Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Những bài văn tả cây chuối chọn lọc đặc sắc nhất

Cây chuối là loài cây vô cùng quen thuộc ở Việt Nam, tuy nhiên khi gặp bài văn miêu tả cây chuối rất nhiều em học sinh cảm thấy bỡ ngỡ và khó khăn. Để giúp các em làm tốt bài văn này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý cũng như giới thiệu những bài văn mẫu chọn lọc, hay nhất để các em tham khảo.

nhung-bai-van-ta-cay-chuoi-chon-loc-dac-sac-nhat-2

Tả cây chuối

Gợi ý cách lập dàn ý bài văn miêu tả cây chuối

Mở bài:

Giới thiệu về cây chuối (cây chuối ở đâu, do ai trồng?)

Thân bài:

  • Tả bao quát cây chuối: Khóm chuối gồm rất nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, cây chuối mẹ to nhất và bên dưới là các cây con đang lớn dần.
  • Tả chi tiết:
  • Thân cây chuối tròn và thẳng tắp
  • Lá chuối vươn lên trời, lớn như những cánh cửa có 2 mặt, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt hơn. Những chiếc lá già nằm bên ngoài, lá non hay búp chuối vươn từ giữa vươn ra.
  • Hoa chuối màu tím hình tròn với 2 đầu hơi nhọn. Từ hoa chuối đó sẽ trổ ra buồng chuối sai trĩu trịt quả.
  • Sau 3 tháng, buồng chuối lớn dần, những quả chuối chuyển từ màu xanh sang màu vàng là lúc chuối đã chín và thêm vài ngày nữa có thể ăn được.
  • Em chăm sóc cây chuối như thế nào: Em giúp người lớn nhổ cỏ quanh gốc chuối, bố hoặc mẹ loại bỏ bớt những cây con để cho cây mẹ phát triển tốt.

Kết bài:

Nêu lợi ích của cây chuối không chỉ cho quả ăn mà còn dùng thân cây làm thức ăn cho gia súc, dùng lá để gói bánh hay dùng hoa chuối để nấu những món ăn ngon…

nhung-bai-van-ta-cay-chuoi-chon-loc-dac-sac-nhat-1

Văn mẫu tả cây chuối

Những bài văn mẫu miêu tả cây chuối hay nhất

Bài văn mẫu miêu tả cây chuối số 01

Cạnh nhà em có một khu vườn nhỏ, tuy diện tích vườn không lớn nhưng bố mẹ em cũng chịu khó trồng những cây ăn quả hay cây rau. Một trong những cây em thích nhất có trong vườn chính là cây chuối.

Cây chuối này bố em đã trồng từ lâu. Ban đầu chỉ từ một cây nhỏ nay đã thành một khóm chuối lớn có cả chuối mẹ và chuối con. Chuối mẹ có thân cao lớn hơn cả, ngay bên dưới sẽ là các cây chuối con phát triển lên.

Chuối mẹ có thân tròn và thẳng đứng vươn lên đón ánh mặt trời ở trên cao. Thân chuối mập mạp và rất vững chãi. Thân chuối có nhiều lớp áo, lớp áo bên ngoài màu hơi vàng càng vào bên trong lớp áo sẽ chuyển sang màu trắng. Lá chuối to như những chiếc cánh cửa xếp theo thứ tự lá già bên ngoài và lá non bên trong. Những chiếc lá non màu xanh và còn cuộn tròn, dần dần sẽ mở ra ngửa lên trời. Lá phát triển có 2 mặt, mặt trên màu xanh thẫm và mặt dưới màu xanh nhạt hơn. Dần dần những chiếc lá ấy sẽ già đi chuyển sang màu vàng, héo lại rũ xuống. Lá chuối xanh to xòe rộng che mát cả một gốc chuối.

Cây chuối này bố em đã trồng được khoảng 8 tháng nên đã bắt đầu ra hoa. Hoa chuối màu tím đỏ trổ ra từ cuống giữa thân chuối. Khi đã đủ nắng đủ gió, những lớp bắp chuối bắt đầu xòe ra lấp ló những nải chuối nhỏ xinh chỉ bằng bàn tay của em và quả chuối khi ấy chỉ bằng ngón tay út của em. Những bắp chuối dần bung ra, rơi xuống đất để quả chuối lớn dần lên. Cuối cùng lõi bắp chuối chỉ còn bằng bắp tay người lớn, bố em cắt về cho mẹ em làm nộm. Em rất thích ăn món nộm hoa chuối mẹ em làm, có vị chua chua ngọt ngọt, thơm thơm vô cùng dễ ăn.

Những ngày tiếp theo, những trái chuối dần to lên, căng tròn trĩu nặng cả buồng chuối. Sau khoảng 3 tháng, quả chuối già màu xanh còn phủ một lớn phấn trắng mỏng dần chuyển sang màu vàng. Mẹ em bảo chuối chín cây là ngon nhất, khi đó mẹ em mới chặt buồng chuối về để trong góc nhà thêm vài ngày nữa cho chín hẳn rồi mới ăn. Chuối chín ăn rất ngọt và thơm là thức ăn tráng miệng bổ dưỡng được cả nhà em yêu thích. Các bộ phận của cây chuối đều có giá trị sử dụng riêng. Qủa chuối, bắp chuối để ăn, thân chuối dùng để chăn nuôi gia súc và lá chuối mẹ em sẽ dùng gói các loại bánh khác nhau.

Trồng chuối không cần phải chăm sóc quá nhiều, thi thoảng bố em sẽ tách bớt các cây con để cho cây mẹ phát triển tốt. Em cũng giúp bố cắt bớt lá chuối già và nhặt cỏ xung quanh.

Em rất thích cây chuối bởi nó mang lại cho đời nhiều ý nghĩa và giá trị. Em sẽ chăm sóc khóm chuối thật tốt để chuối có thêm nhiều quả.

Bài văn miêu tả cây chuối số 02

Nghỉ hè năm nào cũng thế, bố mẹ em sẽ cho em về quê thăm ông bà. Về quê có nhiều điều vô cùng thú vị, đặc biệt khu vườn xanh mát với nhiều cây hoa, cây ăn quả của ông bà. Những cây quả sai trĩu trịt như táo, xoài, ổi, vải… Nhưng có lẽ em thích nhất trong đó là cây chuối.

Không giống như nhiều loại cây ăn quả khác, cây chuối không bao giờ sống riêng lẻ một mình. Chuối mọc thành từng bụi với nhiều cây to nhỏ khác nhau. Nhờ sự đoàn kết và chở che cho nhau ấy nên qua những trận bão bùng, cả gia đình chuối vẫn kiên cường đứng đó.

Thân cây chuối tròn và nhẵn bóng hơi thuôn về phía ngọn. Thân cây ấy được tạo nên từ nhiều lớp áp khác nhau và khi sờ vào em cảm thấy trong đó có chứa rất nhiều nước nên rất mát và dễ chịu. Lá chuối rất to và dài chia thành 2 mặt với các đường gân sắp xếp so le nhau. Mặt trên của lá màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt và còn có cả một lớp phấn trắng mỏng nữa. Qủa chuối cũng không phát triển một mình mà mọc theo buồng. Ban đầu từ chiếc hoa chuối màu đỏ tím, những quả chuối dần nhú ra theo từng nải lớp lang. Một buồng chuối lớn nhà ông bà em có thể lên đến hơn chục nải và mỗi nải khoảng 20 quả chuối nằm chen chúc như những con lợn con. Bà em bảo khi chuối già mới chặt đem về, biểu hiện qua các núm chuối đen dần rụng xuống. Bà em cắt từng nải chuối riêng ra, xếp gọn một góc nhà và chỉ cần đợi thêm vài ngày chuối sẽ chín vàng đều vị ngọt và đượm hương thơm lừng. Dinh dưỡng có trong quả chuối rất nhiều nên được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ có chuối chín được yêu thích, em cũng rất yêu những món ăn được chế  biến từ chuối xanh đặc biệt món ốc chuối đậu do bà em nấu. Cây chuối có rất nhiều lợi ích và giá trị sử dụng: quả chuối dùng để ăn, hoa chuối làm nộm, thân cây chuối cho lợn ăn, lá chuối dùng để gói bánh, gói giò…

Bà em bảo, trước đây bà rất thường xuyên làm bánh gai để bán kiếm tiền nuôi bố em ăn học. Mặc dù bây giờ bà không còn làm bánh gai để bán nữa, nhưng mỗi lần nhớ nghề bà vẫn gói một ít gửi lên thành phố cho các con các cháu. Bóc lớp lá chuối thơm thơm bên ngoài để thưởng thức miếng bánh gai thơm ngọt bên trong em rất vui và biết ơn bà.

Trong suốt dịp hè, em không chỉ vui chơi ở quê mà còn giúp ông bà chăm sóc vườn cây. Em đặc biệt chú ý nhặt cỏ quanh khóm chuối để cây chuối phát triển tốt nhất. Em rất thích cây chuối trong vườn của ông bà em.

Bài văn tả cây chuối số 03

Gia đình em sống ở thành phố nên không có đất đai rộng như ở quê để trồng các cây ăn quả. Loại cây duy nhất mà bố em trồng ngay ô đất đầu cổng chính là cây chuối.

Khóm chuối phát triển um tùm với nhiều cây lớn nhỏ khác nhau. Những cây cao lớn sẽ cho buồng sớm hơn cả. Cây chuối cao lắm, cao chừng gấp đôi người em. Lá chuối nhiều và xòe thành tán tỏa bóng mát xuống che cả những cây chuối con còn nhỏ. Thân cây chuối cũng chỉ to bằng đùi người lớn hìn trụ và thẳng tắp thuôn dài lên phía trên. Từ phía trên, những bẹ lá ôm chặt vào nhau và ngửa ra xung quanh. Cây chuối có chứa rất nhiều nước nên khi chạm tay vào em thấy mềm và mát. Những tàu lá xanh như những cánh cửa tỏa bốn phía xung quanh. Cũng có những lá non chưa nở còn cuộn tròn đâm lên trời như một thanh kiếm, cũng có những lá già ngả màu vàng và dần rũ xuống. Lá chuối có sống lá mập mạp, mặt thẫm ở trên và mặt xanh nhạt ở dưới. Lấp ló giữa đám lá xanh mướt ấy em thấy hoa chuối bắt đầu trổ ra màu đỏ tím vô cùng nổi bật. Bông hoa chuối được gắn trên cuống buồng chuối cong cong. Hoa chuối thuôn dài dần nở ra, những bẹ bên ngoài rụng xuống để lộ những nải chuối chứa những quả nhỏ li ti. Cũng phải mất tới 3 tháng để buồng chuối phát triển lớn dần và có thể đem về nhà. Bố em bảo nếu đợi chuối chín cây sẽ ngon hơn nhưng rất dễ bị chim hay chuột ăn mất. Nên bố em thường chặt chuối về khi chuối đã già. Mẹ em cắt ra thành từng nải xếp gọn vào chum thả vào vài đoạn hương đốt rồi bịt kín. Nhờ đó chuối sẽ chín nhanh hơn và chín thơm hơn. Cứ mỗi lần có chuối chín, mẹ em lại bảo em mang sang biếu các bác hàng xóm ăn lấy thảo.

Điều đặc biệt và thú vị ở cây chuối khiến em thích thú chính là bất cứ bộ phận nào của cây cũng sử dụng được. Em vẫn nhớ nhiều lần em làm nộm hoa chuối cho em ăn khi hoa chuối đã gần nở hết chỉ còn lại lõi nhỏ như bắp tay. Chuối chín chẳng những để ăn trực tiếp mẹ em còn chế biến thành các món khác nhau như chè chuối hay bánh chuối thơm ngon. Còn chuối xanh cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong món ốc chuối đậu. Mẹ em bảo, trước đây ở quê khi chuối bị chặt đi sẽ không bỏ mà thân cây chuối và cả củ chuối sẽ để cho lợn ăn. Lá chuối xanh sẽ gói bánh tẻ, gói giò còn lá chuối khô sẽ dùng để gói bánh gai. Nhờ lá chuối nên những loại bánh này mang một mùi hương đặc trưng và hấp dẫn.

Hàng ngày em đều giúp bố mẹ chăm bón, tưới nước cho cây chuối. Thi thoảng em sẽ nhặt sạch cỏ dại để khóm chuối nhà em mãi xanh tốt.

Trên đây là những bài văn mẫu hay chọn lọc về tả cây chuối, các em học sinh hãy tham khảo để biết cách làm bài văn của riêng mình nhé. Chúc các em đạt điểm cao!

Coi thêm tại : Những bài văn tả cây chuối chọn lọc đặc sắc nhất


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 3 hay: kể lại một trận thi đấu thể thao

Những bài văn mẫu lớp 3: kể về một trận thi đấu thể thao được chúng tôi tuyển chọn và giới thiệu đến các em học sinh dưới đây là tài liệu than khảo hay và bổ ích giúp các em học tốt môn văn hơn. Mời các em cùng đọc nhé.

tuyen-tap-nhung-bai-van-mau-lop-3-hay-ke-lai-mot-tran-thi-dau-the-thao-1

Kể lại một trận thi đấu bóng đá

Gợi ý lập dàn ý kể lại một trận thi đấu thể thao

Bất kể làm một bài văn nào dù dạng miêu tả hay kể chuyện, các em học sinh cần tạo thói quen lập dàn ý. Việc lập dàn ý sẽ giúp ích rất nhiều cho các em tạo một bài văn đầy đủ ý, liền mạch. Vậy bài văn kể về một trận thi đấu thể thao nên lập dàn ý như thế nào?

Phần mở bài:

Giới thiệu trận thi đấu thể thao đó (là trận thi đấu thể thao gì? Được diễn ra ở đâu và vào dịp nào?)

Phần thân bài:

Kể lại toàn bộ diễn biến của trận thi đấu thể thao:

  • Những người tham gia thực hiện động tác như thế nào
  • Sự ganh đua kịch liệt nhưng đầy tính nhân văn của những người than dự
  • Xung quanh khán giả hò reo và cổ vũ ra sao tạo không khí sôi động như thế nào?
  • Kết quả cuối cùng ai là người chiến thắng?

Phần kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về trận đấu thể thao vừa diễn ra.

tuyen-tap-nhung-bai-van-mau-lop-3-hay-ke-lai-mot-tran-thi-dau-the-thao-2

Kể lại trận thi đấu kéo co

Những bài văn mẫu kể về một trận thi đấu thể thao tuyển chọn

Bài văn mẫu kể về một trận thi đấu thể thao số 01

Bóng đá – môn thể thao vua luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong các trận bóng đá em đã từng xem trên truyền hình, có lẽ trận đấu bán kết giải bóng đá châu Á giữa Việt Nam và Quatar để lại trong em và cả trong lòng người dân Việt Nam những kỷ niệm và nhiều cảm xúc sâu sắc nhất.

Trận bóng được diễn ra tại sân bóng Trung Quốc. Sân bóng hình chữ nhật có các đường kẻ trắng lớn ngang dọc phù hợp với luật chơi. Dưới sân là lớp cỏ xanh mướt giúp các cầu thủ khi chạy trên sân được an toàn hơn. Tiếng kèn khai mạc trận đấu vang lên, cầu thủ Việt Nam mặc áo trắng và cầu thủ Quatar mặc áo đỏ tiến vào sân. Các cầu thủ đặt tay lên ngực mình nhẩm theo bài quốc ca hùng tráng đang vang lên. Tiếng còi của trọng tài báo hiệu trận đấu bắt đầu. Người chuyền đường bóng đầu tiên chính là cầu thủ Xuân Trường – đội trưởng đội bóng U23 Việt Nam. Bóng được chuyền đi, 22 cầu thủ trên sân bắt đầu di chuyển theo chiến thuật của riêng đội mình giành bóng, kiến tạo những đường bóng để ghi bàn. Các cầu thủ U23 có quả đá phạt từ cự ly 11m nên nhanh chóng ghi bàn mở đầu tỷ số 1 – 0 nghiêng về Quatar. Nhưng rất nhanh chóng sau đó, cầu thủ Quang Hải của Việt Nam ghi bàn bằng một cú sút ấn tượng san bằng 1 đều. Không chỉ trên khán đài tại trận đấu tiếng hò reo cũng như cờ Việt Nam được tung bay, ngồi trước màn hình vô tuyến em và bố em cũng reo hò ầm ĩ cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.

Chẳng bao lâu, các cầu thủ Quatar lại ghi thêm bàn thắng, nhưng cũng chỉ sau 2 phút, cầu thủ Quang Hải lại lập chiến công ghi bàn lần nữa. Kết thúc trận đấu với tỉ số hòa nên hai đội tuyển bước vào đấu hiệp phụ. Hai hiệp phụ trôi qua trong không khí đầy ganh đua và quyết liệt nhưng cũng không phân thắng bại nên bắt buộc phải đá luân lưu để tìm ra đội vào chung kết. Những lượt đá luân lưu vô cùng căng thẳng diễn ra, và cuối cùng cầu thủ Vũ Văn Thanh đứng trước quả sút cuối cùng quyết định chiến thắng của Việt Nam. Cả đất nước như vỡ òa khi cầu thủ Văn Thanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, Việt Nam tiến thẳng vào chung kết đầy oai phong.

Đến bây giờ, em vẫn không thể quên sự kịch tích và thú vị của trận đấu ngày hôm đó. Em thật sự tự hào khi đội tuyển U23 Việt Nam đã giành chiến thắng trước đối thủ mạnh là đội tuyển U23 Quatar.

Bài văn mẫu kể về một trận thi đấu thể thao số 02

Nhân dịp cuối tuần, lớp em là lớp 3A và lớp 3B cùng tổ chức một trận thi đấu bóng đá giao hữu không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn tạo cơ hội giao lưu, làm quen giữa 2 lớp.

Đúng 4 giờ chiều chủ nhật, chúng em tập hợp tại sân bóng ngay đình làng để chuẩn bị cho trận thi đấu diễn ra. Chúng em cũng có nhờ bác trưởng thôn là trọng tài cho trận đấu. Không chỉ có những cầu thủ nhí của lớp em tham gia mà còn có rất nhiều khán giả nữa đấy nhé. Trước khi trận đấu bắt đầu, em chọn cho mình một vị trí thật tốt để có thể nhìn toàn cảnh, theo dõi trận đấu một cách dễ dàng.

Trận đấu bắt đầu vô cùng sôi nổi sau tiếng còi của bác trưởng thôn. Cầu thủ nhí của 2 lớp cả lớp em và lớp bạn di chuyển về phía trái bóng tranh giành bóng bằng các đường chuyền. Cứ mỗi lần đội nào giành được bóng tiếng cổ vũ lại vang lên và tiếng cổ vũ hò reo càng lớn hơn khi trái bóng được di chuyển về gần khung thành của đối phương. Do là những cầu thủ nhí nên cũng có những đường chuyền các bạn chuyền hỏng, em cảm thấy vô cùng đáng tiếc nhưng vẫn tiếp tục hò reo và cổ vũ. Lớp em mở màn tỉ số khiến tiếng hò reo không dứt, trên sân các cầu thủ lớp em chạy lại ôm nhau như để ăn mừng. Kết thúc trận đấu, lớp em đã giành chiến thắng với tỉ số sát nút 5 – 4. Trận đấu diễn ra thật sôi nổi và đầy tính thể thao. Mặc dù lớp 3B không giành chiến thắng nhưng cả 2 đội vẫn vui vẻ và chúc mừng nhau bởi bất cứ ai cũng đã tham gia hết mình.

Em mong rằng lớp em sẽ tổ chức thêm nhiều trận thi đấu thể thao như thế này nữa sẽ thắt chặt tình đoàn kết của lớp và cũng là dịp chúng em được giải trí, thư giãn sau một tuần chăm chỉ học tập.

Kể về một trận thi đấu thể thao số 03

Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, năm nào trường em cũng tổ chức rất nhiều hoạt động như meeting, thi văn nghệ và trong đó có cả thi thể thao. Năm vừa qua, em ấn tượng nhất với trận thi đấu kéo co diễn ra giữa các khối anh chị lớp 4 và lớp 5. Nhưng có lẽ trận đấu cam go để lại trong em nhiều cảm xúc nhất có lẽ là trận đấu giữa 2 lớp 5B và 5E.

Các trận đấu vòng loại đã được diễn ra từ những ngày trước đó, đến đúng ngày 20 – 11 sẽ diễn ra trận trung kết giữa 2 đội mạnh nhất và xứng đáng nhất chính là đội lớp 5B và lớp 5E. Mỗi đội cử ra 5 bạn nam cao to và khỏe mạnh nhất tham gia trận đấu. Đội 5B mặc áo vàng và đội 5E mặc áo đỏ. Đội nào cũng chít khăn trên đầu trông thật khỏe khoắn và làm nóng nên cuộc thi đấu. Các cổ động viên đứng hai bên được ngăn cách bởi một sợi dây đang reo hò cổ vũ nhiệt tình. Sau khi hai đội vào vị trí sẵn sàng, mỗi đội cầm một bên sợi dây thừng được tạo điểm ngăn cách bằng chiếc dây buộc màu đỏ, thầy giáo thể dục thổi còi báo hiệu bắt đầu. Do đã trong tư thế chuẩn bị, những thành viên tham dự chỉ đợi tiếng còi của thầy vang lên sẽ dồn hết sức mình kéo sợi dây về phía đội mình. Hai đội đều ngang sức ngang tài nên sợi dây căng ra và chẳng chịu chênh lệch về phía đội nào cả. Tiếng hò reo của khán giả vang lên ngày một lớn hơn. Đội cổ vũ các lớp 5B và 5E còn sử dụng trống để cổ vũ lớn hơn tạo không khí vô cùng sôi nổi. Nhưng bằng sự quyết tâm và đồng lòng, dần dần sợi dây thừng đã được kéo về phía của đội 5B. Những người cổ vũ cho đội 5B càng lớn, nhưng đội 5E vẫn kiên quyết kéo lại trong tiếng cổ vũ chẳng thua kém của đội mình. Cuối cùng, đội 5B vẫn giành thắng lợi, đội 5E đã không còn dai sức để chiến đấu đến cùng. Tiếng chúc mừng đội kéo co lớp 5B vang dội khắp sân trường.

Trận đấu kết thúc nhưng dư âm của nó vẫn còn. Không chỉ tạo cơ hội cho chúng em được giải trí, trận kéo co còn dạy cho em bài học về sự quyết tâm cũng như tình đoàn kết sẽ làm nên chiến thắng.

Kể về một trận thi đấu thể thao số 04

Cứ mỗi dịp nghỉ hè, mẹ đều cho em lựa chọn để tham gia các hoạt động ngoại khóa vừa rèn luyện sức khỏe lại tăng cường kỹ năng sống cho bản thân. Riêng năm nay em không học đàn học hát như mọi năm mà lựa chọn học bơi.

Mẹ em đăng ký cho em học bơi tại trung tâm thể dục thể thao của tỉnh. Ngay những ngày đầu mới tới học bơi em đã may mắn được chứng kiến cuộc thi bơi do chính trung tâm tổ chức giữa các học viên nhí. Bất cứ ai cũng có thể đăng ký tham dự cuộc thi bơi này. Sau một thời gian thi đấu các vòng loại, cuối cùng cũng chọn ra được 5 vận động viên xuất sắc bước vào vòng chung kết trong đó có anh Hải ngay cạnh nhà em. Bể bơi rộng lắm và được chia thành nhiều đường đua thẳng tắp khác nhau. Các anh chị mặt những bộ quần áo bơi lội với kính và mũ sẵn sàng để tham gia trận đấu, chỉ trờ lệnh xuất phát bắt đầu sẽ nhảy xuống nước. Không chỉ có các học viên tham dự cổ vũ mà còn có cả người thân những vận động viên nhí tới tham dự nữa.

Sau khi làm nóng cơ thể bằng các động tác khởi động, các vận động viên vào tư thế sẵn sàng. Em nhìn về phía anh Hải hét to cổ vũ: “Anh Hải ơi cố lên”. Tiếng còi vang lên, nhanh như cắt các vận động viên nhí như con thoi lao xuống nước như những chú cá heo. Mỗi người áp dụng một kỹ thuật bơi khác nhau nhưng ai cũng dồn hết tâm sức để bơi thật nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo giữ sức của mình. Tiếng reo hò cổ vũ vang lên vang dội khắp trung tâm thể dục thể thao khi các thành viên bám sát nút nhau chẳng ai chịu ai. Nhưng dần dần, anh Hải đã vượt lên dẫn đầu và về đích trước. Kết quả này chẳng đáng ngạc nhiên bởi anh Hải đã học bơi từ nhỏ và anh cũng rất yêu thích môn thể thao này nên tập luyện vô cùng chăm chỉ.

Em chạy xuống chúc mừng anh Hải không quên nhắn nhủ: Em học bơi có gì anh hướng dẫn em nữa nhé! Anh Hải cười xòa và xoa đầu em nói rằng sẽ hướng dẫn em nhiệt tình. Em rất vui vì điều đó.

Trên đây là những bài văn mẫu kể lại một trận thi đấu thể thao, mời các em học sinh cũng như giáo viên và các bậc phụ huynh tham khảo!

Coi nguyên bài viết ở : Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 3 hay: kể lại một trận thi đấu thể thao


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Bài văn mẫu phân tích hình tượng con sông Đà hay nhất

Tác phẩm “người lái đò sông Đà” là tác phẩm văn học quen thuộc trong chương trình ngữ văn của các bạn học sinh lớp 12. Trong đó chủ đề phân tích hình tượng con sông Đà cũng là một đề bài quan trọng được dùng làm đề thi, đề kiểm tra. Vì vậy các bạn học sinh cần nắm chắc kiến thức và tham khảo trước những bài văn mẫu để biết cách triển khai ý, diễn đạt ý thành bài văn. Sau đây mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích hình tượng con sông Đà để chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới đạt điểm cao nhé.

bai-van-mau-phan-tich-hinh-tuong-con-song-da-hay-nhat-1

Người lái đò sông Đà là tác phẩm nổi bật của Nguyễn Tuân

Giới thiệu dàn ý bài văn phân tích hình tượng con sông Đà

Mở bài:

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: là một nhà văn tài hoa, ông có tình yêu tha thiết, mãnh liệt với quê hương đất nước, ông thể hiện tình yêu của mình qua ngòi bút miêu tả một cách dữ dội thông qua những hình ảnh như vực sâu, thác cao.
  • Trong tùy bút “người lái đò sông Đà” hình ảnh dòng sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn Tuân hiện lên vừa mãnh liệt, dự dội nhưng cũng rất đẹp, lãng mạn, qua trang văn của Nguyễn Tuân con sông Đà bỗng chốc trở thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

Thân bài:

  1. Khái quát
  • tác phẩm “người lái đò sông Đà” được rút ra từ tập “sông Đà của ông
  • Tác phẩm ra đời qua nhiều lần ông đi Tây Bắc đặc biệt là chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958, thời kỳ này cả nước đang kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực tiễn chiến đấu và xây dựng ở nhiều vùng khác nhau đã mang đến nguồn cảm hứng sáng tác nên tác phẩm này.
  • “người lái đò sông Đà” không chỉ là những trang văn mà còn là trang nhật ký khám phá của ông. Nguyễn Tuân không ngại vất vả truy tìm đến tận nơi khai sinh sông Đà để biết được rằng phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông, sông Đà cũng mang cái tên Trung Hoa rất thơ mộng: Bả Biên Giang, Li Tiên. Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân chúng ta đến với những phát hiện rất độc đáo về quê hương mình, ông có một tâm hồn phong phú và tình yêu mãnh liệt với quê hương. Chắc không ai như ông để có thể viết 3 câu tả sắc nước sông Đà ông đã có đến mấy lần bay ngang miền sông ấy, cũng không có nhà văn nào rành rọt kể 50/73 tên thác nước lớn nhỏ từ Lai Châu về đến chợ Bờ. Qua những trang văn của nhà văn con sông Đà hiện lên với hai hình ảnh đối lập là hung bạo và trữ tình.
  1. Phân tích
  • Phân tích nét hình ảnh sông Đà hung bạo

+ vách đá: đá hai bên bờ sông dựng đứng thành vách chét lấy lòng sông hẹp. Lòng sông hẹp đến mức con hổ, con nai có thể vọt luôn qua sông được, đi ngang qua quãng sông ấy mùa hè cũng cảm thấy lạnh, chỉ đúng giờ ngọ mới thấy mặt trời

  • Cách so sánh rất tinh tế, vừa chính xác mà lại rất bất ngờ. Quả thật là một nhà văn tài ba khiến cho ta khi đọc những dòng văn ấy cảm thấy kinh động trí hồn, vừa thích thú, phấn khích, lại tò mò muốn khám phá.

+ gió: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” chỉ đọc thôi chúng ta cũng thấy sự dữ tợn của sông Đà

+ âm thanh: sử dụng cách so sánh độc đáo: “nước thở và kêu như cống bị sặc”, hay “chỗ nước sâu ặc lên những cái hút nước lôi tuột thuyền vè xuống”

+ những hòn đá: ngỗ ngược, nhăn nheo, méo mó, sử dụng biện pháp nhân hóa biến những hòn đá vô tri vô giác thành người, mà là những người du côn lúc nào cũng hăm dọa người: đứa thì hất hàm, đứa thì thách thức, bài binh bố trận, sắp đặt bên trái, bên phải đều là luồng chết..

  • Phân tích nét hình ảnh sông Đà trữ tình

+ tuôn dài như áng tóc ẩn hiện trong mây trời nở đầy hoa gạo, hoa ban của Tây Bắc

+ màu sắc của sông Đà đổi theo mùa: xanh ngọc bích của mùa xuân, lừ lừ chín đỏ khi mùa thu tới

+ niềm say mê của nhà thơ dành cho sông Đà như dành cho cố nhân, trân trọng, tự hào, nâng niu.

Kết bài:

tác phẩm cho ta thấy ngòi bút sắc nét của Nguyễn Tuân là sự kết hợp giữa một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, sự sắc nhọn của giác quan với kho từ ngữ giàu có và màu sắc. Tác phẩm gợi cho chúng ta tình yêu với thiên nhiên, đất nước.

bai-van-mau-phan-tich-hinh-tuong-con-song-da-hay-nhat-2

Sông Đà qua lăng kính của tác giả rất dữ tợn

Bài văn phân tích hình tượng con sông Đà

Nền văn học Việt Nam may mắn có một cây bút rất tài hoa đó là nhà văn Nguyễn Tuân, với ông tình yêu đất nước, yêu quê hương, tình yêu với thiên nhiên luôn được diễn tả một cách mãnh liệt nhất, phong vị độc đáo nhất. Có lẽ vì thế nên những trang viết đặc sắc nhất của ông là những trang tả đèo cao, thác nước, vực sâu. Nguyễn Tuân có rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó có sông Đà và nổi bật trong tác phẩm này phải kể đến tùy bút người lái đò sông Đà. Đây là thành quả đẹp đẽ nhất mà Nguyễn Tuân thu được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc. Qua ngòi bút sắc bén hình ảnh con sông Đà vừa hung bao vừa trữ tình hiện lên sinh động và lay động lòng người.

Tùy bút “người lái đò sông Đà” được ông lấy cảm hứng từ những chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958, đây không chỉ là những trang văn mà còn là những trang nhật ký khám phá của ông về sông Đà, trong đó con sông như một con người có nguồn gốc, gốc tích. Ông không quản nhọc công tìm đến nguồn khai sinh của nó để biết được rằng sông Đà có khai sinh từ Cảnh Đông, Vân Nam, Trung Quốc sau đó xin nhập quốc tịch Việt Nam. Vì sao tác giả phải cất công đi bao nhiêu cung đường, trăm ngàn vất vả như vậy để tìm đến gốc tích của con sông, phải chăng ông xem sông Đà cũng như một người con đất Việt cho dù nó có nguồn gốc như thế nào nhưng khi đã trở thành một phần đất Việt thì cũng xứng đáng được yêu như vậy. Ở đoạn đầu hình ảnh sông Đà hiện lên với dáng vẻ vô cùng hung bao nhưng cũng rất hùng vĩ, bằng việc vẽ ra hình ảnh thác nước, ghềnh bằng ngòi bút của mình Nguyễn Tuân khiến những ghềnh đá này hiện ra sinh động, chân thực, thậm chí còn đánh thức các giác quan của người đọc khi miêu tả lồng ghép phép so sánh “chẹt lòng sông như yết hầu”, “cảnh đá bờ sông dựng vách thành”, “đang mùa hè cũng cảm thấy lạnh”, “đúng ngọ mới thấy măt trời”, “hai bên lòng sông hẹp đến mức con nai con hổ đã có lần vọt qua bờ bên kia”. Để tăng thêm vẻ dữ tợn, rùng rợn như đang thách thức của dòng sông kia tác giả tăng thêm một bậc nữa bằng những âm thanh hết sức chân thực qua cách múa ngôn từ. Các ghềnh đá được tác giả miêu tả bằng những câu ngắn, trùng điệp nhau để tăng cảm giác“dài cả hàng cây số”, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, “cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”, “tiếng nước thở và kêu như cửa cống bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, lối viết trùng điệp và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả khiến cho con sông trở nên hung tợn, hầm hè sẵn sàng nuốt chửng bất cứ người nào. Không chỉ đơn giản là hung bạo, dữ dằn mà đôi khi sông Đà còn quái dị, rùng rợn với cái điệu bộ “như oán trách, như van xin, rồi như khiêu khích, gằn giọng chế nhạo”, lúc khác thì lại “rống lên như một đàn trâu mộng lồng lộn tuông phá rừng lửa, rừng lửa với đàn trâu cùng gầm thét cháy bùng bùng”, quả thật, ngôn ngữ của Nguyễn Tuân vừa mang hình ảnh, mang màu sắc lại như mang cả âm thanh vào bức tranh con sông Đà khiến người nghe đạt đến tột đỉnh của cảm xúc, ghi ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh con sông Đà. Nếu như có người nào đó chưa cảm nhận được sự dự tợn của sông Đà  thì bằng những trải nghiệm thực tế đã băng qua con sông rất nhiều lần với sự quan sát tỉ mỉ tác giả còn khiến nó trở nên khủng khiếp hơn khi đặc tả lại những cái hút nước của con sông. Tác giả nhọc công lựa chọn ra những từ ngữ vừa đặc tả lại chính xác cái hút nước nhất qua lăng kính nghệ thuật của mình “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông chuẩn bị làm móng cầu”, “mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh”, “từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải”. Chẳng cần phải đến trải nghiệm, chỉ đọc đến đây chắc ai cũng rùng mình khiếp sợ. Vậy mà sông Đà dữ tợn còn một mặt nữa cũng dữ dằn không kém đó là những cái ‘trùng vi thạch trận”, những hòn đá được nhân hóa như những tên du côn dị bợm lúc nào cũng mai phục dưới lòng sông chỉ chực chờ thời cơ để nhổm cả dậy, đứa nào đứa nấy  mang bộ mặt “nhăn nhúm”, “méo mó”, chúng bày binh bố trận, giở trò khiêu khích như lũ sơn tặc, dọa nạt tất cả những ai đi ngang qua, mỗi đứa một nhiệm vụ chỗ thì “giáp lá cà”, chỗ thì phục kích, dẫn dụ mong tóm gọn con mồi mà ở đây chính là những người lái đó. Thật thán phục cách hành văn độc đáo giàu sắc màu của Nguyễn Tuân, nếu mục đích của Nguyễn Tuân là biến sông Đà thành kẻ thù của con người thì hẳn tác giả đã rất thành công.

bai-van-mau-phan-tich-hinh-tuong-con-song-da-hay-nhat-3

Tuy hung dữ nhưng cũng có một sông Đà rất trữ tình

Tuy vậy, sông Đà cũng có một vẻ trữ tình, nên thơ hiếm thấy được ở thượng lưu đó là khúc sông ở hạ lưu. Sông trở nên đằm thắm, hiền hòa hơn hẳn. Lúc này vẻ trữ tình của dòng sông được tác giả vẽ nên qua những liên tưởng rất tình “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đàu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời nở đầy hoa ban, hoa gạo của Tây Bắc”. Rất dễ nhận thấy tác giả đang so sánh với hình ảnh người con gái e ấp, quyến rũ khiến bất cứ ai cũng say đắm. Bằng tất cả tình yêu và góc nhìn của một người thi sĩ tác giả ví von “mùa xuân dòng sông xanh màu ngọc bích”, “mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu”. Được ví giống như người con gái đẹp, yêu chiều, đỏng đảnh nhưng cũng hay giận dỗi “lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Với tác giả con sông Đà không chỉ như một mỹ nhân mà còn giống một cố nhân với những hình ảnh thân thuộc, mộc mạc của nương ngô, đồi cỏ gianh, bờ sông hoang dại…tất cả đều đẹp, đáng trân quý vô cùng.

Bằng tất cả những tài năng của người thi sĩ với ngòi bút săc bén, độc đáo, uyên bác và tài hoa của mình sông Đà được tác giả đặc tả như một thực thể có linh hồn, thực thể này tồn tại có lịch sử, có cuộc đời và có những nét cá tính riêng biệt, đối lập với nhau vừa dữ tợn vừa trữ tình. Qua đó tác giả muốn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tự hào vì vẻ đẹp non sông đất nước của tổ quốc.

Trên đây là bài văn mẫu phân tích hình tượng con sông Đà, sau khi tham khảo các em hãy tự cảm nhận và viết ra những ý nghĩ của riêng mình nhé.

 

Coi thêm tại : Bài văn mẫu phân tích hình tượng con sông Đà hay nhất


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Những bài văn biểu cảm về nụ cười của mẹ hay nhất tuyển chọn

Để giúp các em học sinh lớp 9 học tốt môn văn hơn cũng như có hành trang vững chắc cho kỳ thi chuyển cấp quan trọng, chúng tôi tuyển chọn những bài văn mẫu biểu cảm về nụ cười của mẹ hay cho các em cũng như thầy cô tham khảo.

nhung-bai-van-bieu-cam-ve-nu-cuoi-cua-me-hay-nhat-tuyen-chon-1

Biểu cảm về nụ cười của mẹ

Bài văn mẫu biểu cảm về nụ cười của mẹ số 01

Khi con chào đời, mẹ nở nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt của sự hạnh phúc. Khi con chập chững bước đi, mẹ cũng nở nụ cười mãn nguyện. Khi con có thành thích tốt trong học tập, nụ cười của mẹ cũng hiền từ biết bao… Cứ như thế, nụ cười của mẹ đã đi sâu vào tâm trí con, trở thành nguồn động lực giúp con vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Mỗi lần con nghĩ về mẹ, hiện lên trong tâm trí con sẽ là nụ cười ấy. Đối với con, đó là nụ cười đẹp nhất, là nụ cười rạng rỡ nhất có sự ấm áp, có sức mạnh như ánh nắng ấm áp của mặt trời trong ngày đông buốt giá. Con nghe bố kể, ngày con chào đời bố xúc động lắm vì lần đầu tiên cả bố và mẹ lên thiên chức mới. Khi mẹ ôm con vào lòng cho tiếp da, mẹ cười một nụ cười hạnh phúc trào nước mắt. Vậy là con sinh ra trong tình yêu thương vô bờ của cả bố và mẹ.

Nụ cười của mẹ như một đóa hoa hồng nở thắm là nguồn động lực để khích lệ con vượt qua mọi khó khăn và vấp ngã. Từ những bước đi chập chững đầu đời, con có nụ cười của mẹ ở bên động viên. Nụ cười của mẹ đã nâng đôi bàn chân bé nhỏ của con đứng dậy mỗi khi vấp ngã khi tập đi để tiến về phía trước. Nụ cười ấy chan chứa tình yêu thương và còn là niềm hạnh phúc bởi với bất cứ người mẹ nào, bước đi đầu tiên của con mình đều thiêng liêng và ý nghĩa biết bao.

Khi con lớn hơn, con có những ấn tượng sâu sắc hơn về nụ cười của mẹ. Theo thời gian, cùng với sự lớn khôn của con, nụ cười của mẹ xuất hiện những vết chân chim phía đuôi mắt. Nhưng dù có trả qua bao năm tháng, sự hiền hậu và tình yêu thương chan chứa trong nụ cười ấy vẫn chẳng hề đổi thay. Con vẫn nhớ, mỗi lần con đạt điểm cao, con về khoe với mẹ, mẹ lại cười và kèm theo cái xoa đầu và những lời động viên. Và mẹ cười cả những lần em xin mẹ ít tiền lẻ để cho ông lão ăn xin, dường như nụ cười ấy có cả niềm tự hào vì con mẹ biết sống có tình tương thân tương ái với mọi người.

Con vẫn nhớ, có lần trong đội tuyển học sinh giỏi đi thi, chỉ có mình con không đạt giải. Lúc đó con đã rất buồn, con nghĩ chắc mẹ cũng sẽ buồn vì thành tích của con chưa tốt. Nhưng trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của con, mẹ vẫn nở nụ cười hiền hậu với con. Nụ cười ấy giống như một chiếc phao cho người đang đuối nước. Chẳng có sự an ủi nào đối với con lớn lao hơn nụ cười thật đẹp của mẹ lúc ấy. Mẹ cũng khuyên răn con rằng trong cuộc sống đâu phải chỉ có thành công mà còn có cả thất bại, quan trọng con phải biết cố gắng, biết nỗ lực cho những hành trình sau này của con. Cũng nhờ sự động viên ấy của mẹ, con đã có sức mạnh và niềm tin để đạt giải cao nhất cho kỳ thi học sinh giỏi vào năm sau. Lúc này điều con nhận lại được vẫn là nụ cười thân thuộc của mẹ, tràn đầy niềm hạnh phúc, sự tự hào. Nụ cười của mẹ không chỉ giúp con đứng dậy sau thất bại mà còn mang lại nhiều sự kỳ diệu hơn thế nữa.

Rồi con sẽ lớn lên, cũng khó tránh khỏi những lúc làm mẹ phiền lòng, nhưng em sẽ cố gắng sống thật tốt, sống thật hạnh phúc và trở thành người có ích để nụ cười của mẹ mãi nở trên môi.

nhung-bai-van-bieu-cam-ve-nu-cuoi-cua-me-hay-nhat-tuyen-chon-2

Văn mẫu hay chọn lọc

Bài văn mẫu biểu cảm về nụ cười của mẹ số 02

Mẹ - tiếng gọi thiêng liêng cất lên khiến tôi cảm thấy thật hạnh phúc và biết ơn. Dẫu cuộc đời này có bao sóng gió, dẫu cuộc đời này có bao khó khăn, tôi vẫn luôn biết rằng có mẹ ở đó đợi tôi về với nụ cười lúc nào cũng nở trên môi.

Thuở ấu thơ, sự may mắn của tôi chính là sinh ra trong vòng tay âu yếm của cha và nụ cười hạnh phúc, tình cảm của mẹ. Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn khi không có mẹ là sự thiệt thòi lớn lao. Bạn đã từng thấy mẹ cười khi nào? Với tôi, nụ cười của mẹ thật đẹp và không chỉ cười khi tôi thành công, khi tôi ngoan ngoãn mà còn cả khi tôi vấp ngã để động viên. Đối với tôi, nụ cười đó mặc dù gần gũi, giản dị nhưng lại có sức mạnh vô cùng to lớn, cho tôi niềm tin trước mọi khó khăn của cuộc đời.

Tôi vẫn còn nhớ, những ngày còn học cấp 1, khi tôi náo nức mang quyển vở được điểm 10 về khoe mẹ. Mẹ cười thật hiền và xoa đầu tôi, khen tôi học giỏi. Nụ cười ấy đến mãi bây giờ tôi cũng chẳng thể nào quên được. Tôi đạt điểm cao, tôi vui lắm chứ. Nhưng dường như mẹ còn vui hơn gấp nhiều lần, trong niềm vui đó còn có cả sự tự hào nữa.

Tôi cũng vẫn nhớ, có lần bố tôi bị tai nạn lao động phải nằm điều trị cả năm trời chẳng thể làm được gì. Mọi gánh nặng kinh tế phải đè nặng lên đôi vai mẹ. Khi tôi xin tiền học phí một cách rụt rè vì hơn ai hết tôi hiểu sự khó khăn của gia đình tôi lúc ấy, mẹ cũng vẫn cười âu yếm bảo để mẹ tính. Nhưng tôi đã đủ lớn khôn để thấy được nụ cười đó của mẹ chỉ để che đi sự lo lắng của mẹ, không muốn để tôi thấy mẹ vất vả vì tôi như thế nào. Cũng đúng thôi, cả cuộc đời mẹ sớm hôm tần tảo, hi sinh cho gia đình rất nhiều nhưng chưa một lần nào mẹ than vãn, kêu ca. Nụ cười của mẹ lúc đó không phải nụ cười vui vẻ như đúng ý nghĩa của nụ cười nhưng thật lớn lao, thật cao cả.

Gần đến kỳ thi học sinh giỏi, những bài kiểm tra của tôi điểm không được cao. Tôi rất buồn vì điều đó. Nhưng tôi nghĩ đến mẹ và ngay lúc ấy nụ cười của mẹ hiện lên cùng với câu nói: con chỉ thất bại khi con đầu hàng, cuộc sống khó tránh khỏi những vấp ngã, quan trọng con biết đứng lên ở nơi con đã vấp ngã. Nhờ đó tôi có động lực để cố gắng hơn. Chính nụ cười của mẹ đã tiếp thêm sự tự tin cho tôi để tôi có thể cố gắng đạt điểm cao nhất trong kỳ thi học sinh giỏi năm đó. Tất cả những kết quả tôi đạt được, bên cạnh sự cố gắng của tôi còn có một phần không nhỏ công sức của mẹ, tình yêu thương của mẹ giành cho tôi.

Trên đời này liệu có gì đẹp hơn nụ cười của mẹ không? Nụ cười của mẹ như ánh nắng mặt trời sưởi ấm trái tim tôi, như cơn mưa kéo đến giữa ngày nắng hạ để tiếp thêm cho tôi sức mạnh và sức sống. Tôi sẽ cố gắng để nụ cười trên môi mẹ không bao giờ tắt.

Biểu cảm về nụ cười của mẹ số 03

Trong cuộc sống của chúng ta, nụ cười là yếu tố không thể thiếu và luôn được đề cao. Nụ cười mang lại niềm vui và hạnh phúc không chỉ với bản thân mà còn với cả những người xung quanh. Đối với tôi, nụ cười nào cũng đẹp nhưng có lẽ nụ cười có ý nghĩa nhất, quan trọng nhất và đáng trân trọng nhất trong cuộc đời tôi chính là nụ cười của mẹ.

Thật khó để miêu tả nụ cười của mẹ. Mẹ cười không đẹp như những cô hoa hậu nhưng lại vô cùng trìu mến và thân thương. Mỗi lần nhìn thấy nụ cười của mẹ, tôi nghĩ rằng đến lớp băng cũng phải tan chảy. Nếu được ví nụ cười của mẹ với một sự vật, tôi nghĩ không gì phù hợp hơn là ánh mặt trời. Phải, nụ cười của mẹ giống như ánh mặt trời trong cuộc đời của tôi.

Mẹ cười khi tôi được sinh ra, mẹ cười khi tôi tập đi, mẹ cười khi tôi cất tiếng gọi mẹ đầu tiên… Sự trưởng thành từng ngày từng ngày của tôi luôn có nụ cười của mẹ bên cạnh – nụ cười của sự hạnh phúc. Việc tập đi là hành động bất cứ đứa trẻ nào cũng cần trải qua, nhưng đối với mỗi người mẹ, những bước đi đầu tiên của con mình luôn thiêng liêng và quan trọng, đầy ý nghĩa như thế.

Khi tôi lớn hơn, nụ cười của mẹ sẽ giành cho tôi khi tôi đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, khi tôi biết bớt chút tiền ăn sáng để cho bà cụ ăn xin, khi tôi xin phép mẹ được sắp xếp  những bộ quần áo đã không còn mặc vừa nữa để cho đứa trẻ bán vé số lang thang… Nụ cười ấy của mẹ cho tôi hiểu rằng mẹ hạnh phúc và tự hào về tôi như thế nào dù những gì tôi làm được, đạt được vẫn còn nhỏ bé lắm.

Rất nhiều lần tôi hỏi  bố vì sao ngày xưa lại say mê mẹ như vậy, theo đuổi mẹ rất lâu và quyết tâm lấy mẹ làm vợ? Bố đều trả lời rằng vì bố bị thu hút bởi nụ cười như hoa của mẹ, nụ cười ấy vừa tươi sáng vừa chân thành khiến bố mãi tương tư. Khi bố lấy mẹ, có chị em chúng tôi, nụ cười của mẹ càng nhiều hơn vì mẹ được hạnh phúc.

Nụ cười của mẹ là niềm tin là động lực trong cuộc sống của tôi. Những lúc tôi buồn ngủ chỉ muốn gấp trang sách lại và lên giường cuộn tròn chăn, mẹ lại cười khích lệ tôi cố gắng. Những lúc tôi buồn, mẹ sẽ ân cần và dịu dàng động viên tôi, khuyên nhủ tôi nên làm thế nào và không quên tặng cho tôi nụ cười dịu dàng. Cứ như vậy, nụ cười của mẹ hiện diện trong cuộc sống của tôi từ những niềm vui đến nỗi buồn, từ những thành công đến thất bại.

Cũng có lúc chính tôi vì sự ngang bướng làm mẹ phiền lòng, làm tắt đi nụ cười trên môi của mẹ. Khi thấy mẹ cả ngày chẳng cười nữa, cũng chẳng mắng mỏ mình, bản thân tôi cảm thấy thật có lỗi và thật ân hận. Sẽ thật sai lầm cho những ai chứ không phải riêng tôi làm tắt đi nụ cười trên môi của mẹ.

Mẹ không chỉ giành nụ cười đẹp ấy cho riêng tôi mà cho tất cả mọi người xung quanh. Chính vì thế ai ai cũng yêu quý mẹ. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng ngoan ngoãn để mẹ luôn cười hạnh phúc.

Trên đây là những bài văn mẫu biểu cảm về nụ cười của mẹ. Các em học sinh hãy tham khảo và để lại ý kiến đóng góp của mình nhé!

Coi thêm bài nguyên văn tại : Những bài văn biểu cảm về nụ cười của mẹ hay nhất tuyển chọn


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Những bài văn mẫu kể về ngày đầu tiên đi học hay nhất

Ngày đầu tiên đi học đối với mỗi người luôn là kỉ niệm sâu sắc và khó phai mờ. Mỗi người sẽ có ấn tượng riêng, trải nghiệm riêng về ngày đầu tiên này. Các em hãy đọc những bài văn hay kể về ngày đầu tiên đi học của các bạn xem có điểm nào giống với ngày đầu tiên đi học của mình không nhé.

nhung-bai-van-mau-ke-ve-ngay-dau-tien-di-hoc-hay-nhat-1

Kỉ niệm ngày tựu trường

Kể về ngày đầu tiên đi học số 01

Hôm nay là ngày khai giảng năm học mới. Tiết trời mua thu thật đẹp và mát mẻ chào đón chúng em đến trường sau một kỳ nghỉ hè vui tươi và bổ ích. Em đã là học sinh cuối cấp nên những ngày khai giảng với em đã không còn xa lạ. Nhìn những em học sinh lớp 1 bỡ ngỡ đặt những bước chân đầu tiên tới trường em bồi hồi nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình.

Kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học như một thước phim tua chậm lướt qua tâm trí em vẫn còn vẹn nguyên như ngày hôm qua. Thời gian trôi qua nhanh thật! Từ tối hôm trước ngày khai giảng em đã vô cùng háo hức, hồi hộp bởi em biết vào học lớp 1 sẽ không giống như học mẫu giáo nữa. Nhờ bố mẹ động viên, em nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Sáng hôm sau, mẹ gọi em dậy sớm hơn bình thường để chuẩn bị tới trường. Thấy mẹ tất bật chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị trang phục cho em, em nhanh chóng làm vệ sinh cá nhân. Em vẫn không thôi nghĩ về ngày khai trường sẽ như thế nào nhỉ.

Mẹ đưa em tới trường tiểu học Lê Qúy Đôn. Ngôi trường này đã nhiều lần em đi qua nhưng chưa  khi nào em bước chân vào. Cánh cổng trường thật rộng lớn, sân trường cũng thật rộng lớn, trường học khang trang và uy nghiêm khiến em đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Em bất giác tìm tay mẹ nắm chặt bởi một đứa trẻ lần đầu tiên đi học sao tránh khỏi những bỡ ngỡ. Thấy các anh các chị lớp lớn hơn có đeo khăn quàng đỏ trên cổ, em liền hỏi mẹ. Mẹ giải thích cho em rằng khi em học lớp 3, cố gắng học tập tốt và ngoan ngoãn cũng sẽ được kết nạp vào đội và đeo khăn quàng đỏ tươi rực rỡ như các anh các chị.

Em nhìn xung quanh, những anh chị lớp lớn đã quen với trường nên nô đùa vui vẻ. Cũng có rất nhiều bạn như em đang khép nép đứng cạnh bố hoặc mẹ của mình và tròn xoe đôi mắt nhìn xung quanh đầy lạ lẫm. Mẹ đưa em xếp hàng vào lớp của mình và nhẹ rời đôi bàn tay. Em giật mình và sợ hãi quay lại tìm mẹ, òa khóc nức nở. Cô giáo bước đến bên cạnh em cười thật tươi và ân cần trò chuyện. Giọng nói của cô ấm áp quá, ánh mắt của cô dịu hiền quá làm em vơi đi nỗi sợ hãi nghiêm túc xếp hàng theo hướng dẫn của cô. Rất nhiều bạn khác cũng đang khóc vì lạ trường, lạ lớp.

Rất nhanh chóng, cô giáo cho chúng em vào lớp và ổn định chỗ ngồi. Lúc này em mới có dịp nhìn kỹ quang cảnh lớp từ bàn học, bục giảng, bảng đen và phấn trắng. Em hiểu rằng mình đã lớn hơn rồi, không còn là cô bé học mẫu giáo mè nheo nữa. Em đã bắt đầu vào lớp một, được học chữ học số, học làm toán làm văn như chị gái của mình vậy. Em hít một hơi thật sâu, lấy lại sự bình tĩnh để lắng nghe cô giáo phổ biến đôi điều. Ngày đầu tiên đến trường trôi qua nhanh chóng, mẹ tới đón em với nụ cười tươi trên môi. Em hào hứng kể cho mẹ nghe những điều thú vị ở trường em đã nhìn thấy.

Thấm thoát đã 4 năm trôi qua, ngày khai giảng năm nay em không còn sự âu lo và nhút nhát nữa, thay vào đó là sự bồi hồi và tiếc nuối: năm nay đã là năm cuối cấp của em, em sắp phải tạm biệt mái trường này rồi.

nhung-bai-van-mau-ke-ve-ngay-dau-tien-di-hoc-hay-nhat-2

Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học

Bài văn mẫu kể về ngày đầu tiên đi học số 02

“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương…”. Mỗi lần nghe lời bài hát ấy vang lên, trong lòng em sống lại những kỷ niệm về ngày đầu tiên tới trường. Đối với em, đó mãi mãi là kỉ niệm đẹp tuổi học trò.

Đêm hôm trước, em đã cùng mẹ chuẩn bị đầy đủ trang phục và cặp sách để sẵn sàng cho ngày học hôm sau. Lòng em đan xen nhiều cảm xúc vô cùng khó tả: vừa có sự âu lo vừa có sự háo hức và chờ đợi. Mặc dù em đi ngủ rất sớm nhưng em nằm mãi không chìm vào giấc ngủ được. Mải suy nghĩ miên man em thiếp đi lúc nào không hay. Đúng 6 giờ sáng hôm sau, mẹ gọi em dậy làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng và mặc quần áo tới trường. Do đã có sự chuẩn bị từ trước nên em thực hiện khá nhanh.

Ngôi trường tiểu học ngay cạnh trường mẫu giáo của em nên con đường đến trường đối với em chẳng quá xa lạ. Không hiểu hôm nay, mẹ đưa em tới trường, con đường ấy lại nhiều cảm xúc đến thế. Trời trong xanh hơn, mây trắng trôi bồng bềnh, những chú chim hót líu lo trên cành cây. Học sinh nô nức đến trường sau một kỳ nghỉ hè dài. Em nhìn thấy rất nhiều bạn học sinh cũng bỡ ngỡ như em vậy.

Cổng trường tiểu học đã hiện ra trước mặt em. Hai cánh cổng lớn đang mở rộng như chào đón chúng em bước vào. Hai hàng cây cao lớn cho bóng mát trông thật đẹp. Bảng tên trường Tiểu học Nguyễn Du treo nổi bật trên cổng. Em lúc đó đâu có biết đọc tên trường, nhưng mẹ đã chỉ cho em biết.

Sau khi gửi xe, mẹ dắt tay em đi vào trường. Mặc dù có mẹ đi bên cạnh nhưng em vẫn hồi hộp, lo lắng. Bước vào sân trường em không thể chớp mắt trước quang cảnh mở ra. Ngôi trường uy nghiêm và vững trãi, với sân trường rộng lớn có cột cờ bay phấp phơi, phòng học thật khang trang, bàn ghế được xếp ngay ngắn, thẳng hàng. Tất cả đều rất mới lạ với một đứa trẻ vừa bước chân ra khỏi trường mẫu giáo.

Khi em đi vào khu vực xếp hàng dành cho học sinh lớp 1A, bỗng tay mẹ nới lỏng và buông ra. Em sợ hãi níu lấy áo mẹ chẳng chịu buông và nước mắt rơm rớm. Thấy vậy, mẹ liền dịu dàng động viên em, khuyên em đã lên lớp 1 cần mạnh dạn hơn nữa. Cô giáo chủ nhiệm lại đưa em lên lớp, em vẫn còn quay lại nhìn mẹ không rời.

Bước vào phòng học, em rất ngạc nhiên bởi phòng học rộng và đẹp quá. Những bàn những ghế được kê ngay ngắn và thẳng hàng thành 2 dãy. Chiếc bảng đen to có sẵn những dòng kẻ. Thì ra đây là bảng đen và phấn trắng em vẫn được nghe qua trong các lời bài hát. Giờ học đầu tiên của chúng em bắt đầu như thế. Tiếng cô giảng bài trong trẻo và ngọt ngào, cô còn đan xen những câu chuyện thú vị để cuốn hút chúng em vào bài học từ lúc nào không hay. Kết thúc buổi học, em và các bạn đã làm quen với nhau thật tuyệt vời làm sao.

Khi em bước xuống dưới sân trường, mẹ đã chờ sẵn ở đó để đón em về nhà. Em hào hứng kể cho mẹ nghe những điều thú vị trong lớp học mà em đã trải qua hôm nay. Mẹ cười thật vui và hạnh phúc khi thấy em có thể hòa nhập nhanh với bạn bè với môi trường học lớp 1 nhanh đến như vậy.

Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em như thế đó. Biết bao cảm xúc đan xen lẫn lộn khiến em nhớ mãi chẳng thể nào quên.

Bài văn mẫu kể về ngày đầu tiên đi học số 03

Trong cuộc đời học sinh của mỗi người luôn có những kỷ niệm đẹp, kỷ niệm đáng nhớ. Và trong số đó không thể không nhắc đến ngày đầu tiên đi học. Những ngày tựu trường của tôi sau này không còn cảm xúc mới lạ như ngày vào lớp 1, nhưng kỷ niệm ấy vẫn vẹn nguyên như mới ngày hôm qua.

Tôi vẫn nhớ như in, để chuẩn bị cho ngày vào lớp 1, tôi đã cùng mẹ đi chọn cặp, bút, quần áo mới… Buổi tối trước ngày khai giảng, tôi háo hức đến không ngủ được. Bố cũng động viên tôi nhẹ nhàng:

  • Con đã lên lớp 1 rồi đấy, phải nghe lời bố mẹ hơn và tự giác hơn trong các công việc nhé!

Tôi tự tin trả lời bố:

  • Vâng ạ!

Sáng hôm sau, thay vì thức dậy mẹ phải giúp tôi mặc đồ, vệ sinh cá nhân như những ngày còn học mẫu giáo, tôi nhanh nhẹn tự chuẩn bị cho mình. Sau khi ăn sáng xong, mẹ chở tôi đến trường. Trời mùa thu thật mát mẻ và đẹp biết bao. Bầu trời cao xanh với những ánh mây trắng trôi nhẹ bềnh bồng. Hai hàng phi lao bên đường như reo hò, cổ vũ tôi trong ngày đầu tới trường. Con đường này tôi đã cùng mẹ đi biết bao nhiêu lần, nhưng hôm nay thật khác lạ và thú vị biết bao, bởi hôm nay tôi bắt đầu vào lớp 1.

Nhưng sự hào hứng của tôi còn xen lẫn cả lo lắng và hồi hộp nữa. Tôi tin chắc rằng bất cứ đứa trẻ nào lần đầu đi học đều có những tâm trạng đan xen như tôi và thật khó nói lên lời. Tôi nhìn sang xung quanh, cũng có rất nhiều bạn được bố mẹ đưa tới trường như mình, có những bạn đã bắt đầu khóc. Nhìn thấy bạn khóc, tôi theo phản xạ cũng rơm rớm nước mắt theo. May quá, bàn tay của mẹ vẫn nắm chặt bàn tay tôi dẫn tôi đi vào trường. Chà! Ngôi trường thật đẹp và thật lớn. Sân trường rộng trên đó các anh chị đang chơi nhiều trò chơi khác nhau từ nhảy dây, bắn bi, đá cầu… Trường học 3 tầng được sơn màu vàng đầy khang trang và uy nghiêm, thật khác với ngôi trường mẫu giáo của tôi.

Mẹ bỗng cúi xuống nói với tôi rằng:

  • Bây giờ con phải vào lớp một mình, mẹ sẽ ở đây đón con khi tan học.

Nghe mẹ nói vậy, tôi bỗng muốn khóc, nhưng nghĩ lại lời hứa và lời động viên của bố, tôi khẽ gật đầu. Mẹ xoa đầu khen tôi ngoan. Theo sự hướng dẫn của cô giáo tôi đi vào lớp cùng các bạn. Tôi cảm thấy thật tự hào khi dù có lo lắng nhưng tôi đã không khóc như nhiều bạn.

Ngày đầu tiên chúng tôi không học gì quá nhiều, chủ yếu được cô giáo cho làm quen. Điều đó cũng giúp tôi cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Tôi cũng đã quen được rất nhiều bạn mới trong ngày đầu tiên ấy. Chỉ sau một lúc, dường như tất cả đã quên đi nỗi sợ hãi ban đầu, vui vẻ và hào hứng theo những câu chuyện và bài giảng của cô.

Giờ học kết thúc tự lúc nào thật nhanh. Đúng như lời hứa, mẹ đã chờ tôi ở dưới sân trường. Tôi hào hứng kể cho mẹ nghe những điều thú vị ngày hôm nay.

Ngày đầu tiên đi học sẽ mãi là những kỷ niệm đẹp để tôi cất giữ trong trái tim mình. Sau này lớn lên, tôi sẽ nhớ mãi ngôi trường cấp 1 thân yêu này.

Trên đây là những bài văn mẫu kể về ngày đầu tiên đi học. Chúc các em làm bài thật tốt nhé!

Coi thêm ở : Những bài văn mẫu kể về ngày đầu tiên đi học hay nhất


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Bài văn phân tích bài phú sông Bạch Đằng hay nhất

Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua con mắt của tác giả đồng thời thể hiện lòng tự hào về non sông đất nước của nhà thơ. Cùng tham khảo mẫu bài phân tích sau đây để hiểu sâu về bài phú hơn các em nhé.

Giới thiệu dàn ý bài phân tích bài phú sông Bạch Đằng

bai-van-phan-tich-bai-phu-song-bach-dang-hay-nhat-1

Phú sông Bạch Đằng là một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam

Mở bài:

Giới thiệu vài nét về tác giả Trương Hán Siêu, tác phẩm phú sông Bạch Đằng là một tác phẩm tiêu biểu của thể phú trong văn học trung đại.

Thân bài:

  • Phân tích cảm xúc của nhân vật ‘khách” trước vẻ đẹp của sông Bạch Đằng

+ cảnh sắc trên sông

+ hành trình du ngoạn của nhân vật

+ tâm trạng của người “khách”

  • Các chiến tích trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các vị bô lã
  • Những lời bàn luận về chiến công năm xưa của các bô lão

+ nguyên nhân của những thắng lợi trên sông

+ khẳng định tài năng của vị tướng quân lãnh đạo Trần Quốc Tuấn

  • Lời ca ngợi của các bô lão và vị “khách” : ca ngợi con người, khẳng định yếu tố con người là mấu chốt cho những chiến thắng.

Kết bài:

khẳng định lại nội dung và những giá trị nghệ thuật của bài Phú, bày tỏ lòng tự hào dân tộc qua những trang sử bằng thơ.

Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng

Trương Hán Siêu là người gốc Thái Bình, Tự là Thăng Phủ. Ông là người từng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng dưới triều đại nhà Trần, với học vấn cao uyên thâm nên ông được rất nhiều học trò và nhân dân kính trọng, đặc biệt đến các nhà vua thời Trần còn phải nể phục. Thời đó ông được ban tặng tước vị Thái Bảo, Thái Phó khi mất đi ông được thờ ở Văn Miếu quốc tử giám. Ông tham gia vào việc viết lách thơ văn nhưng để lại không nhiều tác phẩm, nhưng trong số tác phẩm ông sáng tác có bài “ Phú sông Bạch Đằng”. Tác phẩm còn được người đời đánh giá là phú xuất sắc nhất của văn học trung đại. Bài phú có thể được chia làm 4 đoạn: đoạn 1 là cảm xúc rất lịch sự của nhà thơ đối với sông Bạch Đằng; đoạn 2 là lời của các bộ lão kể lại cho tác giả về lịch sử trên sông; đoạn 3 là suy ngẫm của nhà thơ về những lời kể của các lão bộ; đoạn 4 là sự ca ngợi về con sông và cả con người.

bai-van-phan-tich-bai-phu-song-bach-dang-hay-nhat-2

Bài phú thể hiện tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Mở đầu bài thơ là hình ảnh một thế giới hùng vĩ hiện ra trước mắt

Khách có lẻ

Giương buồm trong gió chơi vơi,

Lướt bể chơi trăng mải miết.

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,

Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.

Cửu Giang, Ngũ Hồ

Tam Ngô, Bách Việt

Nơi có người đi

Đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân Mộng chứ vài trăm trong dạ cũng nhiều

….

Qua cửa Đại Than

Ngược bến Đông Chiều

Đến sông Bạch Đằng

Thuyền bơi một chiều

Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Nước trời một sắc

Phong cảnh ba thu

Bờ lau san sát

Bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy

Gò đầy xương khô

Buồn vì cảnh thảm

Đứng lặng giờ lâu.

Thương nỗi anh hùng đầy vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.

Nhân vật “khách” ở đây chính là sự phân thân của tác giả, tác giả tự đặt mình vào vị trí đi du ngoại của một người khách lạ đến thăm những danh lam thắng cảnh. Vị khách ấy đi thăm các địa danh nổi tiếng như Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt và đầm Mộng Vân. Thật là thú vị khi đây là những địa danh mà chỉ biết đến qua sách vở mà vị khách ấy lại được du ngoại đến thật nhẹ nhàng qua trí tưởng tượng của nhà thơ rồi lại bước chân ngay về tới Đại Than, Đông Triều cuối cùng dừng chân ở Bạch Đằng. Một cuộc hành trình khá dài nhưng qua con mắt của tác giả nó lại rất nhanh chóng, tưởng chừng như chúng liền sát nhau vậy. Với cách viết thơ cách điệu “ Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương/ Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt” thì thật sự biến hành trình dài ấy chỉ cần một ngày có thể hoàn thành được rồi. Không khó để hiểu vì sao mà nhà thơ lại có sự tưởng tượng hay đến vậy, đó chính là vì sự hiểu biết của nhà thơ rất phong phú, sâu rộng kèm thêm tình yêu thiên nhiên với quê hương với đất nước thì việc liên tưởng đó thật sự đáng ngưỡng mộ. Cả không gian và thời gian đã đưa sự say mê chủ động của vị “khách” ấy đến với thiên nhiên rất dịu êm, cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng vừa hùng dũng vừa thơ mộng, trữ tình lại vừa hoang vu lần lượt lộ ra từng chi tiết qua hàng loạt hình ảnh như: “sóng kình muôn dặm”, “Đuôi trĩ một màu”, “đìu hiu, san sát”, “xương khô, giáo gãy”. Với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng hữu tình như thế rất dễ khiếp người ta có cảm giác buồn thương, tiếc nuối. Tiếc ơ đây là tiếc cho những người đã khuất không còn được ngắm nhìn sự thay đổi tuyệt đẹp của cảnh vật thiên nhiên, với tư thế “đứng lặng chờ lâu” của tác giả khiến ta như cảm nhận được rằng nội tâm của “khách” đang chìm trong sự ngậm ngùi. Tạm bùi ngùi ở đây tác giả đã chuyển sang cuộc kể chuyện của cac lão bộ về những lịch sử chiến công trên sông Bạch Đằng cho người “khách” ở phương xa đến nghe.

“Bên sông bô lão hỏi

Hỏi ý ta sở cầu.

Có kẻ gậy lê chống trước,

Có người thuyền nhẹ bơi sau.

Vái ta mà thưa rằng:

“Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”

Đương khi ây:

Thuyền tàu muôn đội,

Tinh kì phất phới.

Hùng hổ sáu quân,

Giáo gươm sáng chói.

Trận đánh được thua chửa phân,

Chiến lũy bắc nam chống đối.

Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

Bầu trời đất chừ sắp đổi

Kìa:

Tất Liệt thế cường,

Lưu Cung chước dối

Những tưởng gieo roi một lần

Quét sạch Nam bang bốn cõi

Thế nhưng:

Trời cũng chiều người,

Hung đồ hết lối,

….

Đến nay sông nước tuy chảy hoài,

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi

Tái tạo công lao,

Nghìn xưa ca ngợi.”

bai-van-phan-tich-bai-phu-song-bach-dang-hay-nhat-3

Bài phú thể hiện tài hoa trong ngòi bút của tác giả qua những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Có thể hình ảnh các bô lao chính là sự phân thân của chính tác giả, chính sự phân thân ấy lại giúp ta hình dung rõ được thái độ của từng nhân vật dành cho nhau. Các bô lão kể cho khách nghe từ không khí cho đến diễn biến trận đánh trên chiến trường nhằm khẳng định tình yêu và lòng tự hào đối với dân tộc. Trên chiến trường không khí diễn ra rất sôi nổi, khẩn trương một sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng của quân nhà Trần trong trận đánh gay go quyết liệt như thế cho thấy một có đôi chút kiêu căng, hung hăng của những con người đang chiến đấu. Kết thúc trận đánh tất cả đều đang ở giữa vùng trời đẫm máu, một sự hi sinh không hề nhẹ của đội quân. Với biện pháp so sánh tăng dần làm tăng phần thất bại khảm khốc, tăng sự nhục nhã lên gấp bội phần, tất cả như cảm súc sung sướng về sự thắng lợi của dân ta nhưng lại không tung hô mà lại đi sâu vào nỗi nhục của quân thù. Từ đó càng khẳng định thêm tìn yêu quê hương đất nước và lòng tự hào, hãnh diện về dân tộc ta. Khi được nghe chính các bô lão kể lại cho nghe tất tật về trận chiến đấu như thể trận đấu đang hiện hữu ngay trước mắt nhân vật “khách”. Các bô lão hăng say bình luận, kể cho bị ‘khách” đặc biệt những chiến công lừng lẫy.

Tuy nhiên:

Từ có vũ trụ,

Đã có giang sơn

Quả là: trời đất cho nơi hiểm trở,

Cũng nhờ: nhân tài giưc cuộc điện an!

Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã,

Trận nào bằng trận Duy Thủy, có quốc sĩ họ Hàn.

Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,

Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.

Tiếng thơm còn mãi,

Bia miệng không mòn.

Đến chơi sông chừ ử mặt,

Nhớ người xưa chừ lệ chan.

Có thể nói nguyên nhân thắng lợi qua lời kể của các bô lão là từ đất trời cho địa thế hiểm trở, nhân tài giữ cuộc điện an và không thể thiếu đó là đại vương. Dù cho các lão bô cũng ý chỉ nguyên nhân thắng lợi là nhờ sự thuận lời trời cho nhưng vẫn nhấn mạnh yếu tố chủ chốt đó là con người. Hình ảnh các bô lão cho con người là yếu tố quan trọng nhất làm ta gợi nhớ đến người anh hùng Trần Quốc Tuấn trong những vị anh hùng từ xưa. Lấy con người làm trung tâm của vũ trụ là hình ảnh khẳng định một sức mạnh lớn lao của những con người tài cao nhất là vị lãnh đạo của toàn quân. Ở đó không chỉ nêu cao vai trò của con người mà con mang một giá trị nhân văn cao cho cả tác phẩm. Âm thanh, màu sắc cùng với tưởng tượng phong phú của tác giác tạo cảm giác mọi thứ đang được tô đậm thêm tất cả tạo nên một sự cộng hưởng. Cuối cùng là lời ca khẳng định tài đức của con người:

“ Rồi vừa đi vừa ca rằng:

“Sông Đằng một dải dài ghê,

Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.

Những người bất nghĩa tiêu vong,

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”

Khách cũng nối tiếp mà ca:

“Anh minh hai vị thánh quân,

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Giặc tan muôn thuở thanh bình,

Tất cả tình yêu và niềm tự hào về dân tộc về cảnh vật thiên nhiên quê hương đều đã hiện hữu qua những hình tượng sông mênh mông, rộng lớn,..sóng dồn về biển Đông vốn là một quy luật của tự nhiên vậy mà nhà thơ lại lấy nó là một điều mới mẻ để khái quát quy luật của con người. Để tiếp ca của các lão bô vị khách cũng không ngại gì ca vài câu để tạo thành một bản phú đặc sắc, cũng vẫn là nhwungx lời ca ngợi về con sông Bạch Đằng, về tài năng của vị anh hùng tài năng và mới hơn chính là cuộc sống thanh bình của dân tộc ta sau khi giặc tan. Chỉ qua một đoạn đối ca cùng nhau cũng chạm được một điều chung ý trí chung nội tâm của cả vị khách và các lão bô. Cả hai đều ca ngợi, tự hào về non sông hùng vĩ của dân tộc đều mang âm hưởng thi ca đều mong muốn cuộc sống thanh bình cho quê hương, dân tộc.

Kết thúc bài phú cho ta được rất nhiều những giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.Với bố cục chặt chẽ mang điểm nhấn của thể phú nên cách thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về dân tộc rất dễ đi vào lòng người, dễ hiểu dễ cảm nhận. Đề cao tinh thần kháng chiên hết mình, sự lãnh đạo tài tình cùng hàng loạt những con người trí tuệ sáng suốt đã hành trang trên chiến trường, xả thân vì tổ quốc. Còn về phần nghệ thuật lại được tác giả sử dụng rất đơn giản như câu từ đơn giản, lời văn uyển chuyển, linh hoạt, hình tượng nghệ thuật rất sinh động, ngôn từ thì kính trọng, lắng đọng mà giàu suy tư.

Trên đây là bài gợi ý phân tích chi tiết cho các em học sinh tham khảo và cũng gợi mở những ý tưởng mới mẻ cho các em học sinh lớp 10 về bài phú này. Sau khi đã tham khảo hãy tự  tin viết bài phân tích theo ý hiểu của mình nhé.

Xem nguyên bài viết tại : Bài văn phân tích bài phú sông Bạch Đằng hay nhất


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Top 3 bài văn mẫu hay giải thích câu tục ngữ lá lành đùm là rách

Ca dao tục ngữ là kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam, trong những câu ca dao tục ngữ luôn ẩn chứa những bài học quý giá. Trong chương trình Ngữ văn chủ đề giải thích câu ca dao tục ngữ không chỉ là bài văn bình thường giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ mà còn dạy các em những bài học quý giá. Sau đây là top 3 bài văn mẫu hay giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách, mời các em tham khảo.

Giới thiệu dàn ý bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

Mở bài:

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của cha ông ta được lưu truyền từ hàng ngàn đời nay đó là kho tàng ca dao tục ngữ.

Nhắc đến truyền thống đoàn kết, thuơng yêu và bảo vệ nhau của dân tộc ta, dẫn nhập câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

Thân bài:

  • Giải thích câu tục ngữ về nghĩa đen
  • Từ nghĩa đen liên tưởng đến nghĩa bóng
  • Những bài học mà cha ông ta muốn nhắc nhở, răn dạy chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lấy nhau, giúp đỡ lẫn nhau như vậy mới phải đạo
  • Dẫn chứng về bài học bằng những việc làm cụ thể mà em đã được chứng kiến như các chương trình từ thiện, ủng hộ lũ lụt, quyên góp cho các em thiếu nhi vùng cao. Những chương trình thiện nguyện phản ánh đúng giá trị của câu tục ngữ

Kết bài:

nhận xét của em về câu tục ngữ, nhận định có nên gìn giữ và phát huy câu tục ngữ trên hay không

Bài văn giải thích câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” mẫu số 1

top-3-bai-van-mau-hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-la-lanh-dum-la-rach-1

Tinh thần tương thân tương ái là truyền thống ngàn đời của người Việt

Việt Nam chúng ta là một đất nước nhỏ bé nhưng kiên cường, chúng ta đã đánh đuổi biết bao bao quân xâm lược, có được chiến thắng như vậy tất cả nhờ vào sức mạnh đoàn kết, tương thân tương ái. Truyền thống giúp đỡ lẫn nhau, biết yêu thương sẻ chia với nhau cũng là nét đẹp truyền bao đời nay. Bởi từ xa xưa ông cha ta đã dạy rằng “lá lành đùm lá rách”.

Vậy “lá lành đùm lá rách” là gì, ngày xưa thời còn chưa có túi nilon hay túi đựng như bây giờ mọi người thường dùng lá để bọc đựng những món đồ đi chợ về. Đương nhiên ai cũng muốn bọc bằng những mảnh lá lành nhưng không phải lúc nào cũng có, nếu phải bọc bằng lá rách sẽ rơi hết đồ bên trong vì vậy mọi người thường đùm một lớp lá lành bên ngoài, như vậy sẽ rất chắc chắn. Lấy hình ảnh lá lành đùm lá rách để đúc kết bài học rằng mọi người phải biết tương trợ cho nhau, chia sẻ khó khăn với nhau, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau có như vậy mới tạo nên sức mạnh làm nên tất cả. Đối chiếu câu tục ngữ trên với hiện thực xã hội từ xưa đến nay chưa khi nào giá trị của nó bị thuyên giảm, đăc biệt là với ngày nay, những chiếc lá rách đại diện cho lớp người nghèo khổ, khó khăn, những người gặp hoạn nạn, và đại diện cho những chiếc lá lành là lớp người điều kiện tốt hơn, những người giàu có. Lá lành đùm lá rách không chỉ để nhắn nhủ một bài học dành cho mọi người phải biết giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ khó khăn với nhau, đó cũng là trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Khi mọi người biết thể hiện tinh thần đoàn kết như vậy thì đất nước mới vững mạnh. Nhắc đến tình tương thân tương ái từ xưa đến nay cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác như: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” hay câu “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, quả thực đúng như vậy tuy chúng ta không cùng một gia đình, không chung huyết thống nhưng chúng ta đều là con trong gia đình lớn mang tên Việt Nam, dòng máu “con rồng cháu tiên” chảy trong huyết mạch của mỗi người, vậy tại sao chúng ta lại không yêu thương nhau. Không ai mong muốn có một cuộc sống khó khăn hay hoạn nạn nhưng đôi khi cố gắng mãi mà không được, hoặc không biết làm thế nào để khấm khá lên. Cũng không ai có thể chắc chắn rằng mình chẳng bao giờ gặp nạn, nếu ngày hôm nay chúng ta giúp đỡ người khác thì ngày mai khi ta gặp khó khăn sẽ có người khác giúp đỡ ta. Thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc và thực hiện những bài học trong câu tục ngữ mà cha ông đã răn dạy, hiện nay có rất nhiều nhưng chương trình từ thiện như hướng về miền trung lũ lụt, chia sẻ với người nghèo, các mạnh thường quân tài trợ cho quỹ trái tim cho em để thực hiện những ca mổ cho các em bé không may bị tim bẩm sinh, các quỹ học bổng, khuyến học dành cho các bạn học sinh khó khăn vươn lên học giỏi và rất rất nhiều những chương trình khác. Tất cả vì cộng đồng, tất cả vì một đất nước ai ai cũng được hạnh phúc.

Tiếp nối truyền thống cha ông, chúng em những thế hệ tiếp theo luôn cố gắng học hỏi, phát huy nhiều hơn nữa giá trị của bài học trong câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” thể hiện trách nhiệm của một người con đất Việt.

Bài văn giải thích câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” mẫu số 2

top-3-bai-van-mau-hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-la-lanh-dum-la-rach-2

Biết yêu thương, chia sẻ với nhau lúc hoạn nạn khó khăn

Đặc trưng trong văn hoá của người Việt so với những nước khác trên thế giới đó là luôn coi trọng chữ “tình” , mọi người sống với nhau luôn đặt chữ “tình” lên hàng đầu, chữ “tình” ở đây chính là tình làng nghĩa xóm, tình người, tình anh em chung một dòng giống. Bài học giáo dục ngay từ khi còn nhỏ luôn được răn dạy đó là phải biết chia sẻ, biết đồng cảm, biết yêu thương con người, biết giúp đỡ người gặp hoạn nạn dù chỉ một chút sức lực của bản thân, như người xưa đã nói “lá lành đùm lá rách”

Điểm chung của những câu ca dao tục ngữ mà cha ông truyền lại là đều sử dụng những hình ảnh hết sức bình dị, là những vật hàng ngày ai ai cũng có thể nhìn thấy để ẩn dụ, ví von cho ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong, quả thật là rất tinh tế. Như trong câu tục ngữ này “lá lành đùm lá rách” hình ảnh quen thuộc là chiếc lá trên cây, ở trên một cây thì có lá lành cũng có những chiếc lá bị rách, lá rách rất là những chiếc lá rất dễ bị tổn thương, một trận mưa lớn, một cơn gió cũng đủ làm lá rơi rụng xuống. Lá rách cũng giống như tầng lớp những người nghèo khổ, hoàn cảnh éo le trong xã hội, họ dễ dàng bị vùi dập, dễ bị tổn thương, họ không đủ sức để chống chọi lại những giông bão của cuộc đời. Lá rách không phải vì lá muốn như vậy cũng giống như con người, không ai mong muốn mình nghèo khổ, đói rách nhưng số phận từ khi sinh ra đã chặn đường phát triển của họ, họ cũng đã cố gắng phấn đấu nhưng không được và cũng có thể bỗng dưng một ngày họ gặp hoạn nạn. Khi những chiếc lá rách mỏng manh nhất chuẩn bị lìa cành thì sự tương trợ của lá lành sẽ giúp nó vượt qua. Tầng tầng lớp lớp lá lành che chở cho lá rách một phần mưa gió thì cả cây sẽ không bị rơi một chiếc lá nào, tạo thành tán cây toả bóng rộng xuống đất. Đối chiếu với con người, những chiếc lá lành là tầng lớp người giàu có hay chỉ đơn giản là đang có cái ăn, cái mặc, có nhà để che mưa che nắng hãy biết dang tay để đùm bọc, sẽ chia với những người khó khăn hơn mình, tất cả chung tay vì một đất nước vững mạnh hơn. Nói đến truyền thống tương thân tương ái lá lành đùm lá rách ta có thể kể đến những chương trình như Lục lạc vàng trai tặng bò cho bà con nông dân, những học bổng cho các bạn học sinh khó khăn hay gần đây nhất khi dịch bệnh xảy ra các bạn sinh viên đã nhường chỗ ở của mình ở ký thúc xá làm nơi cách ly, những anh bộ đội làm nhiệm vụ chăm sóc người cách ly đến quên cả thân mình, những tin nhắn ủng hộ quỹ, những lời động viên lời cảm ơn gửi đến các bác sỹ ngày đêm làm nhiệm vụ.

Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” đã truyền từ rất lâu rồi, qua bao thế hệ vẫn không làm mất đi giá trị của nó. Chúng em những thế hệ tiếp theo của đất nước cần phải biết gìn giữ và phát huy hơn nữa giá trị và sức mạnh mà cha ông đã để lại.

Bài văn giải thích câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” mẫu  số 3

top-3-bai-van-mau-hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-la-lanh-dum-la-rach-3

Sự chia sẻ dù là nhỏ nhất cũng giúp họ vững bước vượt qua khó khăn

Đất nước Việt Nam của chúng ta là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, suốt chiều dài lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đến nay có rất nhiều truyền thống tốt đẹp được lưu giữ và ngày càng phát huy qua hết thế hệ này đến thế hệ khác. Truyền thống tốt đẹp nhất mà những người con Việt luôn tự hào đó là tình tương thân tương ái, sự sẻ chia đùm bọc nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn, đúng với tinh thần mà cha ông ta đã dạy trong câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

Trong những câu tục ngữ từ xa xưa của cha ông ta những bài học răn dạy luôn được ẩn chứa đằng sau những hình ảnh và ngôn từ rất bình dị. Vì vậy để hiểu câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” chúng ta bóc tách từng lớp nghĩa của nó, gồm có nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen bên ngoài chính là lớp nghĩa có thể nhìn thấy ngay của hình ảnh được nhắc đến, lá lành đùm lá rách, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na là trên một cái cây không thể chỉ có mình những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ được mà luôn có cả những chiếc lá rách, lá lành đùm lá rách để che cho lá rách khỏi những hạt mưa, cơn gió có thể khiến lá rách rơi rụng xuống, như vậy cái cây lúc nào cũng trông sum suê. Từ lớp nghĩa đen bài học được ẩn giấu trong đó được giải nghĩa rằng trong xã hội có người giàu người nghèo, có người lành lặn khỏe mạnh cũng có người ốm yếu, có người may mắn bình yên cũng có người không may gặp nạn. Nếu như những người khỏe mạnh, giàu có biết bao bọc, chia sẻ với những người khó khăn hơn mình thì đất nước mới vững mạnh như cái cây kia vững mạnh vượt qua giông bão. Truyền thống đó được xem là truyền thống tốt đẹp từ hàng ngàn đời nay, người có nhiều góp sức nhiều, người có ít góp sức ít, các chương trình quy mô lớn như “vì người nghèo”, “trái tim cho em” hay trong khuôn khổ trường học chúng em cũng luôn có những hoạt động quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng để gửi lên vùng cao hay đơn giản nhất là các bạn trong lớp giúp đỡ bạn học có hoàn cảnh khó khăn của mình. Những hành động đó sẽ tiếp thêm sức mạnh, động viên, nâng đỡ nhau cùng tiến bước.

Câu tục ngữ trên quả thực rất ý nghĩa, là những thế hệ tiếp theo của đất nước chúng em có nhiệm vụ gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Với những bài văn mẫu trên hy vọng đã giúp các em hiểu câu tục ngữ và biết cách diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh hay nhất.

Xem thêm bài nguyên mẫu tại : Top 3 bài văn mẫu hay giải thích câu tục ngữ lá lành đùm là rách


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed