là cha Đản và nàng đâu biết vì câu nói đùa này sẽ trở thành bi kịch cuộc đời nàng. Ba năm sau, giặc tan Trương Sinh trở về nhà. Nhưng Đản không nhận cha mình và nói rằng cha mình cứ đêm mới tới, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, chẳng bao giờ nói gì và chẳng bao giờ bế Đản. Trương Sinh nghĩ vợ phản bội nên liền mắng chửi và đuổi vợ mình đi mặc làng xóm khuyên can cho Vũ Nương. Nàng oan ức ra sông Hoàng Giang nhảy xuống tự vẫn. Trước khi nhảy nàng có lời thề độc thể hiện sự trong sạch của mình: nếu chết đi trong sạch sẽ được làm ngọc trai hoặc cỏ Ngu Mỹ bằng không sẽ làm mồi cho cá cho tôm. Nàng được Linh Phi là vợ vua Nam Hải cưu mang làm cung nữ dưới thủy cung. Sau khi vợ chết, trong một lần bế con ngồi cạnh đèn dầu, Đản chỉ cái bóng và nhận cha mình, Trương Sinh mới hiểu vợ bị oan. Dưới thủy cung, Vũ Nương gặp được Phan Lang là người cùng làng. Nàng đã gửi Phang Lang chiếc trâm cài mang về cho chồng cùng lời nhắn lập đàn giải oan. Trương Sinh sau đó lập đàn trên sông Hoàng Giang. Vũ Nương có ngồi kiệu hoa hiện về nhưng trong sương khói mờ ảo và chỉ kịp nói lời từ biệt cuối cùng rồi biến mất và mãi mãi chẳng thể trở về dương gian được nữa.

Tóm tắt văn bản chuyện người con gái Nam Xương số 04

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, nàng nổi tiếng là người con gái vừa đẹp người lại đẹp nết. Nàng nên duyên vợ chồng cùng Trương Sinh là người có tính hay ghen. Biết chồng hay ghen, Vũ Nương luôn ăn ở đúng mực, giữ gìn khuôn phép. Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải ra trận. Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng và chăm sóc mẹ già. Mẹ Trương Sinh sau đó cũng qua đời được Vũ Nương tận tình lo ma chay chẳng khác nào mẹ đẻ. Sau 3 năm, Trương Sinh trở về, những tưởng sự hi sinh của nàng được đền đáp nhưng không… Trương Sinh bế con trai ra thăm mộ mẹ, nhưng đứa trẻ khóc lóc nhất quyết không nhận cha và nói rằng cha của mình đêm nào cũng mới đến và chẳng bao giờ nói gì, chẳng bao giờ bế Đản cả. Sẵn tính ghen trong người, Trương Sinh liền mắng chửi vợ và đuổi vợ đi chẳng nghe bất kỳ lời khuyên can của ai. Vũ Nương uất ức tự tử ở bến Hoàng Giang được Linh Phi - vợ vua Nam Hải cứu sống và đưa về ở trong động rùa. Ở nhà, đêm tối bóng Trương Sinh in trên vách thấy con gọi cha Trương Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương gặp được Phan Lang là người cùng làng đã từng có ơn cứu mạng Linh Phi nên giờ gặp nạn được Linh Phi cứu giúp và đón tiếp. Phan Lang nhận ra Vũ Nương dù nàng ở dưới thủy cung vẫn xinh đẹp và ăn mặc giản dị chẳng trang điểm như ngày nào. Khi Phan Lang sắp trở về nhân gian, Vũ Nương liền gửi chiếc trâm cài nhờ đưa đến chồng mình với lời nhắn hãy lập đàn giải oan nàng sẽ quay trở về. Trương Sinh nhận tín vật biết ngay của vợ mình và y lời lập đàn giải oan trên sông Hoàng Giang. Qủa đúng Vũ Nương có trở về như lời nói, nhưng sự trở về của nàng chỉ trong sương khói và chốc lát. Nàng nói lời từ biệt với Trương Sinh rồi dần biến mất và chẳng bao giờ trở về nhân gian nữa.

Trên đây là những bài tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn và đầy đủ ý. Tùy vào giọng văn và ngôn từ của mỗi người các em sẽ tóm tắt văn bản theo cách riêng của mình.

Đọc nguyên bài viết tại : Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Tả một loài hoa mà em thích – Văn mẫu lớp 5

Những bài văn mẫu tả một loài hoa mà em thích được tuyển chọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh học tốt hơn môn văn. Các em cùng tham khảo nhé!

ta-mot-loai-hoa-ma-em-thich-van-mau-lop-5-1

Bài văn miêu tả hoa hồng

Dàn ý tả một loài hoa mà em thích

Mở bài:

Giới thiệu loài hoa ấy là cây gì, trồng ở đâu và có từ bao giờ.

Thân bài:

  • Tả khái quát cây hoa: Thoạt nhìn cây hoa có gì nổi bật, thân gốc, vỏ cây và gốc cây thế nào? Nên nêu một số đặc điểm của cây.
  • Tả chi tiết: hoa của cây có màu gì, cánh hoa, đài hoa và nhị hoa ra sao? Hoa có mùi hương hay không.
  • Loài hoa ấy có gí trị gì cho cuộc sống hay không?

Kết bài:

Nêu tình cảm của em với loài hoa này và lời hứa sẽ chăm sóc cây hoa xanh tốt.

Những bài văn mẫu tả một loài hoa mà em thích

Bài văn mẫu tả loài hoa em yêu thích số 01

Mỗi kỳ nghỉ hè em đều được bố mẹ cho về quê thăm ông bà nội. Về quê có rất nhiều điều thú vị trong đó khiến em thích thú nhất chính là vườn hoa. Vườn hoa của ông bà ở ngay trước sân với đủ những loài hoa thi nhau khoe sắc. Nhưng có lẽ em vẫn yêu thích nhất cây hoa hồng nhung đỏ tươi và rực rỡ.

Cây hoa hồng được ông bà em ưu ái trồng ngay ở lối đi vào vườn nên bất cứ ai tới nhà ông bà em đều dễ dàng chiêm ngưỡng sắc đẹp của loài hoa này. Không phải ngẫu nhiên hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa bởi cây hoa hồng thật kiêu sa, kiều diễm cho những bông hoa tuyệt đẹp. Thân cây hoa hồng chỉ cao ngang người em, thân cây thanh mảnh và có rất nhiều gai. Trên thân cây là những chiếc lá nhỏ mọc theo cụm 3 lá 1 có răng cưa. Ông bà em luôn nhắc nhở em cần phải cẩn thận khi xem hoa hồng tránh chạm vào khiến tay bị chảy máu.

Đầu mỗi cành cây là những chùm nụ hoa nhỏ xinh được bao bọc, lấp ló sau những chiếc lá. Theo thời gian dưới nắng và gió những nụ hoa lớn lên và nở ra những bông hoa đẹp. Hoa hồng nhung có màu đỏ thẫm rực rỡ với những cánh hoa mềm mại xếp chồng lên nhau e ấp che chắn lấy nhụy hoa màu vàng. Khi hoa hồng nhung nở rộ, bông hoa xòe to như bàn tay của em. Khi đứng gần khóm hoa, em dễ dàng ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng của hoa vô cùng dễ chịu.

Cũng nhờ màu sắc sặc sỡ và hương thơm quyến rũ nên khóm hoa hồng được các chị ong chị bướm hỏi thăm rất nhiều. Em rất thích ngắm hoa hồng vào buổi sáng sớm khi giọt sương còn đọng trên những cánh hoa và phản chiếu ánh nắng ban mai long lanh, đẹp mắt.

Người ta nói hoa hồng là biểu tượng của tình yêu không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình cảm gia đình. Sau khi xin phép bà, em cắt một bông hoa cắm vào chiếc lọ nhỏ xinh đặt trên bàn. Hàng ngày em đều giúp bà tưới nước và chăm bón cho cây xanh tốt.

Bài văn mẫu tả một loài hoa mà em thích số 02

Mỗi loài hoa sinh ra trên đời đều mang một giá trị riêng và một vẻ đẹp riêng. Nhưng có lẽ trong tất cả các loài hoa em vẫn yêu thích nhất hoa hồng nhung – loài hoa nữ hoàng không chỉ có sắc mà còn có cả hương.

Đối với em, nếu như hoa giấy mộc mạc và gần gũi thì hoa hồng như một nàng công chúa kiêu sa và kiều diễm với bộ váy lộng lẫu. Hoa hồng cũng có rất nhiều loại như hoa hồng nhung màu đỏ thẫm, hoa hồng vàng, hoa hồng đen, hoa hồng tỉ muội… Mỗi loại hoa hồng có màu sắc riêng nhưng loài nào cũng xinh đẹp cả.

Bông hoa hồng có nhiều cánh với các cánh mềm mại như lụa và nhẹ như lông vũ. Những cánh hoa ấy bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi. Khi chưa nở, hoa hồng chỉ là một chiếc nụ chúm chím như nụ cười xinh của những đứa trẻ hồn nhiên. Khi đã đủ nắng đủ gió, những cánh hoa bắt đầu nở xòe ra để hứng sương mai. Dường như bông hoa hồng nở ra để khoe cho cả thế giới biết vẻ đẹp kiêu sa của mình.

Trên thân của cây hoa hồng ngoài những chiếc lá mọc theo chùm có răng cưa còn có cả những gai cứng nhọn màu xanh. Những chiếc gai nhọn như chàng lính ngự lâm bảo vệ những bông hoa xinh đẹp, yêu kiều. Chính vì thế khi chạm vào hoa hồng bất cứ ai cũng phải rất cẩn thận nếu không muốn bị chảy máu tay. Hoa hồng được yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn bởi hương thơm nồng nàn của loài hoa này.Thật hiếm có loài hoa nào vừa có sắc lại vừa có hương như hoa hồng.

Không chỉ có giá trị làm đẹp, tô điểm cho đời hoa hồng còn mang lại giá trị chữa bệnh. Em vẫn nhớ mỗi lần trái gió trở trời em hay bị ho, mẹ em ra vườn ngắt vài cánh hoa hồng cho vào 1 chiếc chén cùng quả quất và ít mật ong để hấp cách thủy. Nhờ uống thứ nước chưng đó em đã giảm ho nhanh chóng và còn ngủ ngon nữa.

Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.

Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp ấy nở đỏ thắm.

ta-mot-loai-hoa-ma-em-thich-van-mau-lop-5-2

Bài văn miêu tả hoa cúc

Bài văn mẫu tả một loài hoa em yêu thích số 03

Mùa xuân đã đến rồi làm trăm hoa đua nở. Hôm nay là cuối tuần, em tung tăng ra công viên gần nhà để ngắm nhìn các loài hoa. Giữa muôn loài hoa khoe sắc khoe hương, em đặc biệt chú ý đến bông cúc vàng – loài hoa mà em yêu thích nhất.

Loài hoa cúc là loài hoa khá phổ biến ở nước ta. Hoa cúc ngoài màu vàng còn có cả màu trắng, màu phớt hồng. Đặc trưng của hoa cúc chính là hoa có rất nhiều cánh. Em vẫn còn nhớ mẹ đã từng kể cho em về sự tích hoa cúc. Hoa cúc ban đầu chỉ có 4 cánh thể hiện cho ngày còn sống của một người mẹ. Cô con gái vì thương mẹ nên đã ngồi tỉ mỉ xé từng cánh hoa lớn thành ngàn cánh hoa nhỏ khác nhau. Từ đó hoa cúc nhiều cánh ra đời.

Hoa cúc là loài hoa rất dễ trồng và dễ chăm sóc, chính vì thế bông hoa cúc lúc nào cũng nở rực rỡ. Hoa cúc nở quanh năm và bốn mùa nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là nở vào mùa thu. Em lặng đứng ngắm nhìn bông hoa cúc đang đung đưa trước gió. Những cánh hoa cúc như đang vẫy chào nắng mai. Nhìn trong những cánh hoa em thấy có cả giọt sương mai chưa tan hết. Vẻ đẹp của hoa cúc vàng chẳng kiêu sa và lộng lẫy như hoa hồng nhưng thật gần gũi, mộc mạc và thân thương. Hương thơm thoang thoảng, dịu dàng của hoa cúc thu hút không ít chú ong chú bướm ghé thăm.

Cây hoa cúc không bao giờ mọc riêng lẻ mà mọc thành từng khóm, chen chúc lẫn nhau và tựa vào nhau vô cùng đoàn kết. Chính vì vậy thân cây hoa cúc dù mảnh mai nhưng chẳng dễ khuất phục trước gió mưa. Đầu tiên từ những chùm lá mọc thẳng, nụ cúc mọc lên dần nở thành bông hoa đến nửa tháng mới tàn. Dù mưa giông hay nắng gió, dù mùa hạ hay mùa đông, hoa cúc vẫn không quên nở để dâng cho đời những đóa hoa rực rỡ.

Vào mỗi ngày giỗ ông giỗ bà, bố mẹ em đều cắm lên bàn thờ một lọ hoa cúc vàng rực rỡ như bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn và tưởng nhớ đến ông bà. Em rất yêu thích loài hoa này và tự nhủ sẽ sống như loài hoa cúc đơn giản nhưng đem lại cho đời nhiều ý nghĩa tuyệt vời.

Bài văn mẫu tả một loài hoa mà em thích

Trong vườn nhà em có rất nhiều loài hoa khác nhau, loài hoa nào cũng đẹp cũng dâng cho đời những giá trị riêng, nhưng có lẽ em vẫn thích nhất là hoa sen được bố em trồng trong ao nhỏ ngay góc vườn.

Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam. Thân cây sen cắm xuống bùn nhưng loài hoa này thật thanh cao vẫn nở ra những bông hoa đẹp, thơm chẳng nhuốm mùi bùn. Những mầm sen nhỏ chồi lên trên mặt nước mới đầu như những mũi tên. Sau vài ngày có nắng nhẹ, lá sen nở và nổi trên mặt nước như chiếc quạt của bà. Trên những chiếc lá xanh, những chú ếch nhảy nhót chuyền từ lá này sang lá khác nô đùa và ngịch ngợm. Trên những lá sen còn đọng lại sương mai khi gió thổi sẽ lăn xuống mặt ao.

Thân sen lớn dần theo thời gian nhưng cũng chỉ to bằng ngón tay cái của em mà thôi. Nụ sen không còn chúm chím nữa mà bắt đầu hé nở những cánh hoa đầu tiên. Sen nở kín mặt ao vô cùng đẹp mắt. Cánh hoa sen màu hồng to như bàn tay hơi khum khum xếp xen kẽ nhau để bọc lấy đài sen bên trong. Hoa sen đẹp nhất khi nở rộ, cả bông hoa to như một chiếc bát tô rung rinh trong gió. Cánh sen mịn màng hồng thắm gọi các chú ong đã đến thăm hoa. Đài hoa to màu xanh lá lốm đốm lên vài chấm nhỏ màu xanh đậm hơn.

Hoa sen mang một vẻ đẹp riêng quyến rũ và thanh cao. Mẹ em còn hái vài bông hoa sen cắm vào lọ để trên bàn khiến phòng khách rực rỡ và ai đến cũng tấm tắc khen. Mùi hương hoa sen thoang thoảng và dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian nhà em đưa em vào giấc ngủ ngon mỗi tối. Khi hoa sen tàn để lại đài sen. Mẹ em lấy nhụy để nấu chè ăn vừa mát vừa bổ. Bố em còn dùng cánh hoa sen để gói trà, giúp trà thơm hương hoa sen sẽ ngon hơn, ấm lòng hơn và sảng khoái tinh thần.

Em rất thích hoa sen bởi hoa sen không chỉ đẹp một vẻ đẹp rất riêng chẳng bị trộn lẫn mà còn đem lại nhiều giá trị sử dụng cho cuộc sống.

Trên đây là những bài văn mẫu tả một loài hoa mà em thích. Các em có thể dựa vào đó để làm bài văn miêu tả bất cứ loại hoa nào như hoa huệ, hoa giấy, hoa phong lan chẳng hạn.

Coi thêm tại : Tả một loài hoa mà em thích – Văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Các bài văn hay tả cây cối lớp 5 chọn lọc

Xung quanh chúng ta hiện hữu rất nhiều các loài cây, mỗi loài cây lại có một đặc điểm riêng. Khi làm văn miêu tả cây cối các em cần vận dụng những kỹ năng đã được học như quan sát, liên tưởng, so sánh kết hợp với vốn từ ngữ của mình diễn đạt thành một bài văn hoàn chỉnh. Ngoài ra việc đọc thêm các bài văn mẫu cũng là cách các em tăng thêm vốn từ, học hỏi cách triển khai ý, với mục đích giúp các em có thể làm văn tốt hơn chúng tôi giới thiệu bộ tài liệu các bài văn mẫu giúp các em học sinh có thể tự viết bài của mình một cách tốt nhất, hay theo dõi sau đây nhé.

Giới thiệu dàn ý bài văn tả cây cối lớp 5

Mở bài:

giới thiệu loài cây mà em yêu thích, em sẽ miêu tả trong bài văn này

Thân bài:

  • Loài cây đó mọc ở đâu, được trồng trong dịp gì
  • Tả hình dáng của loài cây đó

+ cây cao thế nào

+ thân cây có to không, màu gì

+ lá cây mỏng hay dày, hình thù gì, có đặc điểm gì nổi bật hay không

+ loài cây đó có hoa không, hoa có đặc điểm gì

+ đặc tính của loài cây đó (cây ưa sáng, cây ưa tối, cây phải tưới nhiều nước, cây hạn chế tưới nước….

  • Kỷ niệm của em với cây đó

Kết bài:

nêu tình cảm của em với loài cây đó

Bài văn tả cây cối lớp 5 mẫu 1

cac-bai-van-hay-ta-cay-coi-lop-5-chon-loc-1

Những quả khế mọc thành từng chùm như những chùm sao

Nhà em có một mảnh vườn nhỏ ở trước sân, trong khu vườn nhỏ đó mẹ và bố em trồng rất nhiều loại cây khác nhau trông rất mát mắt. Có cả cây cảnh, cây hoa, cây rau, cây ăn quả nhưng em vẫn thích nhất là cây khế.

Cây khế nhà em là cây khế ngọt, nó được trồng từ khi bố mẹ em mới mua ngôi nhà này, thế là đến nay nó cũng đã 11 tuổi, còn hơn cả tuổi của em. Đó cũng là cái cây to nhất khu vườn, những tán lá dang rộng toả bóng cả một góc vườn. Thân cây màu nâu, bề mặt thân cũng hơi nhẵn, không xù xì như các loại cây khác, phía trên từ thân cây mọc ra những cành to mập mạp, vươn rộng như những cánh tay đan nhau chằng chịt với nhau. Từ những cành to lại mọc thêm những nhánh nhỏ. Lá cây khế rất mỏng, nhỏ như những cánh bướm, những lá nhỏ xếp lại với nhau thanh từng chùm. Lá khế già màu xanh đậm, các lá khế non mới ra màu xanh nhạt hơi pha với màu vàng. Chiều đến những cơn gió thổi vào mát rượi, lá cây đung đưa trong gió như đang nhảy múa hay mỗi sáng sớm, đọng lại trên những tán lá giọt sương sáng long lanh như viên kim cương. Hoa khế mọc thành từng chùm nhỏ, màu tím, hoa của cây khế không đẹp rực rỡ như các loài hoa khác, chúng khiêm nhường nhưng ẩn chứa sức mạnh rất lớn, chỉ một thời gian nữa thôi từ những chùm hoa đó mọc ra từng chùm khế mọng nước, nghĩ đến thôi cũng đã chảy cả nước miếng.  Tinh tuý nhất của cây khế được kết tinh từ những ngày tháng cây âm thầm tích trữ năng lượng để cho ra hoa, kết trái. Quả khế có năm cánh, bên trong mọng nước, em thường cắt ngang những lát khế thành hình ngôi sao năm cánh để trang trí món ăn giúp mẹ hay chỉ đơn giản là chấm muối ăn không. Cắn từng miếng khế cảm nhận được vị ngọt của múi khế, vị bùi bùi của hạt khế hoà quện với nhau tan trong miệng. Từng chùm khế sai trĩu quả, có chùm phải đến 5,6 quả, mỗi mùa khế mẹ em lại hái xuống và mang đi chia cho hàng xóm, mọi người ai cũng rất thích cây khế nhà em.

Cây khế trong vườn nhà không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây bóng mát, cây cảnh trang trí vào bức tranh của cả khu vườn. Em rất yêu cây khế nhà em, mỗi ngày em đều giúp mẹ tưới mát cho cây, mong cây luôn tươi tốt và ra nhiều quả để em luôn được ăn những quả khế ngon lành.

Bài văn tả cây cối lớp 5 mẫu 2

cac-bai-van-hay-ta-cay-coi-lop-5-chon-loc-2

Những dải hoa của cây lộc vừng như dải lụa của nàng tiên

Nắng vàng ươm như rót mật xuống mọi vật, trong những tán lá cây các chú ve đang làm nhiệm vụ hoà ca của mình khiến cho không khí sôi động hơn. Ấy là khi biết rằng mùa hè đã đến thực sự, trong cái nắng gay gắt như chảo lửa của mùa hè mà không có màu xanh của những tán cây thì không biết mọi vật sẽ ra sao. Ở cổng nhà em có một cây lộc vừng rất lớn, đứng sừng sững như một chiếc ô khổng lồ, là nơi trú ẩn của rất nhiều loài, em yêu cây lộc vừng nhà em.

Cây lộc vừng cao lớn, cao gần bằng tầng hai của nhà em, cây đã được trồng từ rất lâu rồi, từ ngày ông nội còn trẻ. Sau này khi xây nhà mới mọi người vẫn kiên quyết giữ lại cây lộc vừng như muốn gìn giữ kỷ niệm về ông nội. Cũng giống như đa số các loại cây khác, thân cây có màu nâu sậm, vỏ mỏng nên nhìn không có vẻ xù xì như cây bàng, cây phượng, cây đa hay các loại cây cho bóng mát khác. Rễ cây đâm sâu xuống mặt đất hút dinh dưỡng và năng lượng để phát triển cao lớn, còn mọc ra nhưng cành to, chắc nịch đan xem vào nhau. Lá cây lộc vừng hình thon dài, hơi bầu, mặt trên của lá hơi bóng mỡ màng nhìn rất thích. Lá lộc vừng trông gần giống như lá sung nhưng dày và dai hơn, đặc biệt lá lộc vừng không chỉ ăn được mà còn có thể chữa bệnh. Lá lộc vừng dùng để cuốn các món nem ăn rất bùi, nếu ai đó bị chột dạ có thể ăn vài ngọn lộc vừng sẽ cầm được ngay. Cây lộc vừng cũng có hoa, hoa của lộc vừng khác hẳn những loại hoa khác, nó không mọc từng bông mà mọc thành từng chùm, chùm dài nhất có thể đến 3 gang tay của người lớn. Mọc xung quanh chiếc dây là chi chít những bông hoa đỏ rực rỡ, rủ xuống dưới như những dải lụa mềm mại của nàng tiên. Điều đặc biệt của cây là hoa chỉ nở vào ban đêm, e thẹn, khiêm nhường đáng trân trọng. Chỉ những ai thật tinh tế mới yêu vẻ đẹp của hoa lộc vừng bởi chúng thường tàn rất nhanh, hoa rụng xuống mặt đất dày đặc như trải một tấm thảm hoa, nhìn từ xa trông cây đẹp tựa như một bức tranh vậy. Những trưa hè nóng bức cả xóm em lại tụ tập dưới bóng cây ở ngoài cổng vừa hóng mát vừa trò chuyện rôm rả, ai cũng xem cây lộc vừng như một người thân, người hàng xóm già, cây đa chứng kiến rất nhiều những kỷ niệm vui vẻ của gia đình em cũng như của cả xóm thân yêu.

Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đi qua cây lộc vừng vẫn đứng mãi ở đó như lính canh, tựa như cây đang thay ông nội che chở cho cả gia đình. Em rất yêu cây lộc vừng, thầm mong sao cây luôn tươi tốt như vậy để chứng kiến em trưởng thành.

Bài văn tả cây cối lớp 5 mẫu 3

cac-bai-van-hay-ta-cay-coi-lop-5-chon-loc-3

Cây xương rồng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt

Góp phần đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên của chúng ta không thể không kể đến thế giới thực vật phong phú. Mỗi loài cây lại có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng mà nếu nhìn kỹ chúng ta sẽ hoàn toàn bị mê đắm. Cũng giống như đa số các bạn gái khác em rất thích các loại cây, loại hoa và loài cây mà em thích nhất là cây xương rồng.

Chậu xương rồng em được bạn thân tặng nhân dịp sinh nhật, trong chậu có khoảng 3 cây đứng chụm lại với nhau thanh cụm. Trên mỗi thân mọc ra 2 – 3 nhành như cánh tay. Cây xương rồng của em màu xanh đậm, khắp cây từ thân đến ngọn đều mọc ra những chiếc gai nhọn hoắt, chi chít nhau. Trên thực tế gai của xương rồng chính là những chiếc lá, vì chủ yếu được trồng trên những vùng sa mạc nắng, gió, ít nước nên lá cây đã tự biến đổi mình thành những chiếc gai để khoá nước bên trong, giúp cây duy trì sự sống và phát triển. Do vậy cây xương rồng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự biến đổi và thích nghi theo môi trường và hoàn cảnh sống. Đặc tính đó của cây xương rồng là đặc điểm mà con ngươi ai cũng nên học hỏi, mọi người tặng cây xương rồng cho nhau mong người bạn, người thân của mình hãy luôn mạnh mẽ kiên cường, vượt qua nghịch cảnh hoặc là bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình dành cho người đó – một người dũng cảm. Cây xương rồng có loại có hoa cũng có loại không có hoa, chậu cây xương rồng mà em được tặng ra hoa màu vàng, trên đỉnh thân cây mọc ra từ kẽ của những chiếc gai một vài bông hoa nhỏ vàng rực rỡ. Cánh hoa hình tròn xếp lại với nhau, không biết cây xương rồng đã dồn bao nhiêu sức lực, bao nhiêu tinh tuý để dâng hiến những bông hoa đẹp rực rỡ cho đời. Tuy không kiêu sa như hoa hồng, không to như hoa cúc, không kiêu kỳ như cẩm tú nhưng hoa xương rồng lại lâu tàn, hoa có thể ra cả tháng thậm chí cả vài tháng cũng chưa tàn, những cánh hoa cứ rực rỡ như vậy như chính sức sống mãnh liệt của cây. Đặc biệt loài cây này cũng khác xa những loại cây khác, chúng ưa nơi sáng, nơi chiếu ánh sáng mặt trời rực rỡ nhất là nơi cây sống tốt nhất, chúng cũng không cần phải tưới nhiều, ngược lại nếu tưới nhiều sẽ chết tựa như cây không muốn dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Cây chỉ muốn âm thầm vươn lên, không khoa trương, không ưa hào nhoáng, mộc mạc, chân thành.

Vậy là cây xương rồng đã đồng hành cũng em được 1 năm, nơi cửa sổ cạnh bàn học hàng ngày em và cây xương rồng tâm tình, trò chuyện với nhau bao nhiêu vui buồn. Em xem cây như một người bạn thân thiết và đáng trân trọng, chắc chắn em sẽ giữ mãi món quà của bạn là cây xương rồng theo bên mình.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ với các em mẫu bài văn tả cây cối cùng với cách lập dàn ý. Các em học sinh lớp 5 hãy tham khảo trước khi viết để thu nạp thêm vốn từ ngữ, cách hành văn sao cho trôi chảy, thu hút nhất nhé. Chúc các em làm tốt những bài kiểm tra chủ đề tả cây cối đạt được điểm cao.

Đọc nguyên bài viết tại : Các bài văn hay tả cây cối lớp 5 chọn lọc


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed