Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Phân tích Độc Tiểu Thanh Ký – Văn mẫu lớp 10

Là một đại thi hào dân tộc, Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng với tác phẩm truyện kiều mà còn để lại cho đời sau một kho tàng thơ văn đồ sộ. Một trong những tác phẩm rất hay của ông chính là “Độc Tiểu Thanh Ký”. Cùng phân tích bài thơ này để hiểu hơn về giá trị của bài thơ cũng như tư tưởng lớn của đại thi hào.

phan-tich-doc-tieu-thanh-ky-van-mau-lop-10-1

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí

Gợi ý dàn ý phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí

Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và bài thơ Độc Tiểu Thanh ký.

Thân bài

Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng như cuộc đời của nàng Tiểu Thanh – nhân vật chính trong bài thơ.

Dựa vào bố cục của bài thơ để phân tích theo 2 câu đề, thực và luận

  • 2 câu đề: Nói nên tâm trạng của nhà thơ ở giữa vườn hoa Tây Hồ có sự đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Trong quá khứ nơi đây là vườn hoa đẹp có nàng Tiểu Thanh sống còn hiện tại chỉ là một bãi hoang tàn.
  • Thái độ của nhà thơ: sự đau xót, tiếc thương cho người hồng nhan bạc mệnh.
  • 2 câu thực: Nguyễn Du sử dụng hình ảnh mang tính tượng trưng cao để nói đến sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời đầy bi kịch và sống trong cô đơn.
  • 2 câu luận: Mang tính khái quát về cuộc đời của những người con gái xinh đẹp và tài năng đều gặp bất hạnh trong cuộc đời. Nguyễn Du tự coi mình là người cùng hội cùng thuyền với họ.
  • 2 câu kết: Những suy ngẫm của nhà thơ về thực tại và tương lai cũng như những khát khao tìm được sự đồng cảm.

phan-tich-doc-tieu-thanh-ky-van-mau-lop-10-2

Nàng Tiểu Thanh tài hoa nhưng bạc mệnh

Những bài văn mẫu hay Phân tích Độc Tiểu Thanh kí

Là một đại thi hào của dân tộc cũng là danh nhân văn hóa thế giới, Nguyễn Du đã để lại cho đời sau một gia tài văn học đồ sộ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Khi sáng tác thơ văn, người ta thấy Nguyễn Du luôn day dứt một nỗi niềm thương cảm dành cho những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội đó là những nàng Dương Qúy Phi, nàng Thúy Kiều và còn có cả nàng Tiểu Thanh trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký.

Ai đã từng đọc bài thơ Độc Tiểu Thanh ký đề biết đây chính là bài thơ viết về nàng Tiểu Thanh – một người con gái tài sắc vẹn toàn sống vào thời Minh, Trung Quốc. Tuy nhiên, xoay quanh tiêu đề của bài thơ này vẫn còn nhiều tranh cãi. Người thì hiểu rằng: Nguyễn Du đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh nhưng cũng có người lại hiểu rằng Nguyễn Du đọc câu truyện viết về nàng Tiểu Thanh. Nhưng dù hiểu theo cách nào, nguồn cảm hứng để đại thi hào Nguyễn Du sáng tác nên bài thơ này cũng từ cuộc đời đầy bi ai của nàng. Tiểu Thanh vốn dĩ có tài sắc, được gả làm vợ lẽ một gia đình quyền quý khi mới chỉ 16 tuổi. Nhưng nàng lại phải sống cô quạnh trên Cô Sơn cạnh Tây Hồ do vợ cả hay ghen. Vì đau buồn cảnh sống tù túng, Tiểu Thanh sớm sinh bệnh và mất ở tuổi 18. Trong những tháng ngày ấy, Tiểu Thanh gửi nỗi lòng của mình vào những vần thơ nhưng cũng bị vợ cả đốt gần hết, may vẫn có những vần thơ được giữ lại đến ngày nay.

Nguyễn Du đứng trước bài thơ của nàng Tiểu Thanh mà nức nở:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

(Dịch: Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang,

Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi”

Hai câu thơ mở đầu nghe buồn não ruột bởi Nguyễn Du thấy sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Tây Hồ khi còn nàng Tiểu Thanh xinh đẹp, trẻ trung là một vườn hoa rực rỡ nhưng đến hiện tại chỉ còn là bãi hoang điêu tàn. Từ “tẫn” được tác giả sử dụng thể hiện mọi thứ đã bị thay đổi hoàn toàn, không còn một dấu vết nào của năm xưa. Sự thay đổi của thời gian quả thực khắc nghiệt: vườn hoa biến thành gò hoang là chứng tích của thời gian, còn cuộc đời hẩm hiu, đau khổ của nàng Tiểu Thanh cũng chỉ còn lại qua chứng tích là những trang giấy thơ văn mà thôi. Nguyễn Du đứng trước quanh cảnh của thực tại, khó tránh những tiếng thở dài não ruột và liên tưởng đến thân phận của những người có tài văn chương. Sự lẻ loi, đơn độc lên đến tột cùng khi chỉ trong 1 câu thơ có tới 2 từ gồm từ “độc” và từ “nhất” xuất hiện.

Tiếp đến hai câu thực, câu chuyện về nàng Tiểu Thanh vẫn là tiền đề khơi gợi cảm xúc, lòng trắc ẩn của đại thi hào:

"Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư"

(Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương)

Bất cứ ai nghe câu chuyện về Tiểu Thanh cũng khó tránh khỏi sự tiếc thương cho cuộc đời đầy bi ai. Trước khi cảm nhận cái chết đang gần kề, Tiểu Thanh có thuê họa sĩ vẽ chân dung của mình nhưng nàng chỉ chọn được 1 bức duy nhất theo đúng ý để treo lên. Tiểu Thanh cứ nhìn bức tranh mình xinh đẹp, kiều diễm với thần thái tự tại mà khóc đến chết. Cuối cùng, chính bức tranh đó cũng bị người vợ cả đốt cùng thơ văn của nàng. Bằng cách sử dụng hình ảnh gắn liền với hồng nhan “chi phấn”, tác giả đã khéo léo nói về cuộc đời tài hoa bạc mệnh của người con gái ấy. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn khơi gợi ra những bất công, ngang trái trong cuộc sống đời thực, chẳng phải riêng của nàng Tiểu Thanh. Người tài hoa bị cái ác dập vùi trong đau khổ đến mức nếu son phấn có thần chắc chắn có chết cũng vẫn hận, còn văn chương dù không có số mệnh nhưng bị đốt bỏ cũng mãi vương vấn. Cái tàn nhẫn của người đời đủ khiến những vật vô tri vô giác cũng phải oán thán trời xanh.

Khác với hai câu đề và hai câu thực có phần hướng ngoại, đến hai câu luận, Nguyễn Du đã ngẫm về đời và ngẫm về mình:

"Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư"

(Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang)

Mặc dù bản dịch thơ khá chuẩn, nhưng từ “Mối hờn” không đảm bảo sức nặng như từ cổ kim hận trong nguyên tác. Mối hờn ở đây không phải thù hận mà là sự tiếc hận – sự tiếc hận cho những con người tài năng, những thế hệ tài năng nhưng lại gặp phải nhiều ngang trái trong cuộc đời. Cảm thương cho những con người như vậy, Nguyễn Du cũng tin rằng dường như có một thông lệ định sẵn cho những con người tài hoa sẽ bạc mệnh như nàng Tiểu Thanh, như nàng Thúy Kiều… Mối hận cổ kim là mối hận của người xưa và người nay, tức người thời Nguyễn Du, là chính Nguyễn Du. Người xưa có thể là Nguyễn Du và những người như nàng. Người nay có thể là những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh cùng thời Nguyễn Du và chính thế hệ tài năng như Nguyễn Du đã gặp nhiều ngang trái trong cuộc đời. Đến đây, Nguyễn Du tự thấy mình có thể xếp vào cùng hội cùng thuyền với nàng Tiểu Thanh qua câu thơ: Phong vận kì oan ngã tự cư. Lời oán trách không chỉ thể hiện sự bất bình, sự đau khổ và bất lực của nhà thơ trước những bất công của xã hội đã chà đạp lên giá trị văn chương, nghệ thuật thời phong kiến. Biết oán ai bây giờ, chỉ biết oán trời, oán vận. Trời vốn vô tình với những con người tài hoa, hiện tại là Nguyễn Du và trước đó 300 năm là nàng Tiểu Thanh còn về sau hậu thế cũng sẽ có những con người phải chịu nỗi ấm ức này. Có lẽ chính bản thân Nguyễn Du thời điểm này và cả về sau cũng không thể lý giải được những ngang trái mình gặp trên đường đời. Những tâm sự của các thi sĩ đời xưa như: thời trai trẻ ta cũng là kẻ có tài, mà vẫn phải chịu cảnh lang thang mười năm gió bụi đã trở nên quá phổ biến. Câu hỏi về cuộc đời cứ mãi không có câu trả lời, va đập vào sự vô định vô hình tạo nên nỗi đau thấm gan thấm ruột.

Sau cái chết của nàng Tiểu Thanh, đến 300 năm sau vẫn có Nguyễn Du ngồi bên cửa sổ trước tập thơ, câu chuyện về nàng mà cảm thương, xót thương cho số phận của người con gái ấy. Vậy, Nguyễn Du – người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh cũng tự hỏi:

Bất tri tam bách dư niên hậu.

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

(Không biết hơn ba trăm năm sau Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

Người xưa cho rằng, những người cùng cảnh ngộ sẽ có sự thấu hiểu và cảm thương cho nhau sâu sắc hơn bất kỳ ai. Giống như Nguyễn Du cảm thương số phận nàng Tiểu Thanh, Thúy Kiều cũng đã từng khóc than và tỏ lòng thành với nàng Đạm Tiên. Những con người đồng khí sẽ thường gặp nhau dù có cách nhau nhiều thế kỉ, họ cũng sẽ gặp nhau trong tâm tưởng, trong sự hoài niệm. Nguyễn Du dù cách Tiểu Thanh tới 300 năm, nhưng trước cuộc đời, trước số phận của nàng Nguyễn Du không tránh khỏi sự đồng cảm, lời khóc than. Và rồi, chính Nguyễn Du nghĩ đến cuộc đời của mình và tự hỏi rằng: liệu hậu thế về sau, liệu 300 năm có lẻ nữa, người đời có ai cảm thương cho số phận của ông như chính ông đã cảm thương cho số phận của nàng Tiểu Thanh hay không. Cũng từ đây, ta thấy được một nỗi cô đơn, nỗi cô độc giữa chính cuộc đời, chính thời đại chẳng thể tìm được người tri âm, tri kỉ. Với mong muốn ấy, Tố Như khát khao hậu thế về sau có thể có người trở thành tri âm của ông qua những tác phẩm ông để lại cho cuộc đời.

Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ thể hiện nỗi lòng, sự cảm thông của đại thi hào Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh. Cũng qua đó, Nguyễn Du cảm thán cuộc đời, cảm thán cuộc đời mình dường như cũng giống nàng Tiểu Thanh. Cũng như những bài thơ khác của ông, Độc Tiểu Thanh kí mang đầy giá trị nhân đạo khi Nguyễn Du đã nhắc đến vấn đề cuộc sống của những con người bị cái ác, bị xã hội vùi dập và đặc biệt là người phụ nữ trong thời đại xưa. Ông không chỉ thể hiện sự xót thương mà còn cả sự trân trọng những gì họ để lại cho đời sau. Trước tấm lòng của Tố Như, chẳng cần đợi đến 300 năm sau, Tố Hữu đã “tri âm” Nguyễn Du qua những vần thơ da diết:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày…

(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)

Đọc nguyên bài viết tại : Phân tích Độc Tiểu Thanh Ký – Văn mẫu lớp 10


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Tả cái đồng hồ báo thức – Văn mẫu lớp 4

Tả cái đồng hồ báo thức là bài văn bất kỳ học sinh lớp 4 nào cũng đều phải làm. Để giúp các em có được sự tiến bộ hơn, biết cách làm bài văn miêu tả sự vật, chúng tôi đã tổng hợp những bài văn mẫu tải cái đồng hồ hay nhất. Các em tham khảo nhé!

Gợi ý dàn ý miêu tải cái đồng hồ báo thức

1. Mở bài

Giới thiệu về chiếc đồng hồ (Chiếc đồng hồ đó em có được từ đâu, trong dịp nào, từ ai?)

2. Thân bài

Miêu tả hình dáng của đồng hồ

  • Đồng hồ có hình dáng như thế nào (hình tròn, hình vuông, hình con vật?)
  • Chất liệu của đồng hồ là chất liệu nhựa hay kim loại?
  • Trên đồng hồ có 12 số như thế nào?
  • Miêu tả 3 kim của đồng hồ gồm kim giờ, kim phút và kim giây. Ngoài ra còn có cả kim báo thức.

Nêu cách sử dụng của đồng hồ

  • Dùng nút điều chỉnh để hẹn giờ báo thức
  • Thay pin khi đồng hồ đã hết pin

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về chiếc đồng hồ báo thức: giá trị sử dụng của chiếc đồng hồ và tình cảm của em dành cho đồng hồ như thế nào?

Những bài văn tả cái đồng hồ báo thức hay

1. Bài văn tả cái đồng hồ báo thức 1

Reng... Reng… Reng…

Âm thanh quen thuộc vang lên làm em tỉnh giấc sau 1 giấc ngủ ngon để bắt đầu một ngày mới. Âm thanh đó chính từ chiếc đồng hồ báo thức – món quà sinh nhật ý nghĩa lần thứ 10 em được nhận từ bố.

Chiếc đồng hồ có hình chú Minion vô cùng đáng yêu là một nhân vật hoạt hình em yêu thích. Bạn bè em ai cũng ao ước có một chiếc đồng hồ Minion xinh xắn như của em. Chú Minion mặc áo màu vàng, quần màu xanh và đeo 1 chiếc kính ngộ nghĩnh. Phần đồng hồ hình tròn nằm ở bụng to tròn của chú Minion, trên đó có 12 số xếp lần lượt từ số 1 đến số 12 đại diện cho 12 giờ.

ta-cai-dong-ho-bao-thuc-van-mau-lop-4-1

Miêu tả đồng hồ báo thức

Để chỉ cho em biết thời gian cần nhờ tới 3 kim. Mỗi kim có kích thước và hình dáng khác nhau, trong đó: kim ngắn nhất và béo nhất là kim giờ, kim dài hơn và mảnh hơn là kim phút, còn kim dài nhất và nhỏ nhất chính là kim giây. Cả 3 kim này đều chạy quanh 1 trục và xay quanh 12 số. Khi kim giây nhanh nhẹn chạy được 1 vòng, kim phút mới từ tốn nhích 1 phút. Khi kim phút chạy được 1 vòng, kim giờ mới chậm chạp chuyển động. Ngoài ra, còn có 1 kim màu vàng nổi bật chính là kim hẹn giờ giúp em không bao giờ bị ngủ quên hay muộn học. Để điều chỉnh kim hẹn giờ, em chỉ cần xoay nhẹ nhàng nút vặn màu đen bên thân của đồng hồ. Nếu em muốn thức dậy vào 6 giờ sáng, em sẽ xoay kim hẹn giờ đến vị trí số 6. Đúng 6 giờ sáng hôm sau chẳng sai hẹn, chú Minion đặc biệt sẽ gọi em dậy bằng giai điệu quen thuộc.

Đồng hồ của em khi chạy phát ra âm thanh tích tắc nhẹ nhàng, nghe rất vui tai. Nguồn năng lượng giúp đồng hồ hoạt động chăm chỉ, cần mẫn ngày và đêm từ 2 cục pin tiểu được lắp phía sau. Mỗi lần đồng hồ hết pin, em lại nhờ bố thay pin mới vào.

Không chỉ nhắc nhở em giờ thức dậy đi học, giờ làm bài tập về nhà, giờ đi ngủ… đồng hồ Minion còn giúp trang trí cho phòng ngủ của em thêm đẹp và nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian. Em rất yêu và coi chiếc đồng hồ như người bạn thân của mình.

2. Bài văn tả cái đồng hồ báo thức 2

Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em đã tặng cho em một món quà vô cùng ý nghĩa đó chính là chiếc đồng hồ báo thức – món quà em ao ước bấy lâu.

ta-cai-dong-ho-bao-thuc-van-mau-lop-4-2

Chiếc đồng hồ báo thức – món quà em ao ước bấy lâu

Chiếc đồng hồ báo thức tròn như một chiếc bánh bao xinh xắn và đáng yêu. Cô bạn này được khoác trên mình chiếc áo màu hồng rất điệu đà và cũng là màu sắc em yêu thích. Lớp áo đó được làm từ nhựa cứng nên em rất cẩn thận khi dùng, không bao giờ đánh rơi bạn đồng hồ cả, vì em sợ đánh rơi bạn đồng hồ sẽ bị vỡ. Trên bề mặt của đồng hồ được phủ bằng một tấm kính tròn trong suốt, giúp em có thể nhìn vào bên trong dễ dàng.

Phía sau lớp kính ấy có tới 12 số từ số 1 đến số 12 xếp vòng tròn theo thứ tự từ số bé đến số lớn. Ngoài ra còn có cả gia đình anh em nhà kim đồng hồ nữa đấy. Anh béo nhất, lùn nhất là anh kim giờ. Anh cao hơn và gầy hơn là anh kim phút. Anh cao nhất và thanh mảnh nhất là anh kim giây. Nhờ 3 anh em nhà kim đồng hồ hoạt động chăm chỉ suốt ngày đêm nên em biết 6 giờ sáng cần thức dậy tập thể dục, chuẩn bị đi học và chẳng bao giờ đi học muộn cả. Từ ngày có bạn đồng hồ, mẹ cũng không cần phải đánh thức em dậy nữa.

Ngay bên thân của cô bạn đồng hồ là 1 nút nhỏ có thể vặn, xoáy để điều chỉnh chế độ hẹn giờ. Cứ đến đúng giờ hẹn, cô bạn lại hát vang bản nhạc: reng… reng… reng… đầy vui nhộn như muốn nói với em rằng “Dậy đi thôi cô bạn nhỏ của tôi ơi, không được ngủ nướng nữa nào”. Nhờ có cô bạn tri kỷ này mà em biết trân quý từng giây từng phút, không để thời gian trôi qua lãng phí.

Cũng đã gần 1 năm nhận được món quà này từ mẹ, nhưng niềm yêu thích của em với cô bạn đồng hồ vẫn như ban đầu khi hồi hộp mở món quà ra. Cảm ơn mẹ yêu đã tặng cho con một người bạn tốt. Mỗi tuần em đều cẩn thận dùng khăn mềm lau sạch sẽ đồng hồ để giữ gìn bạn đồng hồ luôn được mới và đẹp.

3. Bài văn tả cái đồng hồ báo thức 3

Mỗi ngày em đều thức dậy rất đúng giờ để tập thể dục, vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng và đi học là nhờ được bạn đồng hồ đánh thức. Không biết từ bao giờ, bạn đồng hồ đã trở thành người bạn thân thiết của em.

Bạn đồng hồ này là món quà trong một lần đi công tác bố mua tặng cho em. Cũng như bao chiếc đồng hồ báo thức khác, bạn đồng hồ của em có hình tròn. Chiếc áo của bạn làm từ nhựa cứng màu xanh lá cây. Mặt đồng hồ được làm từ lớp kính trong sáng bóng để em có thể nhìn được giờ bên trong.

ta-cai-dong-ho-bao-thuc-van-mau-lop-4-3

Không biết từ bao giờ, bạn đồng hồ đã trở thành người bạn thân thiết của em

Khi phòng yên tĩnh, em nghe được tiếng tích tắc, tích tắc vui tai. Âm thanh đó từ hoạt động của anh kim giây đó. Bạn đồ hồ có tới 3 anh em nhà kim. Anh kim giây màu vàng gầy nhất và cao nhất nhưng lại năng nổ hoạt động nhất. Anh kim phút màu xanh thân hình chuẩn người mẫu lại rất từ tốn và ung dung. Trong 3 anh em nhà kim, anh kim giờ có thân hình mập mạp nhất và cũng lười biếng, ít hoạt động nhất. Cả 3 anh em đều chạy quanh trục để chỉ vào các con số từ 1 đến 12. Cả 12 số đều được làm từ kim loại nhưng được phủ lớp dạ quang. Chính vì thế em có thể dễ dàng xem giờ ngay cả trong bóng tối.

Mỗi tối đúng 10 giờ sau khi học bài xong, bạn đồng hồ đều nhắc nhở em đi ngủ. Em cũng không quên điều chỉnh nút hẹn giờ nhỏ xinh ngay bên thân của đồng hồ để thức dậy vào 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Từ ngày có bạn đồng hồ thân yêu, mẹ em không cần gọi em mỗi buổi sáng nữa và em cũng không còn những ngày thức dậy muộn, vội vàng đi học. Em rất yêu bạn đồng hồ và cảm ơn bạn đã cho em biết trân trọng từng giây phút thời gian.

4. Bài văn tả cái đồng hồ báo thức 4

Hôm nay, trong bữa cơm tối cả gia đình quây quần bên nhau, bố em kể chuyện ngày xưa dù nhà xa nhưng chẳng bao giờ bố đi học muộn cả nhờ có chú gà trống báo thức mỗi ngày. Em không được nghe tiếng gà trống làng quê mỗi ngày như tuổi thơ của bố, nhưng thật may em đã có bạn đồng hồ báo thức đồng hành.

ta-cai-dong-ho-bao-thuc-van-mau-lop-4-4

Thật may em đã có bạn đồng hồ báo thức đồng hành

Bạn đồng hồ báo thức của em là món quà em nhận được khi đạt điểm 10 môn Toán từ bố mẹ. Bạn đồng hồ có hình thỏ xinh xắn và đáng yêu. Bạn khoác trên mình chiếc áo màu hồng với hai tai dài ngộ nghĩnh. Phần bụng của bạn thỏ có chứa đồng hồ bên trong là các số từ 1 đến 12 được xếp theo hình tròn. Chính giữa tâm của 12 số ấy là 1 chiếc trục có gắn tới 4 kim khác nhau. Kim ngắn nhất, chậm chạp nhất là kim giờ. Kim phút dài hơn kim giờ và cũng chạy nhanh hơn. Kim giây tuy gầy cao nhất nhưng lại chăm chỉ và năng động hơn cả. Cả 3 kim giờ, kim phút và kim giây đều mặc áo màu đen. Duy chỉ có 1 kim luôn đứng im, mặc áo màu vàng tươi chính là kim báo thức. Kim báo thức này chỉ chuyển động khi em điều chỉnh nút vặn hẹn giờ mà thôi. Mặc dù đứng im, nhưng kim báo thức lại rất quan trọng, để bạn đồng hồ biết lúc nào đánh thức em dậy đấy nhé.

Phần dưới chân chú thỏ đồng hồ có 2 nút điều khiển: một nút để điều chỉnh giờ cho đúng và một nút để điều chỉnh hẹn giờ. Đây cũng là nơi có 1 ngăn chứa bí mật đựng 2 cục pin tiểu tiếp năng lượng cho bạn đồng hồ hoạt động chăm chỉ ngày đêm không nghỉ. Có những khi hết pin, bạn đồng hồ nằm im lìm thật buồn bã, em chỉ cần nhờ bố thay 2 cục pin mới vào thế là bạn đồng hồ liền tỉnh giấc và lại chăm chỉ hoạt động như bình thường.

Bạn đồng hồ thỏ xinh xắn đã đồng hành cùng em trong suốt năm học vừa qua. Cứ đúng 6 giờ sáng, bạn lại vang lên những âm thanh quen thuộc đánh thức em dậy. Cũng nhờ bạn đồng hồ mà em không còn đi học muộn nữa.

Không chỉ là một món quà động viên thành tích học tập của em, bạn đồng hồ còn là món quà thể hiện tình yêu thương vô bờ mà bố mẹ dành cho em. Em sẽ giữ gìn bạn đồng hồ thật cẩn thận để bạn luôn mới và đẹp như bây giờ.

Trên đây là những bài văn miêu tả cái đồng hồ báo thức được tuyển chọn từ những bạn học sinh giỏi văn. Các em học sinh có thể tham khảo nhưng đừng quên tự lập dàn ý cho bài văn của mình trước để tránh bị thiếu ý nhé. Chúc các em đạt điểm thật cao cho bài văn hay của mình.

Coi thêm ở : Tả cái đồng hồ báo thức – Văn mẫu lớp 4


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Bài văn miêu tả con vật – Văn mẫu lớp 4

Bài văn miêu tả con vật – một dạng tập làm văn của học sinh lớp 4. Để làm tốt được dạng bài văn này, các em cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về con vật được miêu tả. Các em hãy tham khảo những bài văn hay được tổng hợp dưới đây nhé!

Hướng dẫn lập dàn ý khi miêu tả con vật

1. Mở bài

Giới thiệu về con vật được miêu tả (Đó là con vật nào, từ đâu mà gia đình em có con vật đó…)

2. Thân bài

  • Miêu tả về hình dáng của con vật: Dựa vào khả năng quan sát của mình, em hãy miêu tả hình dáng của con vật đó, các bộ phận của con vật như: thân hình, đầu, mắt, mũi, tai, chân… Đặc biệt lưu ý đến những bộ phận tạo nên sự khác biệt của con vật đó nhé.
  • Miêu tả về đặc tính, đặc điểm của con vật: chúng có thói quen sinh hoạt như nào, có giá trị gì cho cuộc sống và cho gia đình em?

3. Kết bài

Nói về tình cảm của em dành cho vật nuôi.

Những bài văn miêu tả con vật hay

1. Bài văn miêu tả con chó

Gâu! Gâu! Gâu! Đó là tiếng reo mừng rỡ của Đen khi thấy em đi học về. Đen là chú cún đã trở thành thành viên của gia đình em 3 năm nay.

bai-van-mieu-ta-con-vat-van-mau-lop-4-1

Miêu tả con chó

Biết em vốn rất yêu thích động vật, đặc biệt là chó, nên trong lần về quê nghỉ hè, ông bà ngoại đã tặng cho em một chú cún. Do chú có bộ lông đen tuyền nên em liền đặt tên chú là Đen.

Khi mới về ở với gia đình em, Đen mới chỉ có 3 tháng tuổi. Lúc đó chú chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ. Chỉ sau vài tháng, Đen lớn nhanh như thổi và dần trở thành một chú chó trưởng thành vô cùng khỏe khắn. Thân hình của Đen rất cân đối với bộ lông mượt mà. Đôi mắt của chú đen lấp lánh, lúc nào nhìn em cũng như biết nói biết cười. Hai tai của Đen như 2 cái lá mít lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng, chỉ cần 1 âm thanh nhỏ vào ban đêm thôi cũng làm Đen cảnh giác. Mũi của Đen hơi hồng hồng và ướt ướt ở đầu mũi giúp chú đánh hơi rất giỏi. Miệng Đen dài đáng yêu với chiếc lưỡi màu hồng rất hay liếm chân tay em để thể hiện tình cảm của mình. Đen cũng có một bộ răng sắc nhọn sẵn sàng nhe ra để đe dọa những đối tượng lạ vào nhà em. Bốn chân của Đen vô cùng rắn rỏi và di chuyển rất linh hoạt. Chiếc đuôi dài hơn 2 gang tay người lớn lúc nào cũng vẫy mừng rỡ khi gặp chủ.

Đen là một chú chó vô cùng thông minh và giỏi canh nhà. Mỗi buổi chiều tối, em hay dắt Đen ra công viên cùng nhà để đi dạo, tập thể dục. Tất nhiên em không quên nhờ mẹ đeo rọ cho Đen để tránh việc Đen làm nguy hiểm đến người khác. Nhưng tính Đen kỳ thực rất thân thiện đặc biệt với trẻ nhỏ. Đen không bao giờ sủa càn hay đe dọa những người tốt cả. Đen ăn rất khỏe nhưng không hề kén đồ ăn. Món ăn mà đen thích nhất là cá nấu. Hàng năm, bố mẹ em còn đưa Đen đi tiêm phòng để phòng tránh bệnh, giúp Đen khỏe hơn.

Mặc dù rất yêu thương Đen, nhưng cũng có những lần do mải chơi mà Đen làm vỡ đồ đạc trong nhà, khi ấy Đen bị bố mẹ em phạt nhìn mặt Đen hối lỗi và buồn bã rất thương. Nhờ có Đen nên gia đình em cảm thấy yên tâm hơn, không còn lo lắng vào ban đêm bởi biết rằng đã có Đen làm nhiệm vụ cảnh giác, sẵn sàng báo cho chủ biết khi có người lạ đột nhập.

Không biết từ bao giờ, Đen đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em. Hàng ngày, em đều nhận nhiệm vụ cho Đen ăn và trò chuyện cùng chú. Mỗi lần em gọi điện về hỏi thăm ông bà ngoại, em đều kể về Đen – món quà ý nghĩa ông bà đã tặng cho em.

2. Bài văn miêu tả con mèo

Meo… Meo… Em đang ngồi học bài thì Miu chạy lại làm nũng uốn cong lưng dịu đầu vào chân em. Miu đang cần người nựng và chơi cùng đây mà. Cũng may em đã làm xong bài tập về nhà, em cất sách vở gọn gàng và bế Miu lên lòng.

bai-van-mieu-ta-con-vat-van-mau-lop-4-2

Miêu tả con mèo

Miu là chú mèo 1 tuổi được mẹ em mua về làm bạn cùng em, vì em rất thích mèo mà. Mặc dù đã lớn, nhưng vẫn như ngày còn nhỏ, Miu rất thích làm nũng và thích được vuốt ve. Miu có bộ lông trắng như cục bông gòn với 2 mắt màu xanh tròn như 2 hòn bi ve. Đôi mắt ấy nhìn rất dễ thương nhưng lại trở thành 2 cái đèn pha vào ban đêm giúp Miu có thể nhìn rõ mọi vật dù không có ánh sáng. Đầu của Miu chỉ to bằng quả cam sành trên đó có đôi tai lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng. Chiếc mũi ướt hồng khi đánh hơi hay dụi dụi vào chân em rất dễ thương. Vũ khí bí mật của Miu chính ở bộ râu mép. Bộ râu mép giống như những chiếc ăng ten giúp Miu đánh hơi rất giỏi. Bố mẹ em còn bảo nếu bị mất đi bộ ria mép Miu sẽ rất buồn và khả năng xác định phương hướng sẽ kém đi rất nhiều.

Thân hình của Miu chỉ to bằng 1 cái chai rượu của ông ngoại nhưng lại rất cân đối. Khi Miu bước đi, lúc em thấy rất dịu dàng nhưng những lúc săn mồi lại như một chú hổ con.  Chiếc đuôi dài của Miu lúc lắc bên này bên kia mỗi khi chú ta bước đi. Bốn chân của Miu dài và mảnh lại rất linh hoạt nhờ những chiếc đệm đặc biệt bên dưới. Nhờ lớp đệm chân ấy nên Miu di chuyển nhẹ nhàng chẳng bao giờ phát ra tiếng động. Dấu đằng sau lớp đệm hồng đó là những móng vuốt vô cùng sắc nhọn. Móng vuốt của Miu chỉ giơ ra khi Miu bắt chuột hay cào móng thôi nhé.

Mỗi buổi sáng sớm, Miu thường lười biếng nằm dài ngoài ban công tắm nắng, chiếc lưỡi hồng xinh xắn liếm quanh bộ lông mượt mà. Miu rất thích ăn cá nên em thường để giành phần cá cho Miu. Mặc dù lười biếng và ngủ ngày, nhưng vào ban đêm Miu trở thành một chú mèo tinh quái, đi khắp nơi trong nhà em để tìm chuột. Cũng từ ngày có Miu đã chẳng còn một con chuột nào dám bén mảng đến nhà em nữa.

Có lần em thấy một con chuột ở sau thùng gạo, em rất sợ nhưng đã có Miu ở đây rồi. Miu thu người lại, chụm các chân để lấy đà và khi đã định vị được con mồi, Miu nhảy ra nhanh như tên bắn, giơ các móng vuốt của mình chộp lấy con chuột chẳng để nó kịp trở tay. Chỉ sau 1 tiếng chít yếu ớt, chuột ta đã nằm gọn trong móng vuốt của Miu rồi. Từ ngày có Miu, lũ chuột chẳng còn có cơ hội phá phách trong nhà em nữa.

Em rất yêu quý Miu và từ lâu chú đã trở thành một thành viên không thể thiếu của gia đình em. Em sẽ chăm sóc Miu thật tốt để Miu luôn được khỏe mạnh.

3. Bài văn miêu tả con gà trống

Nghỉ hè năm nào bố mẹ cũng cho em về quê thăm ông bà nội. Được về quê em rất vui, bởi em được gần ông bà và khám phá thêm nhiều điều thú vị chỉ nông thôn mới có. Trong kỳ nghỉ hè vừa rồi, điều khiến em ấn tượng nhất chính là chú gà trống mà ông bà em nuôi.

bai-van-mieu-ta-con-vat-van-mau-lop-4-3

Miêu tả con gà trống

Ngay sáng sớm đầu tiên ở quê, em đã được chú gà trống đánh thức dậy bằng tiếng gáy vang: ò… ó… o… Bố em bảo, trước đây bố chẳng bao giờ đi học muộn cũng nhờ tiếng gáy của những chú gà trống trong xóm, chứ không có đồng hồ báo thức như bây giờ.

Chú gà trống có vóc dáng to và khỏe, với dáng đi oai vệ như một chàng dũng sĩ chuẩn bị lâm trận. Toàn thân chú được bao phủ bởi một bộ lông màu đỏ tía xen lẫn màu xanh, đen vô cùng sặc sỡ và óng mượt như bôi một lớp dầu dừa lên vậy. Đầu của chú tròn như một trái chanh trên đó có đôi mắt nhỏ như 2 hạt ngô nhưng lúc nào cũng sáng lấp lánh vô cùng tinh anh. Chỉ nhìn qua ánh mắt thôi đã thấy sự oai dũng của chú gà rồi. Cái mỏ màu vàng, cứng như thép giúp chú gà trống bới mồi nhanh chóng và cả đánh kẻ thù khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Nổi bật trên đầu chú gà là chiếc màu màu đỏ chót như hoa trạng nguyên, rực rỡ dưới nắng hè.

Vì quá yêu thích chú gà, em được ông cho sờ thân mình của chú. Thân mình chú chắc nịch với bộ đuôi cong như cầu vồng bảy sắc. Đôi cánh chú dang rộng, đập xuống đất mỗi khi chú chuẩn bị cất tiếng gáy tạo ra luồng gió mạnh thổi bay lá cây bên dưới. Chú có một đôi chân vừa cao lại chắc chắn, ở phí sau của chân là 1 chiếc cựa dài, cứng như thép thể hiện chú đã là một con gà trống trưởng thành rồi đấy.

Em nghe ông kể, có lần đàn gà mái trong vườn kêu và chạy tán loạn, đàn gà con thì hoảng sợ kêu chíp chíp. Thì ra có lão diều hâu đang tấn công đàn gà. Chú gà trống liền nhanh nhẹn ưỡn ngực, khoe thân hình lực lưỡng oai phong trong tâm thế sẵn sàng lao vào chiến đấu. Diều hâu sà xuống liền bị chú ta lao lại dùng chiếc mỏ sắc mổ liên tiếp và chiếc cựa cứng đá vào người. Diều hâu sợ quá bỏ chạy và thế là gà trống đã bảo vệ được gà mái cùng các con của mình. Em càng thêm khâm phục sự dũng cảm của chú gà.

Vào mỗi buổi sáng, chú gà trống cất vang tiếng gáy để đánh thức ông mặt trời. Các chú công nhân thức dậy đi làm, các bác nông dân dậy ra ruộng, ông bà em cũng dậy để dọn dẹp nhà cửa, tập thể dục, ăn sáng và chuẩn bị ra vườn. Chú gà trống chăm chỉ dẫn đầu đàn gà ra vườn bới tìm thức ăn.

Một tháng nghỉ hè được ở quê cùng với ông bà nội trôi qua nhanh chóng. Lên đường trở về thành phố bắt đầu năm học mới, mỗi sáng thức dậy em đều nhớ tiếng gáy oai hùng, vang xa của chú gà trống.

Trên đây là những bài văn mẫu miêu tả con vật được sưu tầm của các bạn học sinh giỏi văn. Các em hãy tham khảo và bằng tình cảm, bằng suy nghĩ của mình viết ra những bài văn miêu tả thật hay đạt điểm cao nhé. Đừng quên nhờ bố mẹ hoặc cô giáo góp ý cho bài văn của mình hoàn chỉnh hơn, tiến bộ hơn khi làm những bài văn sau em nhé!

Xem thêm bài nguyên mẫu tại : Bài văn miêu tả con vật – Văn mẫu lớp 4


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thuyết minh về cây hoa mai – Văn mẫu lớp 8

Hoa mai – loài hoa đặc trưng ngày tết ở Việt Nam, đặc biệt rất phổ biến ở miền Nam. Để giúp các em học sinh lớp 8 có thể làm tốt hơn bài văn thuyết minh về cây mai cũng như các bài văn thuyết minh sự vật, sự việc khác, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách lập dàn ý cũng như những bài văn mẫu hay được chọn lọc dưới đây.

Gợi ý dàn ý thuyết minh cây hoa mai

1. Mở bài

Giới thiệu về cây hoa mai gắn liền với ngày tết Việt Nam.

2. Thân bài

  • Nguồn gốc của cây hoa mai, có những loại hoa mai nào?

Nguồn gốc của hoa mai từ loại cây rừng và được tiều phu đem về trồng.

Hoa mai có rất nhiều loại dựa vào màu sắc hay đặc điểm sẽ có cách phân loại khác nhau, trong đó mai vàng là loài hoa mai được ưa chuộng nhất ở Việt Nam.

  • Đặc tính và cách chăm sóc của cây hoa mai

Hoa mai có đặc tính kiên cường nên rất dễ chăm sóc. Đây là loài cây có khả năng thích ứng tốt với mọi điều kiện sống và ưa đất ẩm.

Nếu dùng hoa mai để chơi tết, cần chăm sóc cẩn thận và có kỹ thuật để hoa mai vàng nở rực rỡ đúng những ngày đầu năm.

  • Ý nghĩa của cây hoa mai đối với đời sống của người Việt Nam

Hoa mai là đại diện cho bậc chính nhân quân tử, là loài hoa đẹp đã đi vào thơ ca của người Việt.

Hoa mai còn là sứ giả của mùa xuân, trở thành biểu tượng may mắn, sung túc của năm mới mỗi dịp tết đến xuân về.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của cây hoa mai
  • Cảm nghĩ của em về cây hoa mai như thế nào

Những bài văn mẫu hay thuyết minh về cây hoa mai

1. Bài văn thuyết minh về cây hoa mai số 1

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nếu như người miền Bắc chơi những cành đào đỏ thì người miền Nam lại chuộng những cây mai vàng rực rỡ. Cũng không biết tự bao giờ, cây mai vàng đã trở thành hình ảnh thân thuộc, gắn liền với ngày tết cổ truyền Việt Nam.

thuyet-minh-ve-cay-hoa-mai-van-mau-lop-8-1

Thuyết minh về cây hoa mai

Không ai biết cây mai có tự khi nào, nhưng theo kể lại, mai vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ cổ xưa, người Trung Quốc đã rất coi trọng cây mai khi xếp mai vào nhóm: tuế tàn tam hữu để dùng hình ảnh loài cây này nói đến những bậc đại trượng phu, chính nhân quân tử. Xuất xứ của cây mai từ loài cây dại với khả năng sinh tồn tuyệt diệu, thích ứng tốt với mọi khí hậu khắc nghiệt và vẫn nở ra những bông hoa đẹp rực rỡ.

Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước và khí hậu mà thân cây mai có thể cao lớn lên đến 20 – 30m, rễ cây mai đâm sâu xuống lòng đất đến 3m. Lá cây mai thuộc dòng lá đơn, mọc so le với những phiến lá thuôn dài, mặt dưới của lá hơi ánh vàng. Hoa mai là dòng hoa lưỡng tính mọc thành chùm và được mọc ra từ nách lá. Ban đầu, bông hoa cái với kích thước lớn sẽ mọc ra trước. Khi hoa cái tàn, nở bung ra sẽ xuất hiện các chùm hoa con tăng trưởng rất nhanh.  Hoa mai có nhiều cánh khoảng 5 – 7 như cánh phương xếp chồng lên nhau, đan xen bao quanh nhụy hoa vàng. Quá trình nở và tàn của hoa mai thường diễn ra rất nhanh chỉ trong vòng khoảng 1 tuần. Ngày đẹp và rực rỡ nhất của hoa mai thường rơi vào ngày tứ 3 đến thứ 5 sau ngày hoa cái nở. Cây mai cũng có quả đấy nhé, quả mai vàng được kết tinh lại sau khi hoa tàn.

Nếu như miền Bắc có hoa đào thì miền Nam sẽ có hoa mai. Từ lâu, hoa mai được người Việt xem như biểu tượng của sự may mắn, giàu sang và phú quý nên được chơi rất nhiều vào ngày tết với mong muốn một năm mới thuận lợi, phát tài, phát lộc. Người dân ta cũng quan niệm, vào ngày tết, mai vàng nở càng nhiều cánh sẽ càng tốt, gia đình sẽ được sung túc cả năm. Trong những ngày tết, hình ảnh hoa mai nở rực rỡ gọi xuân về đã không còn xa lạ. Không khí ngày tết sẽ chẳng thể nào trọn vẹn nếu như thiếu đi cánh đào, cánh mai. Dường như hình ảnh cây mai đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam, để từ đó đi vào những bài thơ, câu hát đầy tha thiết. Hoàng Giáp thân quốc công Nguyễn Trung Ngạn đã từng nhìn mai lấy cảm hứng sáng tác những câu thơ thần:

Dã mai cốt cách nguyên phi tục

Hải hạc phong tư tự bất quần

(Ý nói vẻ đẹp của cây mai vốn chẳng vướng tục)

Không phải ngẫu nhiên người xưa coi cây mai như đại diện của bậc chính nhân quân tử. Bởi cây mai có rễ cắm câu vào lòng đất và không dễ bị gục ngã trước gió bão, và dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế nào, những bông hoa mai vẫn nở ra rực rỡ và thanh khiết. Người xưa cũng đã nói: mai hoa sắc bạch tuyết trung minh – hoa mai sắc trắng sáng trong  tuyết. Ngay cả giữa tuyết, sắc trắng của hoa mai vẫn nổi bật và không bị lu mờ.

Không chỉ có thi nhân yêu hoa mai, đến cả người thầy thuốc cũng mến chuộng loài hoa này. Hoa mai theo y học cổ truyền thường được dùng để chữa các chứng bệnh sốt cao, ho, viêm họng, sưng đau, chán ăn, bỏng, chóng mặt… rất hiệu quả lại lành tính. Ẩm thực cũng sử dụng loài hoa đặc biệt này để chế biến các món ăn ngon, đẹp mắt lại bổ dưỡng, đặc biệt khi kết hợp cùng các loại thực phẩm khác như thịt dê, hải sâm, cá chép…

Hoa mai không chỉ mang vẻ đẹp thanh khiết mà còn đại diện cho mùa xuân – mùa của sự bắt đầu, mùa của sự sống. Đặc biệt với những người con xa xứ, mỗi dịp tết đến xuân về lại nao nao nhớ tới hình ảnh hoa mai cùng không ít ăn tết đầm ấm và vui vẻ bên gia đình.

2. Bài văn thuyết minh về cây hoa mai số 2

Từ xa xưa, mỗi độ tết đến xuân về trên đất Việt, trong nhà của mỗi người dân Việt chẳng thể nào không xuất hiện một nhành đào hay một cây mai. Cây mai không đơn giản chỉ là một loại hoa trang trí mà còn đại diện cho đời sống tinh thần của người dân về một ước muốn cho năm mới được may mắn, sung túc và đủ đầy.

thuyet-minh-ve-cay-hoa-mai-van-mau-lop-8-2

Miêu tả về cây hoa mai

Nếu bạn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam hay có dịp ghé thăm vùng đất này vào ngày tết sẽ chẳng khó khăn để chiêm ngưỡng những chậu mai vàng rực rỡ khắp các phố phường và trong nhà người dân. Hoa mai cũng có nguồn gốc từ loài hoa dại trong rừng, sau đó được con người đem về trồng. Một cây mai nếu hợp khí hậu, thổ nhưỡng, trải qua năm tháng có thể cao đến 30 m và có bộ rễ đâm sâu trong lòng đất đến 3m với thân lớn nhiều người ôm. Nhưng khi hoa mai được trồng trong chậu kiểng lại có hình dáng nhỏ bé hơn, thích hợp để chưng trong nhà. Đặc biệt hiện nay người ta đã lai tạo ra nhiều giống mai khác nhau và còn tạo ra những kiểu dáng lạ mắt cho mai theo hình rồng, phụng, lân rất đẹp mắt. Càng những cây mai có thế đẹp sẽ càng có giá trị và cần người chăm bỏ công bỏ sức.

Họ hàng nhà mai kể không xuể. Nếu dựa vào màu sắc sẽ có mai vàng (hoàng mai), mai trắng (bạch mai), mai xanh (thanh mai), mai hồng (hồng mai). Còn dựa vào đặc điểm sẽ có mai tứ quý, mai chiếu thủy… Nhưng có lẽ phổ biến nhất với người Việt Nam là mai vàng mặc dù mai vàng chỉ nở vào dịp tết còn mai tứ quý lại nở quanh năm. Nhưng dù có khác nhau về màu sắc hay đặc điểm, họ hàng nhà mai đều chung những đức tính đặc trưng: ưa đất ẩm vừa, có khả năng bám sâu vào lòng đất, chịu được môi trường sống khắc nghiệt.

Ở Việt Nam, mai thường được dùng để chơi những ngày tết. Gia đình nào thích sự đơn giản sẽ chỉ đem 1 cành mai về cắm trong nhà, nhưng cũng có nhiều gia đình lại chưng cả chậu mai. Dù một chậu mai hay cành mai cũng được, nhưng tết nếu thiếu hoa mai sẽ chẳng phải không khí tết sum vầy theo đúng truyền thống dân tộc nữa rồi.

Hoa mai không mọc riêng lẻ mà mọc thành những chùm lớn từ nách của lá mai. Hoa mai có 5 đến 7 cánh mỏng manh xếp chồng lên nhau, ở giữa là nhụy vàng. Hoa mai không đỏ rực rỡ như hoa hồng cũng chẳng thơm ngát như hoa nhài, nhưng vẻ đẹp của hoa mai là một vẻ đẹp thanh khiết, rất riêng, rất cuốn hút lòng người đã làm biết bao thi sĩ phải say đắm. Chẳng phải quá ưu ái hoa mai, nên người xưa coi hoa mai là biểu tượng của bậc chính nhân quân tử. Ngay cả Cao Bá Quát cũng đã từng viết lên những câu thơ:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái hoa mai

(Mười năm chu du tìm gươm báu

Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai)

Hoa mai nở và cũng tàn nhanh. Một vòng đời của hoa mai chỉ trong vòng khoảng 5 đến 7 ngày. Chính vì thế để hoa mai nở đẹp và rực rỡ nhất vào đúng những ngày tết, người trồng mai cần biết cách tỉa lá vào tháng chạp, tưới nước đều đặn để mai cho ra những cành mai, lộc mai non và từ đó bung ra những chùm hoa vàng rực rỡ đón mừng năm mới.

Hoa mai hiện diện trong mỗi gia đình ngày tết đến xuân về sẽ mang lại may mắn và sự bình an. Không những thế, với đặc tính kiên cường, dù nắng hay mưa, dù khô hạn hay buốt giá, cây mai vẫn kiên cường để hiến dâng cho đời những chùm hoa đẹp còn là biểu tượng cho sự lịch lãm, thanh khiết của con người.

Chẳng biết tự bao giờ, cây hoa mai đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Bằng nét đẹp giản dị nhưng đầy thanh tao và dịu dàng, hoa mai – sư giả của mùa xuân phương Nam sẽ mãi là niềm tự hào của người dân đất Việt.

Có lẽ sẽ thật khó để có thể miêu tả, thuyết minh lột tả hết vẻ đẹp và ý nghĩa về loài hoa mai – loài hoa như bức tượng đài trong lòng người dân Việt Nam. Mong rằng với những bài văn mẫu được tuyển chọn trên đây sẽ giúp được các em học sinh biết cách làm văn thuyết minh nói chung và có cảm hứng để làm tốt bài văn thuyết minh về cây mai. Chúc các em đạt được điểm cao bài văn này.

Coi nguyên bài viết ở : Thuyết minh về cây hoa mai – Văn mẫu lớp 8


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Bài văn miêu tả dòng sông quê hương em- văn mẫu lớp 5

Là một quốc gia gắn liền với nền nông nghiệp trồng lúa nước, nên những con sông trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống của người dân ta. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các em những bài văn mẫu miêu tả dòng sông quê hương được tuyển chọn trong sách văn mẫu lớp 5 giúp các em có thể làm tốt hơn bài văn này nhé!

Gợi ý lập dàn ý miêu tả dòng sông

1. Mở bài

Giới thiệu dòng sông quê em: tên của dòng sông (nếu có), dòng sông đó ở nơi em sinh sống hay ở quê nội, quê ngoại?

2. Thân bài

Miêu tả về dòng sông:

- Hình dáng của dòng sông
- Hai bên bờ dòng sông
- Nước của dòng sông theo mùa thay đổi như thế nào
- Đời sống sinh vật dưới dòng sông ra sao

Miêu tả về đời sống con người quê em gắn liền với dòng sông:

- Dòng sông cho tôm cá với hình ảnh thân thuộc của bác nông dân kéo chài, kéo lưới.
- Ở mỗi bến nước người dân thường giặt giũ, ngồi hóng mát dưới gốc cây.
- Mỗi buổi chiều mùa hè trẻ em và người lớn tắm sông, nô đùa vui vẻ.

3. Kết bài

Nói về tình cảm của em với dòng sông quê hương.

Những bài văn mẫu hay miêu tả dòng sông

1. Bài văn miêu tả dòng sông số 1

Vậy là một năm học cũng đã trôi qua, bố mẹ lại đưa em về quê nội thăm ông bà. Ngày mai em được về quê rồi, cả đêm em háo hức không ngủ được vì mong gặp ông bà cũng rất nhớ dòng sông quê hương.

bai-van-mieu-ta-dong-song-1

Hình ảnh dòng sông quen thuộc

Về quê có rất nhiều điều mới lạ để em khám phá và một trong những điều ấy chính là dòng sông quê. Quê nội em cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam có lũy tre làng có dòng sông uốn lượn chảy quanh. Dòng sông này gắn liền với tuổi thơ của bố em, là nơi bố em đã sinh ra và lớn lên.

Em cũng không biết nguồn gốc của dòng sông này bắt đầu từ đâu, người dân quê em gọi nó bằng một cái tên thân thương: sông Đò. Dòng sông Đò như 1 dải lụa đào uốn lượn chảy quanh ngôi làng vô cùng mềm mại. Một bên của dòng sông là cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay và một bên là đường làng em.

Buổi sáng sớm, dòng sông lặng im và trầm ngâm trước tiếng gáy vang ò ó o của những chú gà trống, phản chiếu ánh nắng đang lên của ông mặt trời. Buổi trưa hè, khi ông mặt trời đã lên cao, dòng sông lúc này nước chảy lăn tăn hơi gợn sóng và lấp lánh như được phủ hàng ngàn viên pha lê trên bề mặt sông. Còn buổi chiều tà dòng sông lại trở nên sôi động, nhộn nhịp với đời sống của người dân làng. Buổi tối dòng sông tĩnh mĩnh, chỉ thi thoảng vang vọng tiếng ếch tiếng nhái kêu hay tiếng gõ mạn thuyền của bác thuyền chài.

Dưới lòng sông là một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng, phong phú với tôm với cá. Thi thoảng em nhìn thấy những chú cá bơi lượn sát mặt nước vô cùng sinh động, hay có những chú cá tinh nghịch còn nhảy hẳn lên mặt nước làm bắn tung những giọt nước nhỏ. Trôi lững lờ trên bề mặt dòng sông là những cây lục bình với hoa màu tím bắt mắt. Thi thoảng ở hai bên bờ sông, người dân còn tạo những bè rau muống dùng làm thức ăn cho heo.

Ông em bảo rằng, đời sống của dân làng từ xưa đến nay đều gắn liền với dòng sông này. Sông cho nước tưới tiêu cho ruộng đồng, nuôi lớn những cây lúa là hạt ngọc của trời đất, cho người dân của lương thực để ăn. Sông cho cá cho tôm để những bữa ăn của người dân thêm đậm đà, đủ chất và nhiều gia đình chài lười còn sống nhờ tôm cá của dòng sông.

Dòng sông còn là nơi cứ mỗi buổi chiều tà, phụ nữ thì ngồi trên bờ giặt giũ nói chuyện, trẻ em đàn ông sẽ xuống sông tắm mát và nô đùa vui vẻ. Những khung cảnh yên bình, thú vị này em chỉ có thể được tận mắt nhìn và được trải nghiệm khi về quê nội mà thôi. Em cũng được bố cho xuống sông tắm. Cảm giác được hòa mình vào dòng sông quê mát lạnh thật sự khiến em thích thú và nhớ mãi. Dường như cái oi ả mùa hè đều tan biến tại dòng sông quê.

Lần này về quê em đã nhờ bố chuẩn bị cả máy ảnh để em có thể lưu giữ những bức hình về dòng sông Đò quê em.

2. Bài văn miêu tả dòng sông số 2

Sinh ra và lớn lên ở làng quê Việt Nam, tuổi thơ của em gắn liền với cánh đồng lúa, với cánh diều vi vu và với dòng sông thân thuộc. Dòng sông quê em giống như một người mẹ hiền bao đời chăm lo cho những đứa con thôn làng.

Dòng sông quê em là một nhánh nhỏ của con sông Hồng đỏ nặng phù sa. Dòng sông như mái tóc mượt mà của người thiếu nữ uốn lượn và chảy quanh ngôi làng, bao bọc lấy ngôi làng của em. Em không biết dòng sông này chảy qua những đâu, nhưng chắc chắn rằng nó phải chảy qua rất nhiều xóm làng, qua rất nhiều cánh đồng xanh, qua rất nhiều bãi đồi.

bai-van-mieu-ta-dong-song-2

Dòng sông quê hương gắn liền với tuổi thơ

Mỗi mùa, dòng sông như thay một chiếc áo mới vô cùng sinh động. Mùa hè nước trong và sáng lấp lánh nhờ phản chiếu ánh mặt trời. Mùa thu nước sông lại trong vắt và yên bình. Mua đông dòng sông lại trầm ngâm mang một vẻ đẹp rất riêng. Còn mùa xuân, dòng sông như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài với nguồn sống dồi dào. Đặc biệt vào mùa hè, khi những cơn mưa rào đổ xuống, dòng sông có màu đỏ do đất cát, phù sa chảy xuống. Nhưng cũng rất nhanh chóng sau vài hôm khi mưa đã tạnh, nước dòng sông lại trở nên trong vắt.

Em rất thích được ngắm dòng sông vào buổi sáng sớm tinh mơ. Khi ấy em được nhìn những chú cá đi kiếm ăn, được nhìn những con ốc bám trên những thân cây khoai, thân rau muống mà chỉ cần chạm nhẹ chúng sẽ thu mình vào trong chiếc vỏ để chìm xuống. Vào sáng sớm cũng là lúc bắt đầu đi kiếm ăn của đàn vịt bơi tung tăng, của những chú bói cá sắc màu sặc sỡ. Một bên bờ sông là đường làng, người người hối hả bắt đầu nhiệm vụ ngày mới của mình: bác nông dân ra đồng, các bạn học sinh đi học, người đi chợ, người đi làm…Cùng với những rặng cây bên bờ sông, tất cả tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động.

Vào mùa hè, mỗi buổi chiều em cùng lũ trẻ trong xóm đều ra bến nước đầu làng dưới gốc đa để tắm sông. Dòng sông như một người mẹ hiền ôm lấy chúng em, cho chúng em thỏa sức nô đùa. Trong khi đó, những bác nông dân đi làm về tranh thủ nghỉ mát dưới gốc đa, những bà những mẹ lại tranh thủ giặt đồ.

Có lẽ sông chỉ thực sự yên tĩnh và ban đêm khi trăng đã lên. Dòng sông phải chiếu ánh trăng lung linh và thơ mộng vô cùng. Ông trăng lặn sâu xuống đáy sông tạo nên một khung cảnh khiến những ai có tâm hồn thi sĩ có thể xuất khẩu thành thơ.
Em rất yêu dòng sông quê em. Sau này dù lớn lên có đi đâu xa, em vẫn sẽ mãi lưu giữ bóng hình quê hương với dòng sông tuổi thơ.

3. Bài văn miêu tả dòng sông số 3

Mặc dù sinh ra ở quê, nhưng khi em bắt đầu vào lớp 1, bố mẹ chuyển công tác lên thành phố, em cũng theo bố mẹ lên thành phố sống từ đó. Mặc dù đã sống ở nơi thành thị tấp nập vài năm, nhưng mỗi lần nghỉ hè được về quê em vẫn vô cùng mong đợi và háo hức. Bởi em nhớ ông bà, nhớ làng xóm và đặc biệt nhớ dòng sông quê hương.

Dù có đi đâu, có thấy bao nhiêu dòng sông, em vẫn thấy con sông quê em là con sông đẹp nhất. Dòng sông bắt nguồn từ những con suối rừng Trường Sơn hùng vĩ. Sông chảy qua biết bao vùng đất, qua nhiều ruộng đồng, qua nhiều bãi bồi và lặng lẽ, trầm ngâm khi tới làng em. Ngay bên cạnh dòng sông là con đường chính của làng, vì thế bất cứ ai đi đâu hay về làng đều đi qua con đường bên cạnh dòng sông này.

Nhìn từ xa, con sông quê em giống như một con trăn khổng lồ uốn lượn quanh làng. Dòng sông dài bao nhiêu em không biết và cả các bô lão trong làng em cũng không biết được. Chỗ rộng nhất của dòng sông khi chảy qua làng em cũng chỉ khoảng vài mét mà thôi.

bai-van-mieu-ta-dong-song-3

Dòng sông hiền hoà như một người mẹ

Nước của dòng sông được thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, nước sông cạn và trong vắt dường như có thể nhìn thấy cả đáy với từng đàn cá tung tăng bơi lội. Vào mùa mưa, nước sông dâng cao và đổi màu thành màu đục. Đặc biệt, những đợt lũ đổ về, nước sông đỏ ngầu và giận giữ vô cùng đáng sợ. Thế nhưng, khi lũ đã qua đi, dòng sông lại trở về sự hiền hòa như một người mẹ hiền.

Dòng sông cung cấp nước cho ruộng đồng, như nguồn sữa mẹ nuôi lớn những cây lúa, cây khoai cây ngô cho người dân quê em có nguồn lương thực dồi dào. Không chỉ vậy, dưới lòng sông còn có cả một thế giới sinh vật phong phú từ tôm, cá, cua, ốc, trai… Hàng ngày, các bác thuyền chài nhẹ lướt con thuyền trên dòng sông để thả lưới bắt cá bắt tôm. Ông em bảo việc thả lưới được nhiều cá tôm hay không còn tùy vào con nước mà chỉ người có kinh nghiệm lâu năm mới biết được.

Hai bên bờ sông được dân làng trồng những cây cao lớn như cây liễu, cây phượng, cây bàng soi bóng xuống dòng sông. Nhưng đặc biệt nhất và trở thành nét đẹp, linh hồn làng quê có lẽ là cây đa cổ thụ cùng bến nước ngay đầu làng. Nghe nói, cây đa này được cụ tổ khai sinh ra làng trồng từ nhiều năm về trước. Mỗi khi đi làm đồng về, người dân quê em đều dừng lại ở đây rửa tay chân và ngồi dưới gốc đa nghỉ mát.

Đã là một đứa trẻ sinh ra ở làng quê với tuổi thơ gắn liền với dòng sông có lẽ chẳng một ai chưa từng tắm sông. Mỗi buổi chiều hè, lũ trẻ trong xóm lại rủ nhau tắm sông và nô đùa. Nước sông mát lành xua tan cái oi ả mùa hè và cả một khúc sông vang những tiếng cười giòn tan của lũ trẻ chúng em.

Dòng sông quê hương như một nét đẹp tuổi thơ mà đi đâu em cũng sẽ luôn nhớ về. Em rất yêu dòng sông quê em.

Trên đây là những bài văn mẫu miêu tả dòng sông hay, các em hãy tham khảo và tự viết một bài văn miêu tả dòng sông của mình nhé. Chúc các em đạt điểm cao!

Tham khảo thêm bài nguyên mẫu tại đây : Bài văn miêu tả dòng sông quê hương em- văn mẫu lớp 5


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

THỂ TÍCH KHỐI TRỤ

Hình trụ tròn là hình có hai mặt đáy là hai hình tròn song song với nhau và bằng nhau. Ta có thể thấy rất nhiều hình trụ được sử dụng trong thực tế có thể kể đến như: lon sữa bò, cốc uống nước, lọ hoa, thùng đựng nước,… Hình trụ được sử dụng khá phổ biến trong thực tế do đó cách tính thể tích hình trụ cũng được áp dụng rất nhiều trong thực tế. Để có thể tính được thể tích hình trụ thì bài viết dưới đây là một trong những bài viết mà các em không nên bỏ qua.

THỂ TÍCH KHỐI TRỤ

Để tính thể tích khối trụ, ta lấy chiều cao nhân với bình phương độ dài của bán kính hình tròn ở mặt đáy hình trụ và số pi.

V = π. r2. h

 

[caption id="attachment_2923" align="aligncenter" width="182"]Khối trụ Khối trụ[/caption]

Trong đó:

V là thể tích khối trụ có đơn vị là mét khối (m3)

r là bán kính hình tròn ở mặt đáy khối trụ

h là chiều cao của khối trụ

π là hằng số pi ( π = 3, 14)

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Tính thể tích của khối trụ biết khoảng cách giữa hai tâm đáy là a (cm) và đường kính của đáy là b(cm)

Bài tập về thể tích khối trụ

Bài 2: Cho hình chữ nhật ABCD có AC = 10cm, AB=6cm. Cho đường gấp khúc ABCD quay quanh AD ta được 1 hình trụ. Tính thể tích khối trụ được giới hạn bởi hình trụ trên.

Bài tập về thể tích khối trụ

Bài tập về thể tích khối trụ

Bài 3: Cho một hình trụ bất kỳ có bán kính mặt đáy r = 4 cm , trong khi đó, chiều cao nối từ đỉnh của hình trụ xuống đáy hình trụ có độ dài h = 8 cm . Hỏi thể tích của hình trụ này bằng bao nhiêu ?

Bài tập về thể tích khối trụ 3

Bài giải:

Bán kính mặt đáy hình trụ r = 4cm, chiều cao hình trụ h = 8cm. Áp dụng công thức tính thể tích hình trụ ta được kết quả như sau:

V = π x r2 x h = π x 42 x 8 = ~ 402 cm3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tham khảo thêm bài nguyên mẫu tại đây : THỂ TÍCH KHỐI TRỤ


by via Học Dễ - Giúp bạn học tập dễ dàng hơn - Feed